Đề Xuất Phát Triển Bền Vững Du Lịch Sinh Thái Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân Long.


Hầu hết du khách khi đến với Vân Long chỉ trong thời gian ngắn (chủ yếu là trong ngày) không có hoặc rất ít khách ở lại qua đêm. Vì vậy, các dịch vụ ở đây không phát triển được và các trung tâm dịch vụ luôn ở trong tình trạng khan hiếm khách, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao và gây lo ngại tâm lý trong đầu tư kinh doanh du lịch.

- Chính sách phát triển du lịch không cân đối đang ngày càng làm xấu đi những nét độc đáo của Vân Long: Chưa có biện pháp triệt để tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng mà trước kia cuộc sống của họ dựa vào khai thác rừng và nguồn lợi thuỷ sản. Tình trạng săn bắn chim thú, khai thác lâm sản từ KBT vẫn diễn ra lén lút. Khai thác tài nguyên của KBT làm ảnh hưởng đến mức độ đa dạng sinh học và môi trường du lịch bị đe doạ.

- Công tác quản lý của Trạm du lịch thì còn rất yếu và thiếu tính kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện, làm nảy sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh của khu du lịch: tình trạng xin tiền của khách du lịch vẫn còn, thái độ phục vụ của một bộ phận nhỏ lao động du lịch chưa nhiệt tình, chưa thực sự quan tâm đến khách du lịch, tình trạng khai thác tài nguyên trong khu du lịch đã giảm nhưng vẫn còn.

- Hoạt động đầu tư trên địa bàn khu du lịch tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết như: Các dự án đầu tư còn hạn chế về mặt số lượng và yếu kém về mặt chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách. Các dự án đầu tư còn dàn trải và chưa có trọng điểm, quá trình thi công dự án còn chậm.

- Đối với các doanh nghiệp đã đầu tư và đi vào hoạt động thì hầu hết chỉ chú ý đến kinh doanh lưu trú mà chưa chú ý đến dịch vụ bổ sung để giữ khách hàng qua đêm, công tác lữ hành còn xem nhẹ, hầu như các doanh nghiệp chưa quan tâm.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể tại địa phương hầu như không có và chưa chặt chẽ tạo động lực để phát triển du lịch. Luôn phải coi


công tác bảo tồn và hoạt động du lịch là công việc của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức đoàn thể tại địa phương.

- Sự phối kết hợp với các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh trong quá trình thu hút khách du lịch còn hạn chế, Vân Long chưa được coi là điểm đến du lịch hấp dẫn của Ninh Bình. Công tác quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của Vân Long ra bên ngoài còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có biện pháp nào khai thác sự nổi tiếng của các khu du lịch khác như Cúc Phương, Tràng An, Bái Đính trong quá trình quảng bá du lịch của mình.

Đó là những hạn chế, bất cập còn tồn tại tại khu du lịch Vân Long trong thời gian vừa qua. Vấn đề đặt ra cho các ban ngành địa phương là làm sao có thể giải quyết những hạn chế và bất cập đó để công tác bảo tồn và hoạt động du lịch tại Vân Long phát triển theo hướng bền vững trong tương lai, để Vân Long là điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách.

4.5. Đề xuất phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

4.5.1. Tính toán sức chứa cho các tuyến điểm du lịch

4.5.1.1 Sức chứa du lịch:

Sức chịu tải của khu du lịch "Sức chứa du lịch” là thuật ngữ quan trọng và quen thuộc của quá trình phát triển bền vững. Nhiều khu du lịch tại nước ta đã trở nên quá tải về số lượng du khách. Những tác động do các hoạt động của du khách đến các tài nguyên du lịch và môi trường thể hiện ngày càng rõ ràng.

Tổ chức Du lịch Thế giới năm 1981 đã định nghĩa sức chịu tải sinh thái là: Sức tải sinh thái trong hoạt động du lịch là số lượng khách du lịch cực đại có thể viếng thăm một điểm du lịch trong cùng một thời gian mà không phải là nguyên nhân phá hủy môi trường vật lý, kinh tế và văn hóa xã hội và không làm giảm đi chất lượng, ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.


4.5.1.2 Tính sức chịu tải thực cho khu vực nghiên cứu.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành tính sức chịu tải thực cho 02 tuyến tham quan tại khu vực trung tâm KBTTN hiện đang được khai thác nhiều nhất theo bảng sau:


Tuyến du lịch

Các chỉ số tính toán sức chịu tải

PCC

(lượt người thăm quan trong 1 ngày)

Cf1 (thời gian nghỉ)

Cf2 (thời gian nắng)

Cf3 (ảnh hưởng đến sinh

cảnh)

Cf4 (ảnh hường do địa hình)

ERCC

(Sức chứa cho điểm du

lịch)

Tuyến bến thuyền Vân Long tới hang Vồng, hang Bóng

Kẽm Chăm


670 lượt


24,65%


33.33%


5%


0%


335

người

Tuyến bến thuyền Vân Long tới

chùa Bái

Vọng, dãy

núi Mèo

Cào, hang Bà Nghiệp,

hang Cá


1020 lượt


24,65%


33,33%


5%


40%


292

nguời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - 11

( phần tính toán cụ thể ở Phụ lục 2)


- Còn đối với các tuyến điểm du lịch đi bộ sâu trong rừng đặc dụng, khu bảo vệ nghiêm ngặt chủ yếu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài. Và khi đi tham quan cần có sự đồng ý, hướng dẫn của các cán bộ, nhân viên chuyên trách tham gia đi cùng. Do địa hình hiểm trở, phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường cư trú của các loài động thực vật trong rừng nên lượng khách tham quan một ngày chỉ dao động từ 10 đến 15 người mỗi ngày.

4.5.2. Phân tích SWOT.

KBTTN đất ngập nước Vân Long có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, bên cạnh đó khó khăn, thách thức cũng không phải nhỏ. Điều này được tổng hợp, phân tích qua sơ đồ SWOT:

Điểm mạnh

Điểm yếu

+ KBTTNĐNN Vân Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tính ĐDSH cao, là nơi sở hữu 02 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam: thứ nhất là nơi có cá thể Voọc mông trắng sinh sống nhiều nhất (Là loài động vật đặc hữu của Việt Nam, chỉ có thể nhìn thấy ngoài tự nhiên duy nhất ở KBT Vân Long); thứ 2 là nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

+ Công tác quản lý và bảo vệ KBT được Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long thực hiện

rất tốt. KBTTNĐNN Vân Long được

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho du lịch còn thiếu.

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên của KBTTNĐNN Vân Long còn thiếu am hiểu thực sự về du lịch.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu cả về số lượng và chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và đa dạng sinh học của KBT chưa được khai thác triệt để và hiệu quả..

+ Việc đầu tư tài chính cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển du

lịch còn hạn chế.


các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá là 1 trong những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt nhất ở Việt Nam.

+ Nhiều sinh cảnh rừng đẹp, còn giữ được nét hoang sơ của tự nhiên, nhiều hệ sinh thái rừng đặc sắc như: hồ nước ngọt trên núi đá vôi, rừng kim giao,…

+ Văn hóa bản địa có những đặc trưng thú vị, có nhiều sản phẩm đặc sắc như: lễ hội chèo thuyền, rước kiệu cầu cá, …

+ Giao thông đến KBT đã từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho khách du lịch đến KBT được thuận

lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

+ Các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa được quan tâm

+ Việc quản lý và xử lý rác thải tại KBTTNĐNN Vân Long còn gặp nhiều khó khăn.

+ Các loại hình và các hoạt động du lịch chưa đa dạng phong phú, chưa có nhiều sức hút đối với các đối tượng khách du lịch. Vì vậy, chưa giữ chân được nhiều khách du lịch ở lại qua đêm tại khu du lịch.

Cơ hội

Thách thức

+ Du lịch đang được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch cũng được ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch tại Ninh Bình

+ Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới và độc đáo của khách du lịch Quốc tế. Xu hướng khách du lịch

muốn đến thăm các VQG và KBT

+ Việc phát triển du lịch, thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch sẽ tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hưởng

đến những giá trị đa dạng sinh học và


tăng cao.

+ Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm các dự án phát triển du lịch ở các VQG và KBT.

+ KBT Vân Long cũng là địa điểm được chú trọng quan tâm xây dựng thành một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Vân Long cũng là khu du lịch thứ 2/7 khu du lịch đã có quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch và là tiền đề để Vân Long có cơ hội phát triển.

+ Phát triển du lịch đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho người

dân.

các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.

+ Người dân vùng đệm và du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào KBT sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch.

+ Sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ của KBTTNĐNN Vân Long, và có thể tác động đối với hệ sinh thái mỏng manh.

+ Nhận thức của xã hội về phát triển bền vững còn thấp, mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn đang là thách thức lớn nhất với KBT.

+ Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển du lịch ngày càng trở nên gay gắt.

Qua sơ đồ SWOT trên ta nhận thấy tiềm năng du lịch tại KBTTNĐNN Vân Long rất lớn, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều sinh cảnh rừng còn giữ được nét hoang sơ của tự nhiên. Nhiều nhà đầu tư đang quan tâm các dự án phát triển du lịch tại khu Bảo tồn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức còn tồn tại. Đội ngũ các bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp còn hạn chế. Loại hình du lịch chưa phong phú, chưa khai thác hết tài nguyên thiên nhiên. Những đánh giá này là cơ sở rất quan trọng để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho khu vực này.


4.5.3. Đề xuất giải pháp và mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững

4.5.3.1. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững

a. Giải pháp quy hoạch, quản lý:

- Giải pháp quy hoạch:

Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà một cách bền vững, trong đó ưu tiên các mô hình phát triển mà ở đó người dân địa phương có điều kiện được đóng góp nhiều hơn vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch.

Những giải pháp đầu tiên là nghiên cứu, khảo sát cụ thể các điểm du lịch sinh thái và thực hiện các mô hình thí điểm ở một vài điểm trong thời hạn nhất định đặt ra nhằm rút kinh nghiệm, duy trì những mặt làm được, khắc phục những tồn tại, vướng mắc để từng bước phát triển, nhân rộng mô hình này.

Sản phẩm của quá trình quy hoạch là bản đồ các tuyến điểm du lịch sinh thái, tính toán sức chịu tải thực cho các tuyến và tiến hành khai thác có hiệu quả thường xuyên và đồng đều trên các tuyến điểm đó. Đây là tài liệu rất cần thiết, vừa là phương tiện hướng dẫn khách du lịch, vừa là công cụ bảo tồn bảo đảm du khách đi đúng chỗ, đúng hướng đúng mục đích và cung cấp cho du khách những thông tin quan tâm.

- Quản lý:

Xây dựng và đề xuất ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch (quy chế quản lý du lịch, quy chế xây dựng các công trình phục vụ du lịch…) nhằm quản lý thông suốt và thống nhất ở tất cả các cấp.

Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ mọi hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn KBTTN được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.

- Cán bộ kiểm lâm địa bàn, nhân viên chuyên trách được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và


các quy định quảng bá cho du lịch KBTTN nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

- Phối hợp với chính quyền các xã, các đơn vị liên quan thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và các quy định song song với phát triển du lịch giới thiệu hàng hoá địa phương, phục vụ khách du lịch.

b. Giải pháp kinh tế, xã hội:

- Giải pháp kinh tế:

Tạo mọi điều kiện đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn, cụ thể:

+) Cắt giảm phần tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng mà Nhà nước hàng năm phải thanh toán cho người dân nhận khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 (100.000đ-200.000đ/ha).

+) Hình thành nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trong KBTTN thông qua việc cho thuê môi trường vào mục đích kinh doanh DLST. Gắn lợi ích kinh tế từ sử dụng môi trường rừng với việc bảo vệ, phát triển ổn định lâu bền tài nguyên rừng.

+) Tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch,

+) Phát triển dịch vụ du lịch sẽ mở ra một thị trường to lớn tại chỗ về tiêu thụ nông sản, thủy sản, thực phẩm và hàng hoá cho nhân dân địa phương. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân cư trong khu du lịch.

+) Tạo sự đa dạng về các sản phẩm du lịch, góp phần làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái trong KBTTN và tỉnh Ninh Bình. Tạo ra các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thư giãn lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

- Giải pháp xã hội:

+) Thông qua hoạt động dịch vụ du lịch KBTTN Vân Long sẽ thu hút

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí