Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội 20054

(1) Tiếp cận tổng hợp, liên ngành giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Do mục tiêu của đề tài là “ Đánh giá, nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và ảnh hưởng từ phát triển đô thị lên các chức năng đó”. Có thể thấy rằng quá trình phát triển đô thị có nhiều mặt, trong đó việc phát triển đô thị đã kéo theo sự tăng dân số, chuyển đổi sử dụng đất, thu hút khách du lịch, tăng các loại hình dịch vụ… đã ngày càng gây sức ép và ảnh hưởng lớn tới các giá trị/ chức năng tại các khu vực ĐNN, đặc biệt tại các đô thị. Do đó nghiên cứu cần một tiếp cận tổng hợp, liên ngành tại khu vực nghiên cứu mới có thể giải quyết được vấn đề đặt ra của đề tài nghiên cứu.

(2) Tiếp cận hệ sinh thái

Tiếp cận HST là tập hợp những nguyên tắc (chiến lược) nhằm thúc đẩy quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học. Mục tiêu của tiếp cận HST là sử dụng HST mà không làm mất đi HST cùng các đặc trưng của nó.

Theo Lê Trọng Cúc (1998), Malby và cs. (1999), Pirot và cs. (2000), Smith và cs. (2003) thì tiếp cận HST có nghĩa là:

- Một chiến lược về quản lý tổng hợp đất, nước và tài nguyên sinh học nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững trong mối quan hệ bình đẳng;

- Tạo ra sự cân bằng hợp lý gữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐDSH và nhấn mạnh rằng sự đa dạng về văn hóa và sinh học là những yếu tố quan trong của cách tiếp cận HST.

- Một quá trình quy hoạch có sự tham gia của người dân qua cách quản lý và thích ứng. Quản lý phải bao gồm tất cả các bên liên quan và cân đối giữa quyền lợi địa phương với những bộ phận khác của xã hội.

- Thúc đẩy sự tham gia đồng đều của tất cả các lĩnh vực trong xã hội và nó phải phân quyền đến tận cấp thấp nhất thích hợp. Do đó, nó đem lại tính hiệu quả và công bằng lớn hơn.

- Tất cả các loại thông tin liên quan bao gồm khoa học và kiến thức bản địa, nhập kỹ thuật mới và cách thực hành. Tất cả các nguồn thông tin đều quan trọng cho những chiến lược quản lý HST hữu hiệu.

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái bao gồm:

(1) Mục tiêu của việc quản lý đất, nước và tài nguyên sinh vật là vấn đề lựa chọn của toàn xã hội.

(2) Việc quản lý cần được phân cấp rò ràng cho đến cấp thực hiện trực tiếp.


(3) Người trực tiếp quản lý HST cần quan tâm đến các ảnh hưởng của các hoạt động của mình đến HST lân cận

(4) Mục đích cuối cùng của việc quản lý HST là các giá trị kinh tế. Đó là:


(5) Giảm ảnh hưởng tiêu cực của thị trường lên ĐDSH.


(6) Khuyến khích bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững.


(7) Ước tính được chi phí và lợi ích của công tác bảo vệ.


(8) Quản lý phải giữ cho được cấu trúc và chức năng để HST tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài.

(9) HST phải được quản lý trong giới hạn các chức năng của nó.


(10) Việc quản lý phải dựa vào sự thay đổi của HST theo thời gian và không gian

(11) Cần phải có kế hoạch nhất quán, lâu dài để quản lý HST theo từng giai đoạn thay đổi tự nhiên.

(12) Quản lý HST cần nhớ là thay đổi sẽ không bao giờ có thể trở lại từ ban đầu.

(13) Quản lý cần nhằm đến sự cân bằng giữa các bên, kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên Đ DSH.

(14) Quản lý cần dựa trên mọi nguồn kiến thức, từ khoa học cho đến dân gian và áp dụng khôn ngoan, sáng tạo cho mỗi tình huống.

(15) Quản lý cần có sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội.


Trên cơ sở đó, mục tiêu hành động của quản lý bảo tồn trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái là (Pirot và cs (2000, trong Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2006):

(1) Miêu tả những thành phần cơ bản của HST.

(2) Phân tích chức năng, mối liên kết và ranh giới của HST.


(3) Phân tích những cơ hội và thách thức.


(4) Xác định mục đích quản lý HST.


(5) Đề xuất những biện pháp quản lý sẽ được tiến hành.


Đề tài với mục tiêu nghiên cứu hệ sinh thái Hồ Tây nên cần xem xét các khía cạnh có liên quan tới hệ sinh thái của hồ như ranh giới hệ sinh thái, các chức năng và giá trị của hệ sinh thái của hồ và đánh giá các ảnh hưởng cũng như sức ép mà hệ sinh thái hồ đang phải chịu tác động. Từ đó có những đánh giá và giải pháp phù hợp để sử dụng hợp lý và bền vững HST Hồ Tây.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp kế thừa tài liệu

Thu thập, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các dữ liệu từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể:

- Các số liệu được sử dụng trong phần tổng quan tài liệu là số liệu kế thừa và tổng hợp từ các tài liệu nhưng được lựa chọn trích dẫn để phân tích phù hợp theo góc độ nghiên cứu.

- Các số liệu thống kê liên quan tới địa bàn nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thống kê, các đề án phát triển kinh tế xã hội; các tài liệu, luận văn, báo cáo nghiên cứu về đô thị hóa, về ảnh hưởng của đô thi hóa tới môi trường Hồ Tây; các văn bản liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội, các thông tin báo chí.. .

Các số liệu, tài liệu, được thu thập chủ yếu tại quận Tây Hồ, khu vực Hồ Tây.


b. Phương pháp khảo sát thực địa

Nội dung của phương pháp bao gồm khảo sát điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, khảo sát hiện trạng sử, ranh giới của các loại hình sử dụng đất.

Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng quá trình khảo sát, ghi chép, chụp ảnh… Qua công việc này các dữ liệu được thu thập giúp có được những nhận định sơ bộ về hệ sinh thái Hồ Tây, tình hình phát triển đô thị tại quận Tây Hồ nói chung và khu vực Hồ Tây nói riêng, hiện trạng cũng như

những ảnh hưởng từ quá trình phát triển đô thị tới khu vực nghiên cứu.‌‌


c. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Tác giả đã phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, người dân địa phương. Qua đó đã có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thu thập được những thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, diện tích Hồ Tây, hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý, sử dụng đất ở quận Tây Hồ, các giá trị của Hồ Tây, cảnh đẹp khu vực Hồ Tây cũng như về nhận thức của cá nhân về giá trị/ chức năng của đất ngập nước khu vực Hồ Tây; đồng thời thấy được những sức ép từ phát triển đô thị trong những năm gần đây tới các chức năng hệ sinh thái Hồ Tây.

d. Phương pháp phân tích hệ thống

Mục đích của luận văn là nghiên cứu một hệ thống tập hợp các chuỗi vấn đề được liên kết với nhau theo một mắt xích. Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống giúp tác giả nhìn nhận được vấn đề nghiên cứu trong một tập hợp. Các vấn đề liên quan chủ yếu và thứ yếu đến đề tài được đặt trong một mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo ra cho tác giả một cách nhìn tổng quát, mạch lạc, rò ràng đối với vấn đề nghiên cứu.

e. Phương pháp trình bày số liệu

Tác giả đã sử dụng các bảng biểu để trình bày những số liệu thống kê bằng cách sử dụng phần mềm EXEL, WORD. Ngoài ra việc sử dụng hình ảnh, photo cũng được sử dụng để biểu diễn những thông tin cần thiết.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

3.1.3. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây

a. Vị trí địa lý và diện tích của Hồ Tây

Hồ Tây với hình dạng móng ngựa nằm ở phía tây bắc khu vực nội thành Hà Nội, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, hồ có tọa độ địa vĩ độ địa lý: 20004‟ - Bắc, 105050‟ - Đông, cao độ so với mặt nước biển của mực nước trong hồ là là 6m. Hồ giáp ranh với các phường của quận là Yên Phụ, Thụy Khê, Bưởi, Xuân La, Nhật Tân, Quảng An và một phần phường Quán Thánh; trong đó phía Bắc hồ giáp đê Yên Phụ - Từ Liêm, phía Nam giáp đường Thụy Khuê, phía Đông giáp đường Thanh Niên, phía Tây giáp đường Lạc Long Quân.

Về diện tích của Hồ Tây: Trong thời gian từ năm 1987 đến nay đã có nhiều số liệu về diện tích của Hồ Tây như số liệu của Sở địa chính (năm 1987) là 515 ha, số liệu của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố vào năm 1997 là 526,162 ha. Tuy nhiên số liệu gần đây nhất theo đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây” của BQL Hồ Tây thì diện tích của hồ như sau (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích mặt nước của Hồ Tây


Các vực nước

Diện tích (ha)

Hồ Tây (lớn)

519,753

Hồ nhỏ dài sau KS Thắng Lợi (hồ Vả)

3,985

Hồ sen Quảng An

3,779

Tổng diện tích của Hồ Tây

527,517

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 4

Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2012


Hồ Tây là hồ tự nhiên có chiều dài gần 3 km, rộng từ 1 – 2 km, độ sâu trung bình đạt từ 2 - 3m, trong đó phần hồ tại phía Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn phần hồ phía Đông Nam. Hồ Tây trước kia là một đoạn sông của sông Hồng, là hồ ngoại sinh và được hình thành do sự dịch chuyển của lòng sông Hồng trong Holocen muộn.

b. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Hồ Tây nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ T4 † T10, hướng gió thịnh hành nhất là hướng gió Đông Nam. Vào T6, T7 có nhiệt độ cao nhất. Khu vực này thường có gió bão vào đầu mùa hè. Mùa đông khô lạnh và ít mưa, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.

Nhiệt độ không khí ven hồ nhìn chung thấp hơn các khu vực khác trong thành phố, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (140C) và tháng 7 có nền nhiệt độ trung bình cao nhất (29,10C); tháng 4 và tháng 10 có nhiệt được coi là 2 tháng chuyển tiếp tạo cho Hồ Tây có 4 mùa phong phú. Nhiệt độ trung bình của nước trong khoảng từ 100C † 300C.

Độ ẩm không khí trung bình tháng dao động từ 80 † 90% và biến động theo mùa. Tổng lượng bức xạ trung bình nằm từ 111,5Kcal/cm2 đến 122,8Kcal/cm2. Lượng bức xạ mặt trời khu vực nghiên cứu khá phong phú.

Hướng gió thịnh nhành ở giữa hồ trong mùa đông là Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam. Tốc độ gió ở giữa hồ dao động từ 1,7 – 7m/s và đạt giá trị cực đại là là 7,3 † 12m/s.

Vào mùa mưa (Từ T5 † T10) tổng lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm (lượng mưa trung bình năm là 1.870 mm); mưa lớn nhất vào tháng 7 và thường có bão lớn, 16 ngày đến 18 ngày mưa với lượng trung bình 300 mm † 350 mm. Dung tích Hồ Tây ước tính khoảng 8,44 † 9 triệu m3. Bên cạnh lượng nước mưa, Hồ Tây còn tiếp nhận nước thải từ các vùng lưu vực qua các cống xả (xung quanh Hồ Tây là 8 cống thoát nước lớn cùng với các cống thoát nhỏ hơn phân bố đều xung quanh). Mực nước Hồ Tây thay đổi theo mùa, mùa nước cạn

trùng vào thời kỳ mùa khô, mùa có mực nước cao trùng với mùa mưa. (trích nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tài nguyên và sinh vật trong Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây”.


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và mật độ dân số

Theo số liệu được công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm 2011, dân số

quận Tây Hồ năm 2011 là 141.200 người, trong đó dân số nữ (72.200 người) là lớn hơn dân số nam (69.000 người), mật độ 5.968 người/km2. Có 6 phường liên quan trực tiếp đến Hồ Tây là: P. Thuỵ Khuê; P. Yên Phụ; P. Quảng An;

P. Nhật Tân; P. Xuân La; P. Bưởi.


So với toàn bộ Hà Nội thì dân số tại Tây Hồ có mật độ trung bình, tuy nhiên dân số tại đây có sự phân bố không đều. Dân cư tập trung đông tại phía Nam và Đông Nam thuộc địa bàn P. Quán Thánh, Trúc Bạch, Bưởi, Yên Phụ; ngược lại tại khu vực phía Bắc dân cư tập trung với mật độ thưa thớt hơn.

Dân cư tại khu vực quận Tây Hồ gồm có dân cư đã sống từ lâu đời tạo thành các làng như Yên Thái, Vòng Thị, Nghi Tàm. Bên cạnh đó còn có một lượng không nhỏ dân cư tự do đến công tác, làm việc và một lượng đáng kể khách du lịch tập trung tại các nhà nghỉ, khách sạn.

b. Điều kiện kinh tế

Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2%/năm; giá trị dịch vụ - du lịch, thương mại tăng bình quân 14,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm bình quân 3,8%/năm.

c. Công tác giáo dục - đào tạo và y tế

Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Đã có 11 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, có 8/8 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các vấn đề chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, quận Tây Hồ đã giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Hoạt động văn hóa thông tin

được đẩy mạnh và thực hiện có kết quả. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội, được nhân dân trong quận ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ. Nếu như năm 1996, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 78%, thì đến năm 2008 đã tăng lên trên 85%... .

d. Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh

Tây Hồ là vùng đất cổ có 62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31 di tích được xếp hạng di tích quốc gia như: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Ức Niên, chùa Kim Liên... Đây là những di tích lịch sử đẹp và rất có giá trị trong lịch sử.

Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với phạm vi rộng lớn và được coi là “lá phổi của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.

e. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tại khu vực Hồ Tây có thể được chia thành các khu vực với những đặc điểm như sau:

(1) Khu vực Đông Nam quanh hồ Trúc Bạch: Đây là khu vực có hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện. Phần lớn hệ thống cống thoát nước được xây dựng từ thời Pháp và thông qua hệ thống cống chính, sau đó đổ vào hồ Trúc Bạch qua cống Nguyễn Trường Tộ và cống Phạm Hồng Thái. Nhìn chung hệ thống cống do xây dựng từ lâu, lại ít được nâng cấp nên khả năng tiêu thoát nước kém, vào mùa mưa cống thường xuyên bị tắc gây nên tình trạng úng ngập cục bộ ở một số thời điểm.

(2) Khu vực phía Tây Nam Thụy Khê - Bưởi: Hệ thống CSHT như điện, nước, thoát nước đã có nhưng chưa đồng bộ. Riêng khu vực Thụy Khê, cống thoát và cấp nước sạch chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, các cống nhỏ và tiêu thoát nước kém. Cống Tàu Bay, mương Đò là cống thoát nước lớn nhất trong khu vực.

(3) Khu vực Bưởi: hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, không thông thoát thường xuyên nên luôn xảy ra ngập úng cục bộ vào những ngày mưa, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực. Trong khu vực này có cống Trích Sài là lớn nhất. Các hệ thống cống rãnh thuộc hai phường Bưởi và Thụy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022