này có quan hệ với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Sau những năm 1950 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp TDTT thì tâm lý học thể thao hiện đại đã ra đời. Bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 50, các tạp chí khoa học TDTT của các nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Mỹ đã công bố rất nhiều các luận văn, nghiên cứu về tâm lý học TDTT. Các trường Đại học, học viện TDTT của các nước trên thế giới đã lần lượt bố trí chương trình dạy tâm lý học TDTT và thành lập các phòng nghiên cứu. Một số kế hoạch nghiên cứu cũng liên tục được đề ra. Đặc trưng chủ yếu của sự phát triển tâm lý thời kỳ này là các nhà khoa học đã bắt đầu dựa vào lý luận của tâm lý học, tiến hành mô tả một số hiện tượng tâm lý trong thể thao, đồng thời thông qua các phương pháp khoa học tiến hành nghiên cứu các vấn đều bức bách trong lĩnh vực thể thao.
Ngoài ra trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã mượn thuật YOGA của Ấn Độ để tiến hành huấn luyện tự điều chỉnh quá trình sinh lý, tâm lý cho các nhà du hành vũ trụ như tự điều chỉnh nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, căng thẳng cơ bắp và tình cảm dưới sự kích thích của môi trường mất trọng lượng… Huấn luyện tâm lý học cho VĐV thể thao ở Liên Xô cũ và Cộng hoà Dân chủ Đức, sau 20 năm trên cơ sở đó đã phát triển lên mạnh mẽ.
Năm 1965 Hội tâm lý học thể thao quốc tế (Inlemationcel Society of sport Psachology viết tắt là ISSP) đã được thành lập. Đây là một cái mốc đánh dấu tâm lý học thể thao đã trở thành một môn khoa học độc lập là một nhánh của khoa học tâm lý.
Năm 1970 tạp chí “Tâm lý học thể thao quốc tế” được ra đời đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu học thuật và thông tin về lĩnh vực tâm lý của các nước, thúc đẩy sự phát triển tâm lý học TDTT. Có thể nói trong 30 năm nay lĩnh vực nghiên cứu tâm lý TDTT của quốc tế đã có nhiều thay đổi và phát triển; Liên Xô cũ
và các nước Đông Âu, luôn dùng thể thao thành tích cao làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích là đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thể thao cho VĐV, những lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm là:
Phương pháp chẩn đoán tâm lý năng lực thể thao.
Huấn luyện tâm lý là một bộ phận của quá trình huấn luyện thể thao. Điều tiết trạng thái tâm lý.
Lấy học thuyết điều khiển để chỉ đạo xây dựng mô hình tuyển chọn tâm lý VĐV.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Trạng Thái Tâm Lí Xấu Trước Thi Đấu Thể Thao
- Ảnh Hưởng Của Trạng Thái Tâm Lí Xấu Trước Thi Đấu Đối Với Kết Quả Thi Đấu
- Xu Hướng Nâng Cao Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Công Tác Huấn Luyện Tâm Lý
- Nghiên Cứu Thực Trạng Công Tác Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Thi Đấu Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Nhận Thức Của Hlv Về Vai Trò Của Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Diễn Biến Các Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 126 Lượt Thi Đấu)
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Còn đối với các học giả phương tây, phần lớn dựa vào hứng thú riêng và nhận thức của họ đối với tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Lấy phương hướng nghiên cứu của mình để lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời ở chừng mực lớn chịu ảnh hưởng to lớn của các nhánh tâm lý khác [41], [61], [62], [63], [64].
Có một số lĩnh vực nghiên cứu được xác định để đối phó lại các vấn đề xuất hiện trong lĩnh vực TDTT. Vì vậy lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng, vấn đề quan tâm ở các thời kỳ cũng khác nhau, các lĩnh vực chủ yếu gồm:
Tâm lý học tập kỹ năng vận động.
Đặc trưng cá tính và thể thao thành tích cao. Trạng thái tâm lý và biểu hiện thể thao.
Huấn luyện kỹ năng tâm lý.
Vấn đề tâm lý học xã hội TDTT. Thể dục và phát triển nhân sinh.
Từ tâm lý học nhận biết nghiên cứu phong trào TDTT. Các vấn đề có liên quan giữa động cơ với thể dục thể thao.
Các nhà tâm lý học Nhật Bản cho rằng tâm lý học TDTT quần chúng và tâm lý học TDTT thành tích cao có sự khác biệt, là hai lĩnh vực khác nhau. Các nhà tâm lý học Nhật Bản quan tâm đến tâm lý học TDTT quần chúng nhiều hơn so với các quốc gia khác [6], [8], [12], [79], [80], [81].
1.4.2. Các công trình nghiên cứu về tâm lý TDTT trong nước
Đối với Việt Nam nghiên cứu lĩnh vực tâm lý TDTT sớm nhất là các công trình nghiên cứu về tâm lý của trẻ học bơi của Lê Văn Xem (1979) và nghiên cứu tính tích cực của VĐV bóng đá của Phạm Ngọc Viễn (1980). Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, những nghiên cứu sâu về thể thao nâng cao đã được Phạm Ngọc Viễn tiến hành trong các công trình: “Mô hình hoá hoạt động tâm lý của VĐV thể dục dụng cụ cấp cao” (1987) và “Xây dựng mô hình tâm lý của VĐV một số môn thể thao” (1991), Nguyễn Toán (cẩm nang tâm lý TDTT năm 2002). Các công trình nghiên cứu này của các tác giả là những công trình đầu tiên về tâm lý TDTT ở Việt Nam. Từ đó đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tâm lý sinh viên, tâm lý VĐV một số môn thể thao của thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ trường Đại học TDTT Bắc Ninh. “Vấn đề ứng dụng các lý luận cơ bản của tâm lý học TDTT vào quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao”. Ngay từ những thập kỷ 70, trường đại học TDTT I và II đã đưa môn tâm lý học vào giảng dạy. Song phải tới cuối thập kỷ 80 một số đội thể thao như bóng đá, bóng bàn, thể dục dụng cụ ở một số trung tâm thể thao lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Quân Đội mới ứng dụng tâm lý vào quá trình tuyển chọn và huấn luyện. Các nhà khoa học Việt Nam như Lê Văn Xem, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Kim Minh, Phạm Ngọc Viễn, Nguyễn Toán, Lâm Quang Thànhvv... đã rất coi trọng việc ứng dụng các yếu tố tâm lý vào tuyển chọn và huấn luyện các môn thể thao. Song qua thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng tâm lý vào lĩnh vực TDTT ở nước ta, đặc biệt là ứng dụng các biện pháp để khắc phục các trạng thái tâm lý xấu trước và trong thi đấu vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng một cách bài bản hệ thống và hiệu quả.
Những năm gần đây có các công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Chí Kiên với đề tài “Nghiên cứu các bài tập nâng cao năng lực tâm lý cho VĐV Bắn súng”; Trịnh Hồng Sơn nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu một số bài tập
khắc phục tâm lý sốt xuất phát cho VĐV Taekwondo”. Song hầu như mảng đề tài nghiên cứu các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước trong thi đấu cho VĐV các môn thể thao nói chung và môn Karatedo nói riêng vẫn còn là khoảng trống bỏ ngỏ cần được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
1.5. Tiểu kết chương
Từ các nội dung trong phần tổng quan chúng tôi có một số nhận xét
sau:
Huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV thể thao nói chung và VĐV
các môn vò mang tính đối khác trực tiếp nói riêng cần phải dựa vào các thành tựu đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của lĩnh vực tâm lý thể thao như lý luận năng lượng tâm lý. Các qui luật, các nguyên lý, nguyên tắc trong huấn luyện tâm lý; Dựa vào mối quan hệ của tâm lý với các lĩnh vực khác, dựa vào xu thế huấn luyện tâm lý hiện đại mới có thể thu được hiệu quả huấn luyện tâm lý mong muốn.
Các trạng thái tâm lý có những biểu hiện khác nhau, các trạng thái tâm lý xấu trước và trong thi đấu của các VĐV môn Karatedo thường là các biểu hiện của các trạng thái “sốt xuất phát thờ ơ hoặc không phân biệt”. Những trạng thái tâm lý này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thi đấu. Điều này càng thể hiện rò tác dụng quan trọng và vai trò không thể thiếu được của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong huấn luyện và thi đấu thể thao hiện đại.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam ( VĐV thi đấu đối kháng Kumite).
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
VĐV đội tuyển quốc gia môn Karatedo ( VĐV thi đấu đối kháng Kumite).
Huấn luyện viên, giảng viên, chuyên gia tham gia công tác huấn luyện VĐV môn Karatedo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra. Quá trình nghiên cứu của đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu chủ yếu phục vụ cho việc giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án. Các tài liệu tham khảo chuyên môn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả tài liệu trong và ngoài nước. Nhằm tổng hợp, bổ xung các luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách sâu sắc hệ thống và bám chắc hơn những vấn đề liên quan đến huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV nói chung và VĐV vò cấp cao nói riêng. Sử dụng phương pháp này đề tài còn nhằm tới việc tìm ra luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Ngoài ra sử dụng phương pháp này còn có thể lựa chọn bổ sung các kiến thức, phương pháp và biện pháp mới nhằm làm cho công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV các đội tuyển Karatedo Việt Nam tiếp cận các phương pháp mới của thế giới.
Sử dụng phương pháp này nguồn tài liệu chính là từ thư viện của các trường Đại học TDTT, thư viện viện khoa học, các tài liệu nước ngoài của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ Viện khoa học, Tổng cục TDTT và Trường đại học TDTT Bắc Ninh bao gồm 134 tài liệu bằng tiếng việt trong đó có các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước hoặc các công trình nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả nước ngoài đã dịch sang tiếng việt. Ngoài ra còn sử dụng 18 tài liệu nước ngoài (11 tiếng Anh, 5 tiếng Nga và 2 tiếng Trung Quốc) là các tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia tâm lý học nổi tiếng thế giới về chuyên đề lý luận và thực tiễn huấn luyện và điều chỉnh tâm lý.
Các tài liệu tham khảo này được trình bày trong danh mục các tài liệu tham khảo.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Phương pháp nghiên cứu này được chúng tôi sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến đánh giá thực trạng nhận thức, về vai trò tác dụng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong huấn luyện và thi đấu của các HLV và VĐV môn vò Karatedo, thực trạng sử dụng các phương pháp và liệu pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn để tranh thủ các ý kiến chuyên gia nhằm lựa chọn các biện pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý có hiệu quả trong việc khắc phục các trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Nội dung phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục.
Để thực hiện được phương pháp này, đề tài sẽ tiến hành thiết kế phiếu phỏng vấn, mỗi câu hỏi được thiết kế câu trả lời theo thang đo khoảng cách Likert dạng 5 mức và 3 mức. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách 5 mức được tính theo thang đo Likert với 7 câu về vai trò của
huấn luyện và điều chỉnh tâm lý đối với việc khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Cụ thể:
1.00 - 1.80: Tác động rất lớn.
1.81 - 2.60: Tác động lớn.
2.61 - 3.40: Bình thường.
3.41 - 4.20: Tác động nhỏ.
4.21 - 5.00: Tác động rất nhỏ.
Thang đo khoảng cách 3 mức trong kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu cho VĐV Karatedo như sau:
1.00 - 1.67: Rất quan trọng.
1.68 - 2.34: Quan trọng.
2.35 - 3.00: Ít quan trọng.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là một phương pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng để thu thập các thông tin về biểu hiện bên ngoài như sắc mặt, cử chỉ, lời nói, hành vi, số lần tiểu tiện, thời gian vào giấc ngủ, động tác kỹ thuật, cách phán đoán, tính chính xác, hiệu quả của VĐV trước khi thi đấu, nhằm giúp cho việc đánh giá các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu được chính xác hơn. Để tiến hành quan sát sư phạm đề tài đã lập phiếu quan sát để giúp quan sát và đánh giá được thuận lợi.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học
Phương pháp kiểm tra y học có vai trò rất quan trọng nhằm thu thập diễn biến sinh lý có liên quan tới các trạng thái tâm lý, thông qua đó giúp cho việc xác định, đánh giá các trạng thái tâm lý nảy sinh cũng như hiệu quả của các biện pháp tâm lý được sử dụng mang tính khoa học và khách quan đó là phương pháp kiểm tra về mạch đập huyết áp, số lần tiểu tiện, thời gian vào giấc ngủ cho VĐV như sau:
(1) Phương pháp đo huyết áp: VĐV ngồi trên ghế để tay lên bàn trên một chiếc đệm hoặc gối mỏng: người đo dùng dụng cụ đo huyết áp của Nhật Bản đo 1 lần để xác định đồng thời cả mạch đập và huyết áp.
(2) Số lần tiểu tiện: Quan sát số lần tiểu tiện của VĐV trước khởi động thi đấu nếu 5 phút 1 lần thì là biểu hiện trạng thái sốt suất phát, nếu 10-15 phút 1 lần thì là biểu hiện trạng thái không phân biệt, nếu 15 phút trở lên đi tiểu 1 lần thì là biểu hiện trạng thái thờ ở.
(3) Thời gian vào giấc ngủ: Kiển tra đánh giá thời gian vào giấc ngủ 5 – 10 phút vào giấc là trạng thái thờ ơ, 10 – 15 phút vào giấc là trạng thái sẵn sàng thi đấu, 15 – 20 phút vào giấc là trạng thái không phân biệt, trên 20 phút vào giấc là trạng thái sốt suất phát.
Đánh giá diễn biến và xác định các trạng thái tâm lý là một việc rất khó khăn phức tạp. Để có được sự chính xác trong việc xác định và đánh giá các diễn biến tâm lý cũng như trạng thái tâm lý của VĐV chúng tôi đã sử dụng các test sau:
(4) Test so sánh nhiệt độ da trước khi thi đấu với nhiệt độ bình thường.
Nếu tăng từ 1,10 trở lên là rất cao (tương ứng trạng thái sốt xuất phát).
Nếu nhiệt độ tăng giảm không ổn định (lúc cao lúc thấp giao động từ 0,3 đến 0,9o là trạng thái không phân biệt).
Nếu tăng 0,30 trở xuống là trạng thái thờ ơ.
Còn trạng thái sẵn sàng thi đấu trước khởi động thi đấu thì nhiệt độ từ 0,5o đến 0,6o
(5) Test terơmo nhằm đánh giá trạng thái xúc cảm và mức độ hưng phấn của VĐV.
Dụng cụ đo: Là thiết bị đo cảm xúc đa năng có 9 lỗ với đường kính 2- 10mm và đồng hồ bấm giây.
Cách đo: Cho VĐV ngồi thoải mái, tay cầm 1 que sắt đưa vào từ lỗ to nhất đến nhỏ nhất, VĐV phải giữ trong 10 giây không run.