Điều Kiện Cơ Bản Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tại Kbttn Đất Ngập Nước Vân Long


- Tài nguyên du lịch: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho hoạt động du lịch (động, thực vật đa dạng, đa dạng hệ sinh thái; cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn); du lịch nhân văn.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng, các điểm, tuyến tiềm năng tổ chức du lịch.

- Thực trạng công tác quản lý du lịch: bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ, lao động trong ngành du lịch (số lượng, chất lượng…).

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

- Phương pháp khảo sát thực địa: Đề tài tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu nhằm xác minh, đánh giá các thông tin thu thập trong quá trình kế thừa tài liệu, đồng thời bổ sung, cập nhật các thông tin mới. Trong quá trình khảo sát, đề tài tổ chức đi theo tuyến du lịch, đến các điểm du lịch, phối hợp phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.

* Xác định lượng rác thải : Điều tra lượng rác thải trong 10 ngày liên tiếp, lượng khách tương ứng trong những ngày đó. Bao gồm 2 tuyến có lượng khách đông nhất từ ngày 10/10 đến ngày 20/10/2016.

-Tuyến 1: đi từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Thanh Sơn Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái, theo đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả.

- Tuyến 2 : quan sát đàn Voọc quần đùi trắng. Có thể quan sát được đàn Voọc quần đùi trắng vào sáng sớm và hoàng hôn ở núi Đồng Quyển.

+ Xác định lượng rác thải bàng phương pháp cân trực tiếp.

+ Lượng khách du lịch trong ngày điều tra được kế thừa từ Trung tâm du

lịch.


+ Xác định mối liên hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Đối với du lịch sinh thái, một yếu tố quan

trọng đó là nắm được tâm lý, nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu du lịch và cách thức quản lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu. Để làm được điều này, cần phải thực hiện phỏng vấn nhanh và điều tra xã hội học.


Đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi mẫu phiếu từ 15 - 20 chỉ tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) phỏng vấn 3 đối tượng:‌

+ 100 phiếu dành cho du khách bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.

+ 50 phiếu dành cho cộng đồng dân cư.

+ 20 phiếu dành cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Các phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở áp dụng phương pháp thang đo thái độ Likert [19], với 5 mức độ để khảo sát mức độ đánh giá của các đối tượng được hỏi về các nội dung cần khảo sátmỗi cấp độ đánh giá tương ứng với một thang điểm cho trước để tính điểm (1 điểm - hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm - đồng ý một phần; 3 điểm - trung bình; 4 điểm -đồng ý; 5 điểm - rất đồng ý). Cụ thể như sau:


Mức đánh giá


Rất đồng ý


Đồng ý

Trung bình

Đồng ý 1 phần

Hoàn toàn không

đồng ý

Điểm đánh giá

5 điểm

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Mẫu phiếu khảo sát được nêu trong phần phụ lục.

Ngoài ra trong quá trình điều tra có những nội dung phát sinh không có trong mẫu phiếu, tiến hành phỏng vấn để bổ sung các thông tin, đồng thời giúp người điều tra tiếp cận hơn với các đối tượng điều tra nhằm xác minh tính chính xác của các thông tin thu thập được trong mẫu phiếu điều tra.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng đánh giá thực trạng tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long;

- Phương pháp so sánh: So sánh các yếu tố về lượng khách đến thăm Vân Long và doanh thu từ hoạt động du lịch giữa các năm từ năm 2010 đến năm 2012;

- Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT): Dựa vào các thông tin thu được từ điều kiện về tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng,


sự tham gia của người dân với hoạt động du lịch để lập sơ đồ SWOT để đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động du lịch của khu vực nghiên cứu, những mối tác động qua lại giữa phát triển du lịch với quản lý bảo tồn. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long sẽ được nhận diện để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh.


Chương 3‌

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI


3.1. Điều kiện cơ bản và tiềm năng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

KBTTNĐNN Vân Long có toạ độ địa lý: Từ 20020’55” đến 20025’45” vĩ độ bắc;Từ 105048’00” đến 105054’30” kinh độ đông.

- Ranh giới: Nằm trên địa bàn 07 xã gồm xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và xã Gia Thanh, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình[1, 13].

- Trụ sở văn phòng Ban quản lý đóng trên địa bàn thôn Tập Ninh, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (như Hình 3.1).

Hình 3 1 Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 3 1 1 2 1

Hình 3.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long


3.1.1.2. Địa hình


Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có kiểu địa hình ô trũng giữa các dòng sông và là một trong những ô trũng lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nằm về phía Đông Nam của Châu thổ Bắc. Các núi đá vôi khá đồ sộ chiếm gần ¾ diện tích khu BTTN, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Trên dãy núi này có đỉnh cao nhất là 428m. Bề mặt bị chia cắt mạnh, với dạng địa hình tiêu biểu là các sườn núi dốc đứng nối tiếp điệp trùng, các đỉnh lởm chởm đá tai mèo sắc, nhọn. ít thấy các thung lũng và các cánh đồng Karst lớn, mà thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10ha như thung Tranh... Dưới chân núi đá vôi thường có nhiều hàm ếch và các hang động ngập nước. Ranh giới giữa chân các dãy núi đá vôi và vùng đất trũng ngập nước còn xen kẽ một số đồi đá phiến thấp nằm rải rác trong khu vực với độ cao không vượt quá 50m.

3.1.1.3. Khí hậu - thuỷ văn

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có nhiệt độ bình quân năm biến động từ 23,30C - 23,40C. Mùa lạnh từ cuối tháng 11, kết thúc vào đầu tháng 3, chủ yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ nóng nhất trung bình vào tháng 7 >290C, nhiệt độ thấp nhất là 50C và cao nhất là 390C. Lượng mưa ở mức trung bình, biến động từ 1800mm - 1900mm, phân bố không đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88-90% tổng lượng mưa năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có ngày lượng mưa lên tới 451mm[1].

Hệ thống thuỷ văn: trong vùng có 3 hệ thống sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong khu BTTN, đó là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long với nhiều nhánh sông suối nhỏ như sông Lãng, sông Canh. Ngoài ra trong khu BTTN còn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép và một số hang động trong núi đá vôi cung cấp nước cho đầm Cút và đầm Vân Long. Đặc điểm của các sông lớn là có độ dốc nhỏ, uốn khúc quanh co và có nhiều sông nhỏ nối các sông lớn tạo nên một mạng lưới khá dày đặc.


3.1.1.4. Cơ cấu đất đai‌‌

Theo số liệu tổng hợp của phòng thống kê huyện Gia Viễn[22], tính đến hết năm 2015 tổng diện tích đất nông nghiệp của 7 xã thuộc khu bảo tồn là 6.559,1ha, chiếm 75,17% tổng diện tích tự nhiên của 7 xã (như hình 3.2).

Hình 3.2: Cơ cấu đất đai các xã thuộc KBTTNđất ngập nước Vân Long

Có thể thấy hiện

nay diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ

lệ lớn nhất với

6559,1ha.Trong đó, xã Gia Hưng có diện tích đất nông nghiệp là 1.373,34ha, chiếm 85,24% diện tích tự nhiên và xã có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là xã Gia Tân với 443,26ha, chiếm 55,83% diện tích tự nhiên. Nhìn chung các xã thuộc KBT đều có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn 55% tổng diện tích đất tự nhiên.

3.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động:

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long được quy hoạch trên diện tích của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh. Riêng xã Gia Hòa có 3 thôn: Vườn Thị, Gọng Vó và Đồi Ngô; xã Gia Hưng có 2 thôn: Hoa Tiên và Cọt còn nằm trong vùng lõi của KBT với 438 hộ, 2.573 nhân khẩu. Các thôn còn lại của 7 xã trên là vùng đệm của KBT[1].


Số liệu về diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống tại vùng đệm và vùng lõi KBTTNĐNN Vân Long được biểu hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống ởvùng lõi và vùng đệm khu BTTN đất ngập nước Vân Long



TT


Diện tích tự

nhiên( ha)

Dân số


Mật độ Ng/km

2

Lao động

Hộ nghèo

Tổng số hộ

Tổng nhân khẩu

Số người

Tỷ lệ (%)


Số hộ

Tỷ lệ (%)

I

Vùng lõi và

vùng đệm

8.727

13.676

48.221

553

23.400

48,53

1.329

9,72

1

Gia Hưng

1.611

1.739

6.367

395

3.456

54,28

230

13,23

2

Liên Sơn

671

1.596

5.689

848

2.823

49,62

161

10,09

3

Gia Hòa

2.783

2.134

8.349

300

3.944

47,24

98

4,59

4

Gia Vân

1.087

1.730

5.699

524

3.014

52,89

183

10,58

5

Gia Lập

898

2.291

7.512

837

3.473

46,23

187

8,16

6

Gia Tân

794

2.351

8.219

1035

3.898

47,43

293

12,46

7

Gia Thanh

883

1.835

6.386

723

2.792

43,72

177

9,65

II

Toàn

huyện GV

17.846

34.520

118.94

666

76.870

64,63

3.565

10,33

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Viễn năm 2015)

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số của 7 xã có 13.676 hộ với 48.221 nhân khẩu (dân). Xã ít dân nhất là xã Gia Vân 5.699 và xã nhiều dân nhất là Gia Hòa 8.349. Mật độ bình quân 553 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1.7%.Qua bảng 3.2 cũng cho thấy, diện tích các xã có tuyến du lịch chính khá lớn là xã Gia Hưng, Gia Hòa và xã Gia Vân. Số người trong độ tuổi lao động tương đối

cao tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại khu vực.

3.1.2.2. Đặc điểm phát triển y tế, văn hóa, giáo dục

- Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong 5 thôn vùng lõi khu BTTN đã có


4 thôn có y tá thôn (trừ thôn Cọt) nhưng trình độ chuyên môn chưa cao, trang thiết bị, thuốc men chưa được đầu tư. Trạm y tế cấp xã chưa đáp ứng đầy đủ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

- Giáo dục: 100% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường. Tất cả các xã trên địa bàn đều có trường Tiểu học và Trung học cơ sở, cơ sở vật chất trường học của 7 xã đều được xây mới, khang trang hơn với quy mô rộng hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của các em tại địa phương.

3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Thuỷ lợi: Công trình ngăn lũ đê Đầm Cút là công trình thuỷ lợi lớn nhất trong vùng. Trong một số dự án đã xây dựng được 03 trạm bơm. Các công trình này giúp nhân dân địa phương chống được lũ, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư.

- Giao thông nông thôn: Đã có 20km đường bê tông trên đê đầm Cút và 15 km đường bê tông bao quanh Khu bảo tồn, hầu hết các con đường liên thôn, liên xã cũng đã có đường bê tông.

- Cơ sở hạ tầng tại khu dịch vụ hành chính của KBT đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hạng mục như: Nhà trưng bày mẫu vật, khu chuyên gia, nhà giáo dục cộng đồng, vườn thực vật là điều kiện tốt phục vụ cho công tác quản lý, khai thác kinh doanh du lịch. Ngoài ra Ban quản lý KBT đã kêu gọi đầu tư được 08 Trạm bảo vệ rừng tại các địa điểm xung yếu của KBT. Các xã Gia Hưng, Gia Hòa và Gia Vân đã xây dựng được 3 bến thuyền phục vụ cho các hoạt động khai thác du lịch.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế trong khu vực

Hiện tại khu vực này, sản xuất thuần nông là chủ yếu, kinh tế du lịch bước đầu phát triển từ năm 2010, song không đồng đều và mới chỉ tập trung ở thôn Tập Ninh, xã Gia Vân. Tiểu thủ công và các ngành nghề khác chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp với 1.200.000đ/ tháng [22], đời sống của nhân dân khu vực lân cận KBT còn nhiều khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022