Số Lượng Loài Và Họ Của Các Nghành Nhóm Đvkxscl Ở Hồ Tây

(3) Động vật đáy

Xác định được 29 loài ĐVĐ thuộc 26 giống, 17 họ, 9 bộ và 4 lớp, 3 nghành. Chiếm ưu thế về thành phần loài là nhóm thân mềm-Mollusca, trong đó nhóm Ốc - Gastropoda có 13 loài (45 %) và nhóm hai mảnh vỏ - Bivalvia có 7 loài (24 %). Các nhóm còn lại có số lượng loài ít hơn, trong đó ấu trùng côn trùng- Insecta có 4 loài (14 %), nhóm giun ít tơ - Oligochaeta có 3 loài (10 %) và nhóm giáp xác - Crustacea chỉ có 2 loài (7 %). Những loài phân bố phổ biến ở mọi điểm trong hồ là giun ít tơ Branchiura sowerbyi, Tubifex sp. và ấu trùng muỗi Chironomus sp., Tanypus sp.. Đây cũng là những loài chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm hữu cơ nặng.

Có sự khác biệt về thành phần loài giữa vùng ven bờ với vùng giữa hồ và đáy hồ. Tại vùng ven bờ, nơi mực nước thấp và có nhiều giá thể bám như cọc, đá và các cây thuỷ sinh (bèo, sen), thường xuất hiện nhiều loài động vật thâm mềm như trai (Sinanodonta elliptica, S. jourdyi, Cristaria bialata), trùng trục, (Nodularia douglasiae crassidens), hến (Corbicula spp.), ốc (Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa) và một số giáp xác như cua (Somaniathelphusa dugasti). Vùng giữa hồ và đáy hồ hầu như chỉ thấy các loài giun ít tơ và ấu trùng muỗi lắc. Theo các kết quả nghiên cứu về quần xã thuỷ sinh vật Hồ Tây đã được thực hiện trước đây, thành phần loài thuỷ sinh vật hồ tương đối đồng nhất hơn, chủ yếu là các loài nội tại, ít có các loài ngoại lai thích ứng với điều kiện nước đứng, nhiều ánh sáng và Oxy hoà tan. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi, cụ thể là các loài động vật đáy thích ứng với điều kiện nhiều ánh sáng và Oxy hòa tan chỉ chủ yếu phân bố ở vùng nước nông ven bờ. Vùng giữa hồ và đáy hồ chỉ thấy ấu trùng muỗi và giun ít tơ, những loài thích ứng với điều kiện ít oxy và ánh sáng. Qua đó cho thấy, những thay đổi về môi trường sống đã dẫn đến các thay đổi trong phân bố của các loài cũng như cấu trúc của quần xã động vật đáy trong Hồ Tây.

(4) Côn trùng

Động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) bao gồm nhóm động vật và nhóm côn trùng sống ở nước. Tại Hồ Tây có tổng số 52 loài và dạng loài thuộc 36 họ, 10 lớp/bộ, của 3 ngành Chân khớp (Arthropoda), ngành Thân mềm

(Mollusca) và ngành Giun đốt (Annelida), trong đó nhóm Côn trùng thuỷ sinh bao gồm 26 loài và dạng loài thuộc 21 họ của 6 bộ.

Trong thành phần các họ ĐVKXSCL bắt gặp ở Hồ Tây chủ yếu là các họ ưa bẩn và có khả năng chống chịu với môi trường ô nhiễm nặng như các họ ruồi nhà Tabanidae, ấu trùng của muỗi như Chironomidae hay Culicidae,... thuộc côn trùng thuỷ sinh và giun ít tơ.

Bảng 3.3. Số lượng loài và họ của các nghành nhóm ĐVKXSCL ở Hồ Tây


TT

Taxon

Tổng số họ

Tổng số loài và dạng loài

I

Ngành Chân khớp - Arthropoda



1

Phù du (Ephemeroptera)

1

1

2

Cánh nửa (Hemiptera)

4

5

3

Hai cánh (Diptera)

10

12

4

Chuồn Chuồn (Odonata)

4

5

5

Cánh cứng (Coleoptera)

1

1

6

Cánh vẩy (Lepidoptera)

1

2

7

Giáp xác mười chân (Decapoda)

2

2

II

Ngành Thân mềm - Mollusca



8

Thân mềm chân bụng (Gastropoda)

8

13

9

Hai mảnh vỏ (Bivalvia)

3

7

III

Nghành Giun đốt- Annelida



10

Giun Ít tơ (Oligochaeta)

1

3

Tổng

36

52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2012

(5) Thực vật bậc cao

Trong hệ thực vật địa phương những loài thực vật thuỷ sinh, những loài thực vật thân thảo và yếu tố cây trồng chiếm tỷ lệ lớn. Tính đa dạng của các taxon thực vật Hồ Tây và vùng lân cận được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổng hợp sự đa dạng của các taxon thực vật bậc cao có mạch


TT

Ngành

Họ

Chi

Loài

1

Thông đất - Lycopodiophyta

1

1

1

2

Thân đốt - Equisetophyta

1

1

1

Ngành

Họ

Chi

Loài

3

Dương xỉ - Polypodiophyta

8

8

10

4

Thông – Pinophyta

5

6

6


5

Hạt kín – Magnoliophyta

Lớp Hai lá mầm – Magnoliopsia Lớp Một lá mầm - Liliopsida

92

75

17

245

202

43

307

262

45

Tổng cộng

107

261

325

TT

Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2012


(6) Cá

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và qua nhiều năm theo dòi thì thành phần khu hệ cá hồ tâu gồm 46 loài thuộc 16 họ và 6 bộ, trong đó họ cá chép (Cyprinidae) chiếm ưu thế gồm 28 loài với 22 giống, chiếm 60,8% tổng số loài. Có 14 loài cá tự nhiên chiếm 30,5% tổng số loài cá Hồ Tây.

Các loài cá tự nhiên ngày càng giảm về số lượng và bị lấn án bởi các lài cá nuôi. Một số loài trước đây rất phổ biến và có vai trọng trong sản lượng khai thác như cá ngão, cá mương, cá dầu hồ thì nay trở nên hiếm và ít gặp. Một số loài trước đây có ghi nhận nhưng hiện nay có thể đã biến mất như cá măng đậm, cá rồng măng. Vai trò kinh tế của cá tự nhiên ở Hồ Tây ngày càng thu hẹp, và biến động về thành phần các loài cá tự nhiên ở Hồ Tây càng lớn.

Các loài cá nuôi thả ở Hồ Tây ngày càng đóng vai trò quan trọng cả về sản lượng khai thác và vai trò kinh tế. Các loài cá nuôi chủ yếu ở Hồ Tây những năm gần đây gồm: Cá chép (Cyprinus carpio), Cá rô phi (Oreochromis sp.), Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), Cá trôi mrigan (Cirrhinus mrigala), Cá mè hoa (Almichthys nobilis), Cá trôi rohu (Labeo rohita), Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella).

Khu hệ cá Hồ Tây trước đây chịu ảnh hưởng khu hệ cá sông Hồng. Hầu hết số loài có ở Hồ Tây đều có thể gặp ở sông Hồng (27 loài), chiếm 75 % (Mai Đình Yên, 1982). Một số loài có thể khẳng định chắc chắn là di nhập từ sông hồng vào như cá lành canh cá chạch sông, cá vền, cá nhàng, vì những loài cá này không sinh sản ở trong hồ. Hiện nay khai thác cá ở Hồ Tây bị hạn chế trong quy định cấm người dân khai thác và đánh bắt. Chỉ có công ty nuôi trồng thuỷ sản Hồ Tây

trước đây, Ban quản lý Hồ Tây hiện nay được phép khai thác nguồn lợi thuỷ sản. So với kết quả nghiên cứu trước đây như của Đào văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh (1960), của Vũ Đăng Khoa (1996), của Mai Đình Yên (2003) thì thành phần cá tự nhiên của Hồ Tây ngày càng bị thu hẹp, thành phần cá nuôi ngày một tăng. Do việc nuôi thả và đánh bắt nên thành phần loài luôn bị thay đổi. Về mặt số lượng, hiện nay cá nuôi chiếm ưu thế (cá mè trắng, mè hoa, cá trôi ấn, cá chép). Sự phân bố các loài cá tự nhiên: sự phân bố này có những nét đặc trưng riêng theo từng điều kiện sinh thái thích ứng. Có 3 nhóm cá thích ứng sinh thái chính:

- Nhóm cá tầng đáy hồ: như cá bò, cá nheo, cá chạch bùn, lươn,… phân bố ở những nơi nước sâu, địa hình phức tạp. Một số loài sống chui rúc trong bùn.

- Nhóm cá tầng giữa và tầng đáy thường gồm cá loài: cá chép, diếc, cá dầu.

- Nhóm cá tầng mặt là các loài cá ăn thực vật như cá mè, mương, kìm, cá sóc. Đến mùa sinh sản nhiều loài cá tập hợp thành đàn và sinh hoạt chủ yếu ở tầng mặt như cá dầu, cá diếc,.. song hầu hết các loài cá Hồ Tây khó sinh hoạt thành đàn vì hồ luôn bị khuấy động. Chỉ ở những khu vực tương đối yên tĩnh (đáy hồ tương đối bằng phẳng như khu Đầm đất, Ba mả, chùa Trấn Quốc) đôi khi bắt gặp thành đàn như cá mè, cá trôi. Vào những hôm mưa rào, cá rô đồng, cá chép, cá diếc tập trung thành đàn sinh sản quanh bờ cỏ và ao muống khu vực phía Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc và ven làng Quảng Bá.

(7) Lưỡng cư – bò sát

Nhóm bò sát - ếch nhái tại khu vực nghiên cứu đã xác định được 8 loài thuộc 4 họ. Số lượng loài không nhiều, chủ yếu là những loài có phân bố rộng và cũng không có sự thay đổi về thành phần loài theo thời gian. Trong đó, đáng lưu ý là đã xuất hiện loài rùa tai đỏ (loài được xem là động vật ngoại lai xâm hại) ở Hồ Tây. Giống như ở hồ Gươm, loài rùa tai đỏ di nhập vào Hồ Tây do nhân dân quanh hồ thả phóng sinh trong các dịp lễ. Đây là loài có nguy cơ gây hại tới các loài khác và có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

(8) Chim

Tại khu vực Hồ Tây, hệ chim có 43 loài thuộc 26 họ và 10 bộ. Trong đó, bộ Sẻ

- Passerifomes là loài có số lượng chiếm ưu thế nhất với 22 loài. Trước đây, tại khu vực Hồ Tây có loài chim sâm cầm - là loài đặc trưng của Hồ Tây nhưng

theo cư dân địa phương, đã nhiều năm nay, không thấy loài này xuất hiện nữa. Tuy nhiên, theo các khách du lịch thì vẫn thỉnh thoảng có bắt gặp loài này tại khu vực đầm sen với số lượng một vài cá thể.

(9) Thú

Do xung quanh khu vực Hồ Tây đã được bê tông hóa với hệ thống lan can, nhà cửa và các hoạt động du lịch, dịch vụ, giao thông... nên ngoài loài chuột là thú hoang dã, các loài thú tự nhiên không còn thấy tại khu vực.

b. Các kiểu hệ sinh thái

Hồ Tây là một vùng đất ngập nước nằm giữa đồng bằng sông Hồng thuộc nội thành TP Hà Nội, giữa một vùng phố thị, dân cư đông đúc và trù phú, sinh sống chủ yếu bằng các hoạt động dịch vụ thương mại và có một số hoạt động theo hướng sản xuất nông nghiệp, như nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ngọt, trồng rau màu, trồng hoa và cây cảnh. Khu vực lân cận cũng là các khu công nghiệp và đô thị nên thảm thực vật trong vùng chủ yếu là các hệ thống canh tác nông nghiệp với các cây trồng ngắn ngày (cây rau màu, cây lương thực và thực phẩm) là chủ yếu. Vườn nhà với những cây trồng lâu năm cho quả ăn, cây lấy gỗ, hoa và cây cảnh cũng là một loại hình thảm thực vật phát triển rộng rãi trong vùng với tập đoàn cây rất đa dạng. Bên cạnh đó hệ thống cây xanh, cây bóng mát cũng khá phát triển và phong phú về chủng loại cây trồng. Cây thân gỗ chỉ được trồng với mục đích làm cây xanh, cây bóng mát hoặc được trồng rải rác hoặc trên những diện tích nhỏ với mục đích lấy gỗ gia dụng. Thảm thực vật trên đất hoang trong vùng rất ít vì bản thân diện tích đất bỏ hoang trong vùng hầu như không có, chỉ là những mảnh nhỏ lẻ phân bố ven đường đi, ven bờ sông, ven kênh rạch…

Như vậy, về đại thể, thảm thực vật trong vùng có một số loại hình chính như sau: Thảm cây nông nghiệp ngắn ngày (cây rau màu, cây lương thực, cây thực phẩm, các loài hoa trồng tập trung); Vườn quanh nhà, chủ yếu trồng cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu gia đình; Tập đoàn cây cảnh và hoa trong các hộ gia đình; Hệ thống cây xanh, cây bóng mát ven đường; Thảm cỏ, thảm cây bụi trên đất hoang; Tập đoàn cây thủy sinh trong các thuỷ vực nội địa.

Thảm cây nông nghiệp ngắn ngày: Đây là loại hình thảm thực vật chính trong

khu vực nghiên cứu. Đây là những thảm cây trồng với mục đích thoả mãn nhu cầu của các hộ gia đình và một phần dùng để mua bán trao đổi trên thị trường địa phương và cung cấp cho các khu đô thị trong vùng. Cây trồng chính trong loại hình này là các loại cây rau màu như rau cải các loại, rau thơm các loại, bầu bí, đậu đỗ các loại… Hiện nay có hai vấn đề chính trong canh tác nông nghiệp trong vùng, đó là sự thay đổi của cơ cấu cây trồng và vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trong thời gian qua, cơ cấu cây trồng nông nghiệp trong vùng luôn thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của người dân và giá trị kinh tế mà nó mang lại. Một điều dễ nhận thấy nhất là diện tích trồng lúa không còn, trong khi đó diện tích của các loại cây trồng khác, như hoa, cây cảnh và các loại rau màu liên tục tăng là trở thành nguồn thu nhập chính của những hộ nông dân trong vùng. Nhưng cùng với sự phát triển của canh tác nông nghiệp trong vùng thì vấn đề môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn nạn nguy cấp tại địa phương. Để phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cho cây trồng người dân đang sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học quá mức cần thiết, gây nên sự ô nhiễm môi trường, ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Ngoài việc gây ra những ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ của người dân, sự ô nhiễm này cũng ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh vật trong vùng, đặc biệt là đối với hệ sinh thái Hồ Tây và những sinh cảnh đất ngập nước hoặc theo mùa hoặc ngập nước thường xuyên như hồ, ao, kênh, rạch... ở trong vùng. Vì vậy cần có những chính sách và giải pháp hợp lý, có tính khả thi để tuyên truyền, vận động người dân trong vùng thực hiện sản xuất theo hướng sinh thái bền vững, trong đó có giải pháp 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Vườn nhà: Vườn nhà là một loại hình thảm thực rất phổ biến trong các hộ gia đình sống bên cạnh Hồ Tây. Nhiều hộ gia đình nào trong vùng có một mảnh vườn, nhỏ 70 † 80m2, lớn hơn đến vài trăm m2 để trồng những cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, xoài, mít, ổi, roi, hồng xiêm, hồng bì, khế, chuối, chanh… Giá trị của những loài cây ăn quả này chủ yếu là để cung cấp cho nhu cầu của hộ gia đình mà không phải là với mục đích sản xuất ra hàng hoá để tiêu thụ trên thị trường. ưới tán những cây ăn quả nhiều hộ gia đình còn trồng thêm những

bụi sả, gừng, nghệ… để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên loại hình

vườn nhà có chiều hướng giảm sút, thay vào đó là các công trình xây dựng.


Thảm cây bụi, thảm cỏ: Loại hình thực vật này trong vùng phân bố trên những diện tích nhỏ, nằm rải rác trong vùng, như ven đường, ven bờ sông, kênh, mương… Trong những loại hình thảm thực vật này nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế. Những loài thường gặp trong vùng là cỏ cứt lợn, đơn buốt, cỏ lào, bạch đầu ông, dầu giun, đom đóm, bồ cu vẽ, cỏ gấu, cỏ đắng, cỏ may, cỏ chỉ, cỏ gà… Loại hình thảm thực vật này hầu như không có giá trị gì về kinh tế và môi trường. Loại hình thảm thực vật này cũng không có vai trò gì đối với tính đa dạng sinh vật trong vùng. Vì vậy nếu có điều kiện về tài chính và nhân lực thì trên những diện tích thảm cỏ, thảm cây bụi trong khu vực nên tiến hành trồng những loại cây xanh, cây bóng mát, hay hình thành nên những mảng xanh, tiểu cảnh xanh để tô đẹp thêm cho vùng xung quanh Hồ Tây.

Hệ thống cây xanh, cây bóng mát ven đường: Hệ thống cây xanh, cây bóng mát ở ven đường và nơi công cộng trong vùng khá phát triển. Hầu như ven tất cả các con đường trong vùng đều có trồng cây xanh, cây bóng mát. Tập đoàn cây xanh, cây bóng mát trong khu vực cũng khá đa dạng, chủ yếu là tử vi, xà cừ, bạch đàn, sữa, phi lao, bàng, xoài, muỗm, dâu gia xoan… Những hàng cây này ngoài chức năng làm cây xanh, cây bóng mát, tạo ra cảnh quan đẹp cho vùng còn là nơi cho chiom chóc về trú ngụ. Vì vậy cần có kế hoạch phát triển tập đoàn cây xanh, cây bóng mát trên tất cả những diện tích có thể phát triển loại hình cây xanh này trong vùng, như ven tất cả các con đường, ở những nơi công cộng như đình, chùa, sân trường, nơi họp chợ, ven bờ ao, hồ, kênh, mương, bờ sông, bờ ruộng…

Hình 3 2 Một số loại cây xanh ven đường Thảm thực vật trong những vùng đất 1Hình 3 2 Một số loại cây xanh ven đường Thảm thực vật trong những vùng đất 2

Hình 3.2. Một số loại cây xanh ven đường

Thảm thực vật trong những vùng đất ngập nước: Trong những vùng đất ngập nước trong khu vực Hồ Tây và các vùng đất ngập nước lân cận, như hồ, ao, đầm thảm thực vật thuỷ sinh rất phát triển. Những loài thực vật thường gặp, có phân bố rộng là rau bợ, rau cần trời, bèo tai chuột, bèo cái, bèo ong, bèo tây, bèo tấm, sen, súng, rau dừa nước, rau ngổ, rong đuôi chó, rong tiên, rong đuôi chồn… Cũng cần nói thêm là tại vùng này, cây bèo tây Eichhirnia crassipes, một loài thực vật ngoại lại xâm hại khác cũng đang có nguy cơ chiếm lĩnh mặt nước trong các vùng đất ngập nước trong vùng. Đối với loài này cần có những giải pháp để loại trừ và hạn chế sự phát triển của loài cây này trong những vùng đất ngập nước trong khu vực.

3.2.3. Chức năng hệ sinh thái Hồ Tây

Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực, các ao hồ ở Hà Nội có các chức năng/ giá trị như sau.

Bảng 3.5. Giá trị và chức năng của các hồ Hà Nội


TT

Giá trị/chức năng

Trực tiếp

Gián tiếp

Không sử dụng

1

Tài nguyên động vật hoang dã


x

x

2

Nuôi cá và nhuyễn thể

xx



3

Cấp nước

x



4

Tiết và nhận nước ngầm


xx


5

Kiểm soát ngập lụt và dòng chảy


xxx


6

Tiếp nhận và giữ chất lắng đọng


xxx


7

Tiếp nhận và giữ chất dinh dưỡng/đạm


xxx


8

Vui chơi giải trí và du lịch

xxx



9

Giao thông thủy

x



10

Đa dạng sinh học / sinh cảnh


X

xx

11

Đặc thù văn hoá/ kỳ quan



xxx

Nguồn: Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2010 Ghi chú: x: thấp; xx: trung bình; xxx: cao.

Hồ Tây là một trong số những ao hồ của Hà Nội, Hồ Tây với diện tích lớn nhất trong số các ao hồ và mang đầy đủ các chức năng của ao hồ Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm qua, dưới sức ép của đô thị hóa và phát triển đô thị. Các chức năng/ dịch vụ tại Hồ Tây đã có một vài sự thay đổi. Các chức năng hiện tại của Hồ Tây bao gồm chức năng cung cấp, chức năng điều hòa, chức năng giá trị

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí