Sự Khác Biệt Trong Công Tác Đổ Thải Tại Việt Nam Và Các Nước Công Nghiệp Phát Triển


Hình 1 6 Khai thác than ở Quảng Ninh Hình 1 7 Khai thác Titan ở Bình Thuận Hình 1 8 1

Hình 1.6 Khai thác than ở Quảng Ninh

Hình 1 7 Khai thác Titan ở Bình Thuận Hình 1 8 Khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên 2

Hình 1.7 Khai thác Titan ở Bình Thuận


Hình 1.8 Khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên


Hình 1.9 Khai thác Apatit ở Lào Cai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trong những năm qua cũng như hiện nay, khai thác than lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của ngành than. Theo thống kê, sản lượng khai thác lộ thiên trong những năm gần đây chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành.

Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100 1000 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa với sản lượng khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm.

Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thống hào mở vỉa bám vách vỉa than, riêng khu vực Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu mở vỉa bằng hào trong than, còn khu Đông Thắng Lợi - Cọc Sáu và Lộ Trí - Đèo Nai hiện nay đang khai thác từ trụ sang vách vỉa. Thiết bị đào hào là máy xúc thuỷ lực gầu ngược phối hợp với máy xúc gầu

thẳng EKG. Chiều rộng đáy hào 2 4m đối với máy xúc thuỷ lực gầu ngược và 18

20m đối với máy xúc gầu thẳng. Trong những năm gần đây các mỏ (đối với một số mỏ khai thác dưới mức thoát nước tự chảy như: Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo, Khánh Hoà và Na Dương) đã áp dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược để kết hợp đào hào mở vỉa, tháo khô đáy mỏ và tăng cường tốc độ xuống sâu đạt kết quả rất tốt, tốc độ xuống sâu đạt bình quân 6 15m/n, thậm chí có mỏ đạt trên 20m/n. [11]

Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như vậy, thì việc cải tạo, phục hồi môi trường luôn đặt ra những thách thức đối với các đơn vị khai thác khoáng sản. Đặc biệt trong ngành khai thác than với hình thức lộ thiên sẽ gây ra những áp lực lớn đối với môi trường và xã hội. Thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường là yêu cầu vô cùng cấp thiết đối với việc khai thác than lộ thiên tại các vùng mỏ.

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường đối với ngành công nghiệp khai thác than tại Việt Nam có nhiều ý nghĩa, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, góp phần cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó công tác cải tạo, phục hồi môi trường liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Tại các vùng khai thác than, việc cải tạo, phục hồi môi trường hiện nay là cải tạo bãi thải, san lấp, trồng rừng và có đặc điểm như sau: Hầu hết các mỏ khai thác lộ thiên còn đang khai thác nên công tác cải tạo, phục hồi môi trường chưa được thực hiện tổng thể. Không có quy hoạch và thiết kế cải tạo, phục hồi môi trường từ trước nên các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải hiện nay chỉ mang tính tình thế, tạm thời.

Vì vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác than đối với môi trường, cải thiện điều kiện vi khí hậu cần xây dựng một quy trình cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác than lộ thiên. Nhưng đối với một khu vực cụ thể hoạt động tái

tạo cảnh quan có thể thực hiện theo nhiều hướng khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng và quy hoạch chung của vùng.

Hiện nay công tác cải tạo, phục hồi môi trường cho mỏ lộ thiên tại Việt Nam đang được triển khai và đã có kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hầu hết các mỏ than lộ thiên tại Việt Nam đang trong giai đoạn hoạt động, bên cạnh đó các đơn vị khai thác hiện nay đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải cao, các bãi thải thường có chiều cao khoảng từ 60 ÷ 80 m, có nơi lên tới 250m; góc dốc sườn bãi thải tương đối lớn (30o ÷ 40o) nên việc cải tạo, phục hồi môi trường gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 1.2 Sự khác biệt trong công tác đổ thải tại Việt Nam và các nước công nghiệp phát triển


Nội dung

Công nghệ đổ thải bãi thải cao (Áp dụng tại Việt Nam)

Công nghệ đổ thải bãi thải phân lớp (Áp dụng tại các

nước phát triển)

Phương pháp

đổ thải

Từ trên cao đổ xuống, không

phải dịch chuyển điểm đổ thải

Từ thấp lên cao, từ ngoài vào

trong

Chiếm dụng

đất

Diện tích chiếm dụng nhỏ

Diện tích chiếm dụng lớn

Chi phí đổ

thải

Tiết kiệm hơn so với đổ phân lớp

Tăng chi phí so với đổ thải bãi

thải cao

Tác động đến môi trường

Nguồn tạo bụi, xói lở, tác động

xấu đến môi trường trong suốt thời gian vận hành bãi thải

Hạn chế các tác động xấu tới

môi trường ngay trong quá trình đổ thải

Thời điểm có thể cải tạo

môi trường


Sau khi dừng đổ thải


Ngay trong quá trình đổ thải

Thành phần chủ yếu của vật liệu trên các bãi thải mỏ lộ thiên là đất đá do nổ mìn, gồm: Đất đá thải mỏ, cát kết, bột kết, sét kết và đất phủ. Vì vậy, đất đá bãi thải có sự liên kết kém, dễ bị phong hóa, chảy nhão, trượt lở, độ bền cơ học giảm…, gây

khó khăn cho việc ổn định sườn bãi thải. Bên cạnh đó trong quá trình khai thác, lớp đất phủ bề mặt không được thu hồi lại mà đổ lẫn cùng đất đá thải nên bề mặt bãi thải thuộc loại đất nghèo chất dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phủ xanh bề mặt bãi thải.

Ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Trong hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường về mặt kỹ thuật hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạ thấp góc dốc sườn tầng các bãi thải do diện tích đổ thải bị hạn chế. Việc tạo phân tầng chỉ được thực hiện bằng phương pháp đổ cạp thêm. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết biến động bất thường, bãi thải không giữ được ổn định, dễ bị trôi trượt, xói lở. Bên cạnh đó, do điều kiện tài chính hạn chế, việc cải tạo các bãi thải mỏ than hiện nay mới chỉ mang tính chất giải quyết tình thế mà chưa tính tới làm đẹp, tạo hình cảnh quan.

1.4 Tổng quan về cải tạo, phục hồi môi trường đối với mỏ than Ngã Hai

Hiện nay tại khu vực mỏ than Ngã Hai Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin có 04 dự án khai thác than tại khu vực trên, gồm: Dự án điều chỉnh mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai từ mức -50 đến lộ vỉa; Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -50 mỏ than Ngã Hai; Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai và Dự án duy trì mở rộng khai thác than lộ thiên mỏ than Ngã Hai. Bên cạnh đó xung quanh khu mỏ Ngã Hai còn có một số Công ty đang khai thác than như Công ty TNHH MTV 35 – Tổng Công ty Đông Bắc (Dự án khai thác mỏ than Tây Bắc Ngã Hai); Xí nghiệp than Khe Tam – Công ty TNHH MTV than Hạ Long (Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ than Đông Bắc Ngã Hai); Công ty TNHH MTV than Dương Huy (Dự án khai lò giếng khu vực Khe Tam – Công ty than Dương Huy)...

Mỏ than Ngã Hai thuộc xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 17,6 Km2 bao gồm 35 vỉa than và một số bãi thải phục vụ cho việc khai thác (Nguồn: Quyết định số 1871/QĐ-HĐQT ngày 08/08/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về khu vực

tài nguyên than giao cho Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin). Ranh giới mỏ than Ngã Hai được xác định như sau: [6]

+ Phía Đông giáp với mỏ Nam Khe Tam.

+ Phía Tây giáp với mỏ Tây Bắc Ngã Hai.

+ Phía Nam giáp với mỏ Tây Khe Sim.

+ Phía Bắc giáp với mỏ Khe Tam.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV than Quang Hanh đang tiến hành khai thác than tại khu vực mỏ Ngã Hai với tổng số 04 dự án (Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -50 mỏ than Ngã Hai; Dự án điều chỉnh mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai từ mức -50 đến lộ vỉa; Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai và Dự án duy trì mở rộng khai than than lộ thiên mỏ than Ngã Hai) với tổng sản lượng 1,3 triệu tấn năm. Tuổi thọ mỏ hầm lò từ mức -50 ÷ LV sẽ kết thúc vào năm 2015, vì vậy hiện nay mỏ đang thực hiện đào lò khai thông cho tầng dưới -50 theo dự án Đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới -50. Dự án duy trì mở rộng khai thác than lộ thiên cũng đang thực hiện khai thác than lộ thiên lộ vỉa tại khu A6 và A9.

Hiện tại mỏ than Ngã Hai vẫn chưa thực hiện được việc cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án duy trì mở rộng khai thác than lộ thiên do mặt bằng còn đang khai thác và đổ thải của một số công ty như Công ty TNHH MTV 35, Công ty than Hạ Long...Công ty TNHH MTV than Quang Hanh cũng đã tiến hành xây dựng kè chắn đất đá, hệ thống mương rãnh thoát nước, gia cố bãi thải để phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường sau khai thác.


CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là toàn bộ khu vực khai thác than lộ thiên mỏ than Ngã Hai của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin thuộc xã Dương Huy, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Các khu vực tiến hành điều tra, khảo sát:

- Khu vực Tây Bắc Ngã Hai

- Khu vực Đông Bắc Ngã Hai

- Bãi Thải trong A6, A9, B1

- Khu vực mặt bằng cửa lò +27, +20, Mặt bằng kho than +21...

- Khu vực moong khai thác mỏ than Ngã Hai

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2012 – 10/2013 (10 tháng). Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, các số liệu được cập nhật sát với thời gian nghiên cứu, nhằm đưa ra những thông tin gần nhất phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quy hoạch môi trường, quy hoạch phát triển ngành than.

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1. Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc cải tạo, phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác than lộ thiên tại mỏ than Ngã Hai.

2. Hiện trạng môi trường khu mỏ than Ngã Hai, nghiên cứu các giải pháp công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác lộ thiên.

3. Đề xuất các giải pháp, phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với mỏ than Ngã Hai.


2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận

- Phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với mỏ than lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng axit mỏ [10,12]

a) Để lại địa hình có hình dạng hố mỏ, có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể hoặc tạo thành một hồ chứa nước, có đê bao ngăn súc vật vào;

b) Để lại địa hình khác dạng hố mỏ: phục hồi bằng cách san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

c) Các bãi thải đất đá: nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh; nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh; hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực;

d) Các bãi thải quặng đuôi: tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể;

đ) Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng: tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng;

e) Những hình thức phục hồi khả thi khác. [10]

- Phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác

Việc cải tạo, phục hồi môi trường (cải tạo mặt bằng sân công nghiệp, khai trường, bãi thải...) trong hoạt động khai thác lộ thiên là rất cần thiết, nhằm thiết lập lại địa mạo cuối cùng của khu vực được ổn định, phù hợp với cảnh quan khu vực xung quanh, với mục tiêu đưa môi trường khu vực cải tạo trở về trạng thái nguyên thủy ban đầu. Để lựa chọn được giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác lộ thiên cho phù hợp cần dựa trên thiết kế khai thác lộ thiên, thành phần đất đá, cấu tạo địa chất, các điều kiện khí hậu thuỷ văn...

Mỏ than Ngã Hai là mỏ lộ thiên sau khi kết thúc khai thác còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới vì vậy, Công ty TNHH MTV than Quang Hanh sẽ nghiên cứu để áp dụng phương án cải tạo, phục hồi môi trường này.

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác lộ thiên tới khai thác hầm lò phía dưới:

Hiện nay hoạt động khai thác lộ thiên ở khu vực Quảng Ninh đang giảm cả về mặt quy mô cũng như trữ lượng than nguyên khai từ hoạt động khai thác lộ thiên, và hướng tới sẽ ngừng hẳn việc khai thác than lộ thiên trong một vài năm tới. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam đã thiết kế xây dựng và cho vào hoạt động một số mỏ than khai thác than hầm lò với quy mô hơn 01 triệu tấn/năm và với độ sâu khai thác từ lộ vỉa đến -700m. Điển hình như Công ty than Mông Dương độ sâu khai thác tới -300m, Công ty than Hà Lầm độ sâu khai thác tới - 450m, Công ty Cổ phần than Núi Béo độ sâu khai thác tới -475m, Công ty than Khe Chàm độ sâu khai thác tới -700m... ngoài ra một số mỏ hầm lò, lò khai thác ở dưới đáy moong lộ thiên.

Sự khai thác có tính hỗn hợp giữa hầm lò và lộ thiên trong cùng một khoáng sàng sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau, nếu không tính toán kỹ sẽ gây ra hiện tượng ngập đường lò, sụt lún, bục nước gây nguy hiểm cho quá trình khai thác hầm lò phía dưới. Do vậy, việc đánh giá chính xác ảnh hưởng của việc khai thác hỗn hợp này là rất cần thiết.

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khai thác đồng thời giữa hầm lò - lộ thiên đã được tiến hành xem xét trong một số phạm vi nhỏ và mới chỉ được đề cập trong dự án. Vinacomin đang triển khai lập một số dự án và đưa vào hoạt động một số mỏ khai thác than hầm lò dưới gầm mỏ lộ thiên như khai thác hầm lò dưới gầm mỏ lộ thiên Khánh Hoà, dưới mỏ lộ thiên Cao Sơn và khai thác hầm lò dưới gầm mỏ Núi Béo, mỏ Khe Chàm. Các dự án này đang bắt đầu đi vào hoạt động, do vậy việc đánh giá chính xác những ảnh hưởng xấu của việc khai thác hỗn hợp hầm lò - lộ thiên từ thực nghiệm khó chính xác mà chỉ mang tính dự báo.

Ở nước ngoài, hoạt động khai thác hầm lò và lộ thiên đã được tiến hành tại nhiều mỏ khoáng sản khác nhau như than, đồng, sắt, thiếc, nikel... Khai thác hỗn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022