Tình Hình Thu Hồi Đất Để Phát Triển Công Nghiệp, Đô Thị Ở Tỉnh Nghệ An Từ Năm 2001 Đến Nay


km, diện tích lưu vực 27.200 km2... Các sông ở Nghệ An chủ yếu có chức năng tiêu thoát lũ và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Các hồ đập ở Nghệ An rất phong phú với trữ lượng khoảng 250 triệu m3 nước với gần 100 hồ lớn nhỏ, có một số hồ có trữ lượng lớn như hồ Vực Mấu 62,4 triệu m3, hồ Vệ Vừng 16,8 triệu m3, hồ Khe Đá 15,96 m3. Nhìn chung, các sông, hồ đập ở Nghệ An có nguồn nước khá dồi dào, vừa có tác dụng tạo cảnh quan môi trường sinh thái, vừa tích trữ nước để phục vụ cho nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Đặc điểm tự nhiên này có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một trong những khó khăn của Nghệ An hiện nay là khí hậu khắc nghiệt, về mùa hè thì nắng nóng, khô hạn, mùa đông thì chịu nhiều thiên tai bão lụt, hệ thống giao thông đối với vùng miền núi còn nhiều khó khăn.

Về tài nguyên đất, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường Nghệ An, đến năm 2014, toàn tỉnh có 1.649.085,1 ha, trong đó có 265.935 ha đất nông nghiệp, chiếm gần 16,13 % diện tích tự nhiên, có 970.570 ha đất lâm nghiệp, chiếm 58,86% đất chuyên dùng 68.169,9 ha chiếm 4,13%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 277.370,6 ha chiếm 16,82%. Tuy diện tích đất tự nhiên của Nghệ An chiếm một tỷ lệ lớn so với các tỉnh khác, nhưng vị trí địa lý của Nghệ An không thuận lợi cho thu hút đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế vẫn còn chậm nên nguồn tài nguyên đất của Nghệ An có giá trị không cao. Nếu tính theo khung giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định vào các thời điểm khác nhau, thì khung giá đất của Nghệ An thấp rất nhiều so với các tỉnh khác. Gần đây nhất là ngày 14/12/2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có Nghị quyết số70/2013/NQ-HĐND quy định giá đất cao

nhất tại thành phố Vinh, một đô thị loại II cũng chỉ có 51 triệu đồng/m2, thấp nhất là

320.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm cao nhất cũng chỉ có

58.000 đồng/m2.

Do đặc điểm riêng biệt của Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tỉnh trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Vì vậy, Nghệ An có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Ngày 28/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho Nghệ An đến năm 2020, mục tiêu


là phấn đấu xây dựng Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá và khoa học công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh. Thông báo kết luận số 20 ngày 02 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị khẳng định: “Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường sắt, đường Quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh đi qua và 3 tuyến quốc lộ sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Nghệ An hội tụ đủ các tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ, đường không, đường sông, đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc – Nam, là cửa ngõ sang Lào, Đông bắc Thái Lan, Nghệ An còn là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh.

Trong những năm gần đây, Nghệ An đã có 150 làng nghề, sản xuất nhiều mặt hàng thủ công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu như mây tre đan, mộc mỹ nghệ cao cấp, đá mỹ nghệ, thêu ren... và sản xuất các loại mặt hàng tiêu dùng nội địa sử dụng nguyên liệu tại chỗ như chế biến các sản phẩm từ cây cói, chế biến thực phẩm. Thành phố Vinh có các làng nghề, phố nghề như: chế biến tre đan ở Hưng Lộc, Hưng Đông; nghề thêu ren ở phường Hồng Sơn, mà nòng cốt HTX Thống Nhất; nghề mộc mỹ nghệ cao cấp ở Công ty 22-12 và doanh nghiệp Mạnh Phú; nghề chế biến thực phẩm ở xã Nghi Phú, Vinh Tân. Ngoài ra, còn có các phố nghề gia công sửa chữa thiết bị máy vi tính, viễn thông ở đường Minh Khai, sửa chữa xe máy ở đường Lê Lợi, điện tử phố Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Đây là những cơ sở để không chỉ trực tiếp tạo việc làm cho lao động, mà có thể là trường học dùng để dạy nghề cho lao động.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An

3.1.2.1. Về kinh tế

Kinh tế của Nghệ An đến nay đã có những phát triển tương đối khá, năm 2013, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt 6.062 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Nghệ An không ngừng tăng, giai đoạn 2011 đến


2014 đạt 11%/năm (cả nước đạt 6,7%); năm 2011 đạt 10,8% (cả nước đạt 6,%). Tỷ trọng tăng trưởng GDP bình quân đầu người của tỉnh từ 2011–2015 là đạt mức 33- 34 triệu đồng/ người/năm.

Tăng trưởng cao về kinh tế cho phép Nghệ An triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng các cơ sở CN và dịch vụ, các KCN, khu kinh tế. Điều này đã tác động không nhỏ tới việc thu hồi đất nông nghiệp để có mặt bằng xây dựng CN, đô thị.

Mặt khác, sự phát triển kinh tế của Nghệ An đã góp phần trực tiếp tạo nên sự thay đổi mức sống của người dân. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh, năm 2014 mức sống chung của dân cư so với 2001 tăng 6,906 lần và bằng 460,6% thu nhập bình quân của người dân ở vùng đô thị tăng 4,626 lần, vùng nông thôn là 4,566 lần. Tuy thu nhập bình quân đầu người được tăng lên, nhưng khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng nới rộng hơn. Để giảm bớt tình trạng bất bình đẳng, tạo việc làm cho những người thu nhập thấp, nhất là đối với những người bị thu hồi đất đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay ở Nghệ An.

3.1.2.2. Về dân số

Theo Cục thống kê tỉnh, đến ngày 31/12/2013, dân số Nghệ An có 3.113.055 người, chiếm gần 3,7% dân số cả nước, mật độ dân số 179 người/km2. Mật độ dân số đông nhất là thành phố Vinh với 2.912 người/km2. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên bình quân hàng năm từ 2001 – 2014 của tỉnh 1,2%/năm, trong đó dân số thành thị và các khu vực công nghiệp tăng nhanh hơn so với dân số nông thôn. Ví dụ, năm 2014 so với 2001, dân số khu vực thành thị và khu vực công nghiệp từ 295.200 lên

342.005 người, tăng 13,69%; dân số khu vực nông thôn từ 2.597.000 lên 2.740.330 người, tăng 5,23%. Dân số đông là một thách thức đối với Nghệ An trong giải quyết việc làm cho người lao động.

Nghệ An có một thành phố, ba thị xã và 17 huyện, trong đó có 10 huyện và một thị xã miền núi, 7 huyện đồng bằng, diện tích đồi núi chiếm 83% đất tự nhiên của toàn tỉnh, đồng bằng chỉ còn 17%.


3.1.3. Tình hình thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay

3.1.3.1. Diện tích đất thu hồi đất

Việc thực hiện quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp, KĐT, dân cư là tất yếu khách quan để thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH và ĐTH. Trong những năm qua, số diện tích đất đã thu hồi để phục vụ cho CNH, HĐH và ĐTH của tỉnh là khá cao so với các tỉnh trong khu vực, điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm

Đơn vị: ha


Năm

Đất ở

Đất vườn

Đất nông nghiệp

Đất khác

Số hộ bị ảnh hưởng

2001

1,4

3,47

85,21

8,95

345

2002

1,8

5,34

101,15

10,26

673

2003

2,0

6,28

179,56

12,71

482

2004

4,16

7,32

217,22

15,84

2448

2005

1,59

3,79

97,70

21,92

1317

2006

0,03

0,38

88,69

28,32

1458

2007

2,19

28,72

255,7

85,03

1097

2008

6,54

8,95

58,78

4068,05

3329

2009

17,32

11,79

4002,48

143,55

8369

2010

132,28

38,02

975,35

2838,60

11456

2011

1,96

10,31

201,37

304,97

9072

2012

1,65

14,61

64,23

20,33

1981

2013

1,89

11,24

41,15

27,84

1895

30.6.2014

1,05

8,92

28,36

19,61

1105

Tổng :

175,86

159,14

6396,95

7605,98

45027

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 12

Nguồn: Sở tài nguyên và Môi trường Nghệ An

Theo số liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cung cấp, từ năm 2001 đến thời điểm ngày 30.6.2014 đã có 683 dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng với diện tích thu hồi là 14352.1 ha, trong đó thu hồi đất nông nghiệp 6.396,95 ha, đất ở 175,86 ha, đất vườn 159,14 ha, các loại đất khác 7.605,98 ha. Đất thu hồi có nhiều loại như đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp và các loại đất khác. Diện tích đất thu hồi tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp và các loại đất khác.


Theo quy hoạch của tỉnh Nghệ An đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dự kiến sẽ tăng gần 82.948,48 ha so với năm 2001. Tuy việc chuyển mục đích sử dụng đất ở Nghệ An chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sang dùng vào việc phát triển CN và các ngành kinh tế khác, nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp dự kiến vẫn tăng là do tỉnh đang tập trung quy hoạch di dân khai hoang phục hoá những khu đất chưa sử dụng để mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các huyện miền núi.

Để đáp ứng nhu cầu này, Nghệ An phải tiến hành việc thu hồi đất và giao đất, coi đó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và quyền quan trọng đặc biệt của chủ sở hữu đất đai cả về mặt kinh tế và về mặt pháp lý. Nếu giai đoạn 2001-2007, toàn tỉnh chỉ thu hồi gần 1.025,23 ha đất nông nghiệp cho phát triển cho phát triển công nghiệp, đô thị và các ngành kinh tế; liên quan tới 6.723 hộ dân thì giai đoạn từ năm 2008 ngày 30.6.2014 đã tiến hành thu hồi 5.371,72 ha; liên quan tới 38.304 hộ dân. Bình quân mỗi năm Nghệ An thực hiện thu hồi đất và giao đất (đây là hai quá trình đi liền nhau) khoảng 2225,6 ha cho các mục đích phát triển CN, đô thị, kết cấu hạ tầng và phục vụ cho phát triển các công trình công cộng như giao thông, công trình thuỷ lợi, du lịch, sân bay,..

Diện tích đất bị thu hồi ở mỗi huyện, thành thị là khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng đất, vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhất là quỹ đất hiện có bình quân của mỗi hộ. Đi sâu vào từng loại đất cho thấy:

- Tình hình thu hồi đất ở

Bảng 3.2 cho ta thấy Thành phố Vinh là địa phương có diện tích bình quân của các hộ bị thu hồi đất ở thấp so với các huyện, thị khác (85,7 m2/hộ so với 226,4m2 ở Nghĩa Đàn và 190,6 m2 ở Quỳnh Lưu). Sự chênh lệch diện tích thu hồi đất ở các huyện, thành thị là do quy mô đất ở của các hộ có sự chênh lệch nhau. Thị xã Cửa Lò và một số huyện khác có diện tích đất rộng, trong khi đó diện tích đất ở của các hộ ở Thành phố Vinh bị thu hồi đất lại hẹp. Phần khác, sự chênh lệch này còn phụ thuộc vào mục đích thu hồi đất. Ở thành phố, thị xã thu hồi đất


thông thường là do mở rộng đường sá, khuôn viên công cộng, khu đô thị, còn ở các huyện thu hồi đất gắn với việc triển khai các dự án khu công nghiệp, khu tái định cư. Ngoài ra, sự khác nhau về diện tích đất ở bị thu hồi giữa các địa phương còn phụ thuộc vào đất ở của nông thôn hay đất ở của thành thị. Đất ở nông thôn thường có diện tích lớn do quỹ đất, do giá trị của đất và do quy định của Luật đất đai. Sự khác nhau này cũng làm cho sự tác động của thu hồi đất ở đến đời sống, thu nhập và việc làm của các hộ theo những mức độ khác nhau. Bởi vì, đất ở nông thôn thuần túy để ở, trong khi đó đất ở thành thị thường gắn với các hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập cho các hộ.

Bảng 3.2: Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất

Đơn vị: m2


Đơn vị huyện,thành thị

Đất ở

Đất vườn

Đất NN

Đất khác

Thành phố Vinh

85,7

100,6

550,8

54.4

Thị xã Cửa Lò

186,5

450,0

1.237,3

120,9

Nghi Lộc

180,3

400,0

2.462,6

1322,5

Diễn Châu

185,4

450,6

2.356,8

1150,1

Quỳnh Lưu

190,6

480,0

3.527,1

1210,7

Hưng Nguyên

118,2

355,7

1.345,9

950,3

Nghĩa Đàn

226,4

800

5.262,7

2.254,0

Bình quân chung

156,2

450,8

2.450,3

320,6

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013.

- Tình hình thu hồi đất nông nghiệp

So với đất ở, đất nông nghiệp của các hộ điều tra bị thu hồi với lượng khá lớn. Nếu tính chỉ tiêu bình quân chung, đất nông nghiệp bình quân một hộ là 2.450,3 m2, trong khi đó đất ở chỉ có 156,2 m2. Điều đáng nói là, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bình quân của các hộ điều tra có sự chênh lệch khá lớn xét theo các huyện, thành thị. Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu là những huyện có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi rất cao trên một hộ (5.262,7 m2 với Nghĩa Đàn và 3.527,1 m2 với Quỳnh Lưu). Tình trạng trên do chênh lệch quỹ đất nông nghiệp giữa các huyện, thành thị


trước khi bị thu hồi. Nhưng điều quan trọng là, những vùng đất nông nghiệp nhiều lao động của hộ chủ yếu làm nông nghiệp. Việc thu hồi với diện tích đất nông nghiệp lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc làm và đời sống của họ.

- Đối với các loại đất khác :

Ngoài việc thu hồi đất ở và đất nông nghiệp còn một phần rất nhỏ là đất vườn, phần còn lại là đất chưa sử dụng, ở một số địa phương có thể là đất xây dựng các cơ sở sản xuất. Tỷ lệ các loại đất tuy không nhiều, nhưng đây cũng là loại đất cần lưu ý theo từng trường hợp cụ thể.

Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo mục đích sử dụng đất thu hồi

Đơn vị: %

Đơn vị huyện, thành thị

Khu công nghiệp

Khu đô thị

Xây dựng kết cấu hạ

tầng

Công trình công cộng

khác

Tổng cộng

Thành phố Vinh

16,8

47,6

19,3

16,3

100,0

Thị xã Cửa Lò

38,2

26,7

24,1

11,0

100,0

Nghi Lộc

50,1

17,8

20,5

11,6

100,0

Diễn Châu

39,1

29,3

26,1

5,5

100,0

Quỳnh Lưu

52,5

23,4

19,7

4,4

100,0

Hưng Nguyên

31,7

21,5

23,6

23,2

100,0

Nghĩa Đàn

41,3

19,8

8,8

30,1

100,0

Bình quân chung

26,4

31,2

25,9

10,4

100,0

Nguồn: Điều tra của Tác giả, tháng 7/2013

3.1.3.2. Mục đích sử dụng đất thu hồi

Đất thu hồi của các hộ điều tra được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng. Những loại mục đích sử dụng này đều biểu hiện ở tất cả các huyện, thành thị điều tra. Tuy nhiên, trong số các mục đích sử dụng trên, sử dụng cho mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và các kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ này tính chung cho 7 huyện, thành thị điều tra là: 31,2% đối với xây dựng các khu đô thị: 26,4% đối với xây dựng các khu công nghiệp; 25,9% cho xây dựng kết cấu hạ tầng; 10,4% đối với công trình công cộng khác. Những tỷ lệ này có sự biến động khá rõ nếu xét theo từng huyện, thành thị. Đối với thành phố Vinh, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò, tỷ lệ đất bị thu hồi sử dụng vào xây dựng các khu đô thị và


nhà ở chiếm tỷ trọng rất cao (47,6% đối với thành phố Vinh; 29,3% đối với Diễn Châu và 26,7% đối với thị xã Cửa Lò). Đây cũng là điều hợp lý, bởi các thành thị, huyện này đang có tốc độ mở rộng đô thị cao, nhiều đơn vị nội đô mới được thành lập. Ngược lại, Quỳnh lưu , Nghi Lộc và Nghĩa Đàn là những tỉnh có tỷ lệ đất thu hồi sử dụng vào xây dựng các khu công nghiệp rất cao (52,5% với Quỳnh Lưu; 50,1% với Nghi Lộc và 41,3% đối với Nghĩa Đàn). Đây cũng là những huyện trong diện điều tra có tốc độ chuyển dịch cơ cấu mạnh, tốc độ phát triển công nghiệp cao.

Sự khác nhau về tỷ lệ đất thu hồi khác nhau giữa các huyện, thành thị sẽ đặt ra những vấn đề và khả năng giải quyết các vấn đề một cách khác nhau. Những địa phương có diện tích thu hồi sử dụng vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp sẽ tạo ra khả năng thu hút việc làm ở các khu công nghiệp mới hình thành. Những huyện, thành thị có tỷ lệ thu hồi đất cao cho mục đích xây dựng các khu đô thị sẽ có khó khăn hơn trong việc tạo việc làm từ nguồn đất đai bị thu hồi. Đây là vấn đề cần lưu ý đối với mỗi loại đất sử dụng để có thể chủ động khai thác ngay từ khi lập các dự án đầu tư xây dựng trên đất bị thu hồi ở các địa phương.

Từ phân tích thực trạng thu hồi đất, có thể rút ra một số nhận xét chung sau:

Một là, thu hồi đất đã làm cho diện tích đất đai của các hộ giảm đi một cách đáng kể. Sự biến động đó sẽ tác động đến việc làm và đời sống của các hộ theo những chiều hướng và mức độ khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào loại đất và số lượng đất đai bị thu hồi. Những yếu tố này có sự biến động khác nhau giữa các huyện, thành thị điều tra.

Hai là, trong đất bị thu hồi của các hộ điều tra, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là loại đất sẽ có ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của các hộ bị thu hồi đất một cách khác nhau. Mức độ thu hồi của hai loại đất này là khác nhau tùy theo vị trí đất thu hồi và loại hộ bị thu hồi đất xét theo nghề nghiệp của họ trước khi thu hồi.

Ba là, đất đai bị thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu được sử dụng vào 3 mục đích chính: xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ đất bị thu hồi cho các mục đích này cũng có sự khác nhau giữa các huyện, thành thị. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất một mặt tạo khả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022