Biểu đồ 3.1. Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Từ kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số ý kiến trả lời đều nằm ở vùng mức độ nhỏ và rất nhỏ (C1 và C2) chiếm tỷ lệ từ 47% đến 76%. Ở vùng mức độ rất lớn và lớn chỉ chiếm từ 8% đến 21%. Còn lại là vùng mức độ trung bình chiếm tỷ lệ từ 11% đến 39%. Như vậy, đa số HLV đều đánh giá chưa cao về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Khi tính điểm trung bình ) theo thang đo Likert 5 bậc thì có 6/7 nội dung nhận định về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý nằm trong khoảng từ 2.08 đến 2.55 điểm và độ lệch chuẩn (δ) dao động từ 1.03 đến 1.15 điểm. So sánh điểm trung bình theo thang đo Likert thì đều nằm trong khoảng từ 1.81 - 2.60. Tức là mức độ đánh giá về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý ở mức độ nhỏ. Còn 1/7 nội dung nhận định đạt 2.63 điểm nằm trong khoảng 2.61 - 3.40 điểm và ở mức độ đánh giá là bình thường. Hay nói cách khác là nhận thức của HLV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam còn ở mức độ chưa cao.
Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Sử dụng 7 nội dung phỏng vấn như đã phỏng vấn cho đối tượng HLV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trên 44 VĐV đã và đang tham gia tập luyện Karatedo ở đội tuyển quốc gia, Công an nhân dân, quân đội nhân dân và một số VĐV ở đội tuyển thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, An Giang v.v...
Kết quả phỏng vấn được đánh giá theo thang đo Likert. Mỗi câu hỏi phỏng vấn được VĐV trả lời theo 5 mức độ tác động (C5: Tác động rất lớn; C4: Tác động lớn; C3: Bình thường; C2: Tác động nhỏ; C1: Tác động rất nhỏ).
Về xác định độ tin cậy kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3 và phụ lục 4 (mục 2).
Bảng 3.3. Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 38)
Số lượng biến | |
0.776 | 7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Nâng Cao Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Công Tác Huấn Luyện Tâm Lý
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tâm Lý Tdtt Trong Nước
- Nghiên Cứu Thực Trạng Công Tác Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Thi Đấu Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Diễn Biến Các Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 126 Lượt Thi Đấu)
- Kết Quả Khắc Phục Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Lựa Chọn Xây Dựng Các Biện Pháp Điều Chỉnh Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Xác định độ tin cậy kết quả phỏng vấn ở bảng 3.3 cho thấy:
Hệ số tin cậy của tổng 7 câu hỏi phỏng vấn thu được về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý là 0.776, khi so sánh với giá trị Hệ số tương quan giữa biến - tổng khi xóa biến của từng vai trò phỏng vấn đều < 0.776, chỉ từ 0.714 đến 0.767.
Đồng thời giá trị Hệ số tương quan biến - tổng thu được ở 7 câu hỏi phỏng vấn có giá trị thu được từ 0.400 đến 0.672 > 0.4. Do vậy, không có câu hỏi phỏng vấn nào phải loại bỏ và kết quả phỏng vấn thu được đảm bảo độ tin cậy. Về kết quả trả lời được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 44)
Vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý | Mức độ tác động (%) |
| δ | |||
Nhỏ và rất nhỏ | Bình thường | Rất lớn và lớn | ||||
1 | Nâng cao trình độ kỹ thuật | 77.27 | 11.36 | 11.36 | 2.02 | 1.09 |
2 | Nâng cao trình độ thể lực | 34.09 | 45.45 | 20.45 | 2.75 | 0.99 |
3 | Nâng cao kỹ năng điều chỉnh tâm lý | 65.91 | 22.73 | 11.36 | 2.32 | 1.01 |
4 | Phát huy tốt năng lượng tâm lý | 68.18 | 22.73 | 9.09 | 2.23 | 0.94 |
5 | Nâng cao chiến thuật thi đấu | 50.00 | 34.09 | 15.91 | 2.52 | 1.07 |
6 | Khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu | 59.09 | 20.45 | 20.45 | 2.45 | 1.25 |
7 | Điều chỉnh tâm lí thi đấu | 56.82 | 31.82 | 11.36 | 2.36 | 1.06 |
Về xác định tỷ lệ trả lời được thể hiện ở biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2. Thực trạng nhận thức của VĐV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Kết quả thu được ở biểu đồ 3.2 cho thấy:
Đa số ý kiến trả lời đều nằm ở vùng mức độ nhỏ và rất nhỏ (C1 và C2) chiếm tỷ lệ từ 13.6% đến 47.7%. Ở vùng mức độ rất lớn và lớn chỉ chiếm từ 2.3% đến 18.2%. Còn lại là vùng mức độ trung bình chiếm tỷ lệ từ 11.4% đến 45.5%. Như vậy, đa số VĐV đều đánh giá chưa cao về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Khi tính điểm trung bình ) theo thang đo Likert 5 bậc thì có 6/7 nội dung nhận định về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý nằm trong khoảng từ 2.02 đến 2.52 điểm và độ lệch chuẩn (δ) dao động từ 0.94 đến 1.25 điểm. So sánh điểm trung bình theo thang đo Likert thì đều nằm trong khoảng từ 1.81 - 2.60 thuộc mức độ nhỏ. Còn 1/7 nội dung đạt 2.75 điểm nằm trong khoảng 2.61 - 3.40 điểm và ở mức độ đánh giá là bình thường. Hay nói cách khác là nhận thức của VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam còn ở mức độ chưa cao.
So sánh sự khác biệt giữa nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Qua kết quả trên có thể thấy rất rò là trong hầu hết các HLV và VĐV môn Karatedo còn chưa nhận thức hết được vai trò rất quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý để nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật thể lực và hiệu suất thi đấu trong điều kiện thi đấu căng thẳng của đấu trường thể thao hiện đại.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhận định là khách quan, căn cứ kết quả phỏng vấn thu được ở tổng cộng 7 nội dung, chúng tôi đã sử dụng kiểm định khi bình phương để đánh giá sự khác biệt giữa nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. So sánh sự khác biệt giữa nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo
Mức độ | Tần số với 7 câu | 2 | P | ||
HLV (n=38) | VĐV (n=44) | ||||
C1 | Tác động rất nhỏ | 59 | 68 | 0.307 | 0.989 |
C2 | Tác động nhỏ | 95 | 113 | ||
C3 | Bình thường | 74 | 83 | ||
C4 | Tác động lớn | 24 | 30 | ||
C5 | Tác động rất lớn | 14 | 14 | ||
Tổng cộng | 266 | 308 |
Kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy:
Giá trị Khi bình phương thu được bằng 0.307 với p-value = 0.989 >
0.05 là không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác là nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo là không có sự khác biệt.
Tóm lại: Hầu hết các HLV môn Karatedo cho VĐV cấp cao Việt Nam còn chưa nhận thức hết được vai trò rất quan trọng của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý để nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật thể lực và hiệu suất thi đấu trong điều kiện thi đấu căng thẳng của đấu trường thể thao hiện đại.
Các VĐV Karatedo cũng có nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu. Đồng thời giữa nhận thức của HLV và VĐV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo có sự tương đồng nhau.
3.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Để khảo sát thực trạng về công tác huấn luyện tâm lý đối với VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam, đề tài đã tiến hành khảo sát nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Karatedo cấp cao Việt Nam. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.6. Thực trạng nội dung và thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch huấn luyện năm đối với VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Nội dung huấn luyện | Số giờ | Tổng | Tỷ lệ % | |
Lý thuyết | 1. Các trạng thái tâm lý thường gặp trong thi đấu môn Karatedo | 2 | 6 | 16.7 |
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý thi đấu của VĐV Karatedo | 2 | |||
3. Các phương pháp cơ bản để nâng cao kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo | 2 | |||
Thực hành | 1. Tập luyện các phương pháp nâng cao năng lực tự điều chỉnh tâm lý như phương pháp tự nhủ, phương pháp thiền v.v… | 15 | 30 | 83.3 |
2. Rèn luyện năng lực điều chỉnh tâm lý qua các hình thức và qui mô thi đấu từ cấp nội bộ đến cấp quốc gia | 15 | |||
Tổng cộng | 36 |
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thời lượng huấn luyện tâm lý trong kế hoạch huấn luyện năm đối với VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Về nội dung lý thuyết còn sơ sài và chiếm tới tỷ lệ 16.7% thời gian huấn luyện tâm lý.
Về thực hành nội dung cũng chưa phong phú đa dạng và với thời lượng chiếm 83.3%, song số giờ thực tế là quá ít. Chỉ với 15 giờ chia cho mỗi nội dung thực hành nên chưa thể tạo ra được kỹ năng tự điều chỉnh tâm lý một cách thành thạo và có hiệu quả.
Để làm rò nhận xét này đề tài đã tiến hành so sánh thời lượng giành cho việc trang bị tâm lý và huấn luyện kỹ năng điều chỉnh tâm lý giữa kế hoạch huấn luyện tâm lý của đội tuyển Karatedo Việt Nam với đội tuyển Karatedo đại học KimKi-Osaka, Nhật bản. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kiểm định tỷ lệ thời lượng thực hành huấn luyện tâm lý của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam với đội Karatedo Nhật Bản
(Nguồn số liệu: Trung tâm HLTT Quốc gia)
Nội dung | Số giờ | ||
Nhật Bản | Việt Nam | ||
1 | Trang bị lý luận | 10 | 6 |
2 | Thực hành tập luyện nâng cao kỹ năng tâm lý | 30 | 15 |
3 | Tập luyện vận dụng kỹ năng tự điều chỉnh trong các loại hình thi đấu | 20 | 15 |
Tổng | 60 | 36 | |
Ước tính tỷ lệ nội dung thực hành | 0.83 | 0.83 | |
Khoảng tin cậy 95% | 0.710 - 0.913 | 0.665 - 0.930 | |
2 | 25.35 | 14.69 | |
P | 4.782e-07 | 0.00013 |
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.7 có thể thấy:
Ước tính tỉ lệ giờ thực hành của Nhật Bản là 0.83, và khoảng tin cậy 95% là 0.710 đến 0.913. Giá trị Khi bình phương là 25.35, với trị số P = 4.782e-07, có sự khác biệt. Như vậy, số giờ thực hành huấn luyện tâm lý của
VĐV đội Karatedo Nhật Bản có tỉ lệ giờ thực hành huấn luyện tâm lý cao hơn 70%.
Ước tính tỉ lệ giờ thực hành của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam là 0.83, và khoảng tin cậy 95% là 0.665 đến 0.930. Giá trị Khi bình phương là 14.69, với trị số P = 0.00013, có sự khác biệt. Như vậy, số giờ thực hành huấn luyện tâm lý của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam có tỉ lệ giờ thực hành huấn luyện tâm lý cao hơn 66%.
Mặc dù số giờ thực hành huấn luyện tâm lý của cả hai đội so với tổng thể đều có sự khác biệt. Song so sánh giữa hai đội về tỉ lệ giờ thực hành huấn luyện tâm lý đội Karatedo Nhật Bản cao hơn Karatedo cấp cao Việt Nam.
Như vậy, cả về nội dung huấn luyện và thời lượng huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam đều ít hơn Nhật Bản rất nhiều. Đặc biệt là ở nội dung huấn luyện các kỹ năng tâm lý thời lượng huấn luyện chỉ bằng
½ thời lượng huấn luyện của Nhật Bản. Thời lượng để trang bị các kiến thức lý luận cơ bản về tâm lý cho VĐV thì Việt Nam cũng chỉ bằng nhỏ hơn thời lượng của Nhật Bản.
Việc tập luyện vận dụng các kỹ năng điều chỉnh tâm lý trong thực tiễn thi đấu cũng được VĐV và HLV Nhật Bản coi trọng thể hiện số lượng thời gian dành cho nội dung huấn luyện này cũng cao hơn Việt Nam.
3.1.3. Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
(1) Thực trạng diễn biến các trạng thái tâm lý xấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Để khảo sát và đánh giá thực trạng xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo Việt Nam, đề tài đã khảo sát trên 126 lượt thi đấu của 42 VĐV trong đó có 72 lượt VĐV nam và 54 lượt VĐV nữ Karatedo cấp cao Việt Nam thi đấu ở các giải trong nước và quốc tế.
Nội dung và tiêu chí cơ bản phân loại các trạng thái tâm lý xấu như sau: