nghiên cứu.
Phát triển đô thị mà điển hình là quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của của quá trình công nghiệp hóa, là xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Đây là một tiến trình phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lưc lượng sản xuất, trong lối sống, văn hóa.
Các vùng đất ngập nước (ao hồ, sông suối…) tại các khu vực đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong quá trình phát triển đô thị tại các thành phố trên toàn thế giới. Các khu vực đất ngập nước có vai trò như: dự trữ nước ngầm, giảm thiểu ngập lụt, là sinh cảnh cho các loài động thực vật, giải trí và nuôi trồng thủy sản, nơi vui chơi giải trí và cung cấp các giá trị về kinh tế và văn hóa tinh thần… Tuy nhiên, việc phát triển đô thị cũng tác động ngược lại và các vùng đất ngập nước đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng từ những sức ép như sự ô nhiễm nước thải, rác thải và các nguồn ô nhiễm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng hệ sinh thái.
Kể từ khi Công ước Ramsar chính thức được công nhận là một khuôn khổ toàn cầu cho việc bảo vệ và bảo tồn ĐNN, việc quản lý HST này ngày càng thu hút được sừ quan tâm của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý. Trước kia nhiều quốc gia chưa coi trọng đất ngập nước và coi đó là “vùng đất chết” cần được khai hoang để canh tác nông nghiệp hay phục vụ các mực đích phát triển thì ngày nay càng có nhiều quốc gia nhận thức được vai trò quan trọng và các chức năng và giá trị của ĐNN để từ đó có các biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp.
Tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản; các nghiên cứu về ĐNN đô thị được tiến hành từ khá sớm do đây là các nước có tỷ lệ đô thị hóa cao, trình độ khoa học tiên tiến và cũng là những nước có nhiều đầm hồ trong thành phố. Các khía cạnh được nghiên cứu bao gồm: sinh thái học, chất lượng môi trường, kinh tế học, các giá trị văn hóa, thể chế chính sách… nhằm quản lý hiệu quả ĐNN đô thị, đặc biệt là hệ thống sông hồ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia tại khu vực Châu Á đi tiên phong trong nghiên cứu và quản lý hồ đô thị với chiến dịch cứu hồ vào năm 1990 với nhiều chương trình nghiên
cứu, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn các hồ ở đô thị.
Như vậy, có thể thể thấy rằng các nghiên cứu có tính chuyên ngành cho hệ thống sông hồ vùng đô thị đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, hiện còn thiếu những nghiên cứu mang tính liên ngành tổng hợp để từ đó đưa ra được các định hướng chiến lược cũng như các giải pháp thực tiễn cho quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước đô thị, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa tăng nhanh và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.3. Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 1
- Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 2
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội
- Một Số Hình Ảnh Về Cơ Sở Hạ Tầng Khu Vực Quanh Hồ
- Số Lượng Loài Và Họ Của Các Nghành Nhóm Đvkxscl Ở Hồ Tây
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Từ việc là một nước cơ bản là nông nghiệp với số lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số, cho tới những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam vẫn còn là đất nước có tỷ lệ đô thị hóa không cao (17 - 18%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên quy mô toàn quốc (năm 2007 tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%; năm 2010 đạt 30% và dự báo đến năm 2030 là 44% (UN, 2010). Sự phát triển đô thị này được thể hiện qua các yếu tố như: dân số tại đô thị tăng lên nhanh chóng, hàng loạt cơ sở hạ tầng được hình thành và xây dựng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động rò rệt, sự gia tăng dân số tại các khu vực trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam (VD: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng còn có nhiều mặt tiêu cực có thể kể ra như:
(1) Quá trình phát triển đô thị gây ra các vấn đề về xã hội (như tệ nạn xã hội, sức ép dân số, nghề nghiệp…) và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật.
(2) Phát triển đô thị và đô thị hóa của một vùng kéo theo sự thay đổi của kinh tế, xã hội và cả chính trị của vùng đó.
(3) Đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh là nguyên nhân gây nên những biến đổi môi trường và xã hội một cách sâu sắc.
(4) Quá trình phát triển đô thị nhanh tạo ra những áp lực lên khả năng cung cấp năng lượng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông, vệ sinh môi trường (rác thải, nước thải, tài nguyên thiên nhiên…) và an ninh. Ngoài ra việc dân số gia tăng cũng làm gia tăng sự ô nhiễm và thiếu hụt các dịch vụ cơ bản như nhà ở, điện nước…và các nhu cầu khác.
Hà Nội là thành phố nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng và được mệnh danh là thành phố của sông, hồ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và để xứng đáng với đầu tầu kinh tế của vùng đồng bằng bắc bộ. Kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi to lớn, tốc độ đô thị hóa của thành phố so với những tỉnh thành khác là rất cao (20 - 30% vào năm 2010) và ước tính từ 55 - 60% vào năm 2020 (Ngô Thắng Lợi, 2010). Với sự phát triển đô thị nhanh chóng thì bên cạnh những mặt tích cực đã thấy rò thì cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: sự di cư mạnh từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực về dân số và phân bố dân số, sự phát triển hạ tầng đô thị gây sức ép lớn đến tài nguyên đất đai, nguồn nước và các tài nguyên sinh học khác; sức ép về ô nhiễm môi trường và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội… .
Các khu vực đất ngập nước (điển hình là các ao hồ, sông ngòi) từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển của thành phố Hà Nội và là một bộ phận quan trọng đối với cuộc sống của người dân của thủ đô. Trong bối cảnh phát triển đô thị và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay. Các vùng đất ngập nước của Hà Nội đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn mà điển hình là bị san lấp gây thu hẹp diện tích để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đường xá; ngoài ra hầu hết các ao hồ tại thủ đô chỉ có vai trò như là một nơi chứa nước thải, chất thải rắn… từ các hoạt động kinh tế xã hội. Các chức năng của hệ sinh thái và vai trò của hệ sinh thái đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc nghiên cứu vấn đề đô thị hóa của Hà Nội trong mối liên quan tới chất lượng môi trường nói chung và bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng đã được tiến hành thực hiện trong những năm 1990. Nhiều nghiên cứu mang tính đơn ngành và chuyên sâu đã được thực hiện như nghiên cứu về chất lượng
nước, chất lượng môi trường sông hồ Hà Nội (Dương Đức Tiến, 2002; Lê Thu Hà, 2005; Trần Đức Hạ, 2007; Đặng Thị Sy, 1998; Trịnh Thị Thanh, 2010). Đặc biệt, trong các năm 2002 - 2003, dưới sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành Dự án “Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội” Dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ sinh thái ĐNN Hà Nội và thúc đẩy sử dụng bền vững đất ngập nước Hà Nội thông qua các hoạt động chính là: (1) Điều tra, khảo sát hiện trạng của các hồ Hà Nội;
(2) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn Hà Nội; và (3) Xây dựng và đệ trình Bản thảo đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn và quản lý bền vững đất ngập nước Hà Nội. Trong vài năm gần đây, hệ thống ao hồ và sông ngòi của Hà Nội đã được quan tâm đặc biệt trong các công trình nghiên cứu thuộc mảng khoa học xã hội, nhất là các nhà sử học, các nhà địa lý và qui hoạch đô thị. Đã có những nghiên cứu chuyên sâu về giá trị lịch sử (Céline Pierdet, 2003; Nguyễn Vinh Phúc, 2009, 2010…) giá trị văn hóa, giá trị tâm linh của Hồ Tây, Hồ Gươm, sông Hồng (Nguyễn Vinh Phúc, 2003, 2004, 2010…) hay nghiên cứu về sông hồ Hà Nội dưới góc độ qui hoạch đô thị (Viện Qui hoạch Kiến trúc đô thị, 2008; Kelly Shannon, 2009a, 2009b… ) và mối liên quan giữa hồ với chất lượng cuộc sống (Sawaki và nnk, 2010). Những khó khăn thách thức và bất cập trong quản lý hồ Hà Nội đã được nghiên cứu ngày càng nhiều (Hoàng Văn Thắng và nnk, 2003; Trương Quang Hải, 2006; Trương Quang Hải, 2009; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn, 2010; Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, 2010...) với mong muốn đề xuất và hiện thực hóa các thể chế và văn bản pháp qui về quản lý và sử dụng hợp lý hệ thống sông hồ ở Hà Nội (Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Quang Ngọc, 2011).
1.4. Các nghiên cứu liên quan tới Hồ Tây
Hồ Tây là hồ nằm ở phía Tây Bắc trong lòng nội thành TP. Hà Nội với diện tích khoảng 527ha với độ sâu trung bình của hồ khoảng 1,6 - 2m. Hồ là nơi gắn liền với biết bao truyền thuyết lịch sử và cũng là nơi chứa đựng và cung cấp các giá trị đa dạng sinh học phong phú, đa dạng; xung quanh hồ là các di tích lịch sử quan trọng có giá trị cùng với các khu dân cư sinh sống lâu đời. Trong
những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, Hồ Tây là nơi diễn ra các hoạt động giải trí, du lịch và dịch vụ... . Hồ Tây là một phần không thể tách rời của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Trong quá trình phát triển đô thị mà đặc trưng là đô thị hóa. Các hoạt động phát triển đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng và khu vực Hồ Tây cũng không phải là một ngoại lệ. Việc phát triển đô thị mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển cũng như cải thiện đời sống của người dân, tuy nhiên phát triển đô thị tại khu vực thành phố Hà Nội nói chung và khu vực Tây Hồ nói riêng cũng đã và đang tạo ra những sức ép đáng kể lên đất ngập nước Hồ Tây, những sức ép đó là ô nhiễm môi trường, mất nơi sinh sống của sinh vật, thu hẹp diện tích, suy giảm các chức năng hệ sinh thái… . Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ vô cung nguy cấp về các vấn đề liên quan tới môi trường.
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về Hồ Tây với mục đích khảo sát đánh giá, cải thiện môi trường hồ và quản lý sử dụng bền vững hồ, cụ thể có thể kể ra như sau:
(1) Dự án điều tra cơ bản về môi trường và các giải pháp bảo vệ khu vực Hồ Tây vào năm 1997 – 1998 do Viện ST&TNSV thực hiện. Hiện trạng môi trường nước Hồ Tây được ghi nhận với hầu hết các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá và vi sinh vật và biến động theo thời gian (mùa khô, mùa mưa) và không gian theo từng vùng hồ, theo tầng mặt và tầng đáy. Các kết quả khảo sát cho thấy đã có sự ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực ven bờ Hồ Tây. Những nguyên nhân cơ bản của sự ô nhiễm là nước thải sinh hoạt, đặc biệt thời đó là từ một số cống thải như nước thải từ cống Tầu bay vào Hồ Tây.
(2) Báo cáo Quy hoạch môi trường vùng Hồ Tây – Hà Nội đến năm 2020 thực hiện vào năm 1999;
(3) Đề tài Điều tra ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến chất lượng Hồ Tây thực hiện vào năm 2000;
(4) Điều tra, đo đạc một số yếu tố môi trường nước theo phương pháp đo trực tiếp liên tục bằng các đầu dò điện cực phối hợp với hệ thống GIS ở trên thuyền
của Wong, Lê Quốc Hùng và cộng sự ở Viện Hoá học, Viện KHCNVN thực hiện trong năm 2001. Các thông số môi trường như pH, nhiệt độ, EC, DO, độ đục và độ dẫn điện. Ngoài ra, còn thu mẫu nước để phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng như NO2, NO3, NH4, SiO2…, các kim loại nặng, dầu trong nước, thuốc bảo vệ thực vật. Các kết quả phân tích của nhóm tác giả này cho thấy Hồ Tây ở trong tình trạng phú dưỡng. Nhiều chỉ tiêu môi trường về kim loại nặng, coliform trong nước, trầm tích và sinh vật (trai, ốc, cá chép) cao vượt quá mức cho phép so với các tiêu chuẩn Việt Nam, Canada, Úc...
(5) Trong nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008 về mô hình hoá hệ sinh thái Hồ Tây, tác giả Lưu Lan Hương và cộng sự đã tiến hành khảo sát chất lượng nước Hồ Tây tại 5 điểm thu mẫu ven bờ và 1 điểm giữa hồ. Các kết quả phân tích một số chỉ số môi trường nước như DO, BOD5, độ đục, NO3-,
NO2- và NH4+ đều đạt tiêu chuẩn loại B (tiêu chuẩn 5942). Trong khi hàm
lượng COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
(6) Dự án “Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội” được trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Thế Giới được tiến hành thực hiện trong các năm 2002 – 2003. Dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ sinh thái ĐNN Hà Nội và thúc đẩy sử dụng bền vững đất ngập nước Hà Nội thông qua các hoạt động chính là: 1) Điều tra/khảo sát hiện trạng của các hồ Hà Nội trong đó đặc biệt lưu ý tới Hồ Tây; 2) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn Hà Nội; và 3) Xây dựng và đệ trình Bản thảo đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn và quản lý bền vững đất ngập nước Hà Nội.
(7) Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái Hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý” được thực hiện vào năm 2012. Các kết quả khảo sát tổng hợp về môi trường nước, trầm tích và sinh học, sinh thái Hồ Tây và vùng lưu vực cho thấy: Khu hệ thuỷ sinh vật Hồ Tây khá đa dạng về thành phần loài và là một hồ có năng xuất sinh học cao, môi trường nước và trầm tích Hồ Tây về cơ bản là vực nước bị phú dưỡng, có những biểu hiển của ô nhiễm hữu cơ ở các vùng nước gần các cống thải vào hồ.
Hàm lượng các kim loại nặng ở nước và trầm tích hồ đều ở dưới mức cho phép nhưng đáng lưu ý là các loài động vật thân mềm trong hồ có hàm lượng As, Cd và Pb đều cao hơn giới hạn trên do Bộ Y tế và EU quy định cho trai, ốc dùng làm thực phẩm. Các nguyên nhân làm phú dưỡng hồ là lượng nước thải dân cư không được xử lý đổ vào hồ, độ dày lớp bùn đáy hồ ngày càng lớn, đặc biệt ở khu vực gần các cửa cống thải, làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Các cống trên đường Thuỵ Khê như cống Tàu Bay và cống phía sau trường THCS Chu Văn An là những nguồn nước thải dinh dưỡng cao nhất vào hồ.
Hầu hết các kết quả điều tra, nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy môi trường nước Hồ Tây ở tình trạng phú dưỡng, một số khu vực hồ bị ô nhiễm hữu cơ. Về thuỷ sinh vật, đặc điểm mật độ tảo cao vào các thời kỳ điều tra cho thấy có sự nở rộ thực vật nổi, biểu thi sự phú dưỡng của nước hồ. Tuy vậy, các kết quả điều tra cho thấy ở Hồ Tây động vật thân mềm là ốc vặn, trai và giáp xác là tôm càng vẫn còn với số lượng khá nhiều, nhưng trong thời gian gần đây đã có chiều hướng giảm cả về số lượng và chất lượng.
Những nghiên cứu kể trên đã tập trung vào nghiên cứu về hiện trạng, chất lượng môi trường và đề ra những giải pháp để bảo vệ Hồ Tây; tuy nhiên việc xem xét tới những nguyên nhân sâu xa, những yếu tố tổng thể ảnh hưởng tới chất lượng môi trường cũng như ảnh hưởng tới các chức năng/ giá trị hệ sinh thái ĐNN của Hồ Tây để từ đó có được những giải pháp hiệu quả cải từng bước cải thiện môi trường hồ vẫn chưa được xem xét và đánh giá đầy đủ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của việc phát triển đô thị tới chức năng của hệ sinh thái là rất quan trọng. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và xem xét các ảnh hưởng của phát triển đô thị tại địa bàn quận Tây Hồ tới các chức năng của Hồ Tây – một khu vực đất ngập nước quan trọng của thủ đô (với rất nhiều giá trị/chức năng). Việc nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để phát huy các giá trị/ chức năng đó, góp phần vào việc phát triển bền vững thủ đô nói chung và của Hồ Tây nói riêng.
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khu vực Hồ Tây thuộc địa bàn quận Tây Hồ trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực mặt nước và khu vực xung quanh Hồ Tây.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Hà Nội và vị trí của Hồ Tây
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, 2012 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 4 † 12/2012. Các số liệu, thông tin trong đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian quá trình phát triển đô thị những năm gần đây.
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Có 2 hướng tiếp cận trong đề tài, đó là tiếp cận tổng hợp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành và tiếp cận hệ sinh thái.