Các Trạng Thái Tâm Lí Xấu Trước Thi Đấu Thể Thao


Thực tiễn đã chứng minh, vai trò của nhân tố tâm lý có ảnh hưởng quyết định tới việc phát huy kỹ chiến thuật của VĐV. Do vậy, những nhà khoa học tâm lý đều rất coi trọng việc nghiên cứu tâm lý đối với VĐV, đồng thời tiến hành hàng loạt các thực tiễn huấn luyện tâm lý nhằm bảo đảm cho việc VĐV phát huy ổn định trình độ kỹ thuật vốn có của mình trên sàn đấu.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu ứng dụng tâm lý và tiến hành huấn luyện tâm lý cho VĐV các cấp, các môn thể thao đã đang là một xu hướng lớn của thể thao hiện đại. Sự cạnh tranh thể thao thành tích cao hiện đại không chỉ là sự cạnh tranh về năng lực cơ thể, cạnh tranh về kỹ năng, thể lực và trí lực của VĐV mà còn sự cạnh tranh về kinh tế và khoa học kỹ thuật của mỗi nước. Nghiên cứu xu thế huấn luyện của thể thao hiện đại trong thời gian gần đây cho thấy công tác huấn luyện cho VĐV đã trở thành việc huấn luyện, tổng hợp nhiều mặt mang tính nhất thể hoá các mặt năng lực cơ thể, kỹ thuật, hồi phục cơ thể, kỹ năng tâm lý kết hợp chế độ dinh dưỡng và thuốc bổ dưỡng v.v... Đồng thời dưới quan điểm huấn luyện thể thao mà xem xét, trình độ thể thao của VĐV cao hay từ thành tích thể thao tốt hay tồi, không chỉ ở chỗ VĐV đó đã có được mức độ tài năng bẩm sinh lớn hay nhỏ mà còn có được đội ngũ các nhà nghiên cứu, các huấn lyện viên thể thao có trình độ cao về các lĩnh vực của huấn luyện thể thao.

Tóm lại, hiện nay mọi người đều thừa nhận vai trò của tâm lý học trong đời sống xã hội. các yếu tố tâm lý quyết định các hoạt động ở mọi lĩnh vực của con người trong xã hội.

Trong lĩnh vực thể thao hiện đại các nhà khoa học về tâm lý của các nước như: Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ... đã coi yếu tố tâm lý là một thành tố rất quan trọng cấu thành thành tích thể thao đồng thời khi mà trình độ của VĐV các nước chênh lệch nhau một khoảng rất nhỏ thì yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò quyết định thắng bại của VĐV.

Tác dụng của huấn luyện tâm lý trong thể thao.


Tác dụng của huấn luyện tâm lý chủ yếu ở chỗ: Thúc đẩy sự hoàn hiện không ngừng quá trình tâm lý của VĐV, hình thành các tâm lý cá nhân tốt đặc trưng cho môn thể thao chuyên sâu, đạt được sự dự trữ năng lượng tâm lý cần thiết, làm cho trạng thái tâm lý của họ thích ứng với yêu cầu tập luyện và thi đấu nhằm đạt được trạng thái thi đấu tối ưu xây dựng nên nền móng cho thành tích thể thao cao.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học thể thao Rudich, Punhi, Radiono, Vương Tân Thắng, Mã Khởi Vĩ, Phạm Ngọc Viễn đã chứng minh tác dụng của huấn luyện tâm lý trong thể thao biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

Thúc đẩy sự hoàn thiện quá trình tâm lý của VĐV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huấn luyện tâm lý thể thao giúp cho việc phát triển, hoàn thiện năng lực nhận thức của VĐV. Nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa huấn luyện và thi đấu, giữa cá nhân và tập thể, đồng thời lại có thể giúp cho việc nâng cao năng lực khống chế cảm xúc của VĐV, xử lý tốt mối quan hệ giữa thả lỏng và căng thẳng, giữa thành công và thất bại. Mặt khác huấn luyện tâm lý còn giúp cho VĐV tăng cường phẩm chất ý chí để khắc phục khó khăn trong bất kể điều kiện thi đấu thuận lợi hay khó khăn (chủ quan hay khách quan) đều có thể kiên trì giành giật, nỗ lực không ngừng, chiến thắng bản thân, chiến thắng đối thủ giành thắng lợi cuối cùng.

Thúc đẩy việc hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý cá nhân đặc trưng.

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 4

Chúng ta đều biết: các phẩm chất tâm lý cá nhân quyết định đặc điểm hành vi của con người trong thi đấu thể thao. Vì vậy, thông qua huấn luyện tâm lý sẽ có thể giúp cho việc bồi dưỡng động cơ hứng thú tốt đẹp cho VĐV, hình thành và phát triển tính cách, khí chất thích hợp với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu, nâng cao nhân tố trí tuệ của môn chuyên sâu (Rudich, 1980; Punhi, 1984; Ilin, 1980; DgianvaRop, 1979...).


Thúc đẩy việc hình thành trạng thái tâm lý thích hợp.

Trạng thái tâm lý là cấu trúc tâm lý dễ biến đổi nhất; Nó là sự biểu hiện tổng hợp của phẩm chất tâm lý và năng lực tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình vận động. Huấn luyện tâm lý sẽ giúp cho việc bồi dưỡng tính ổn định của quá trình tâm lý ở VĐV. Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan nội tạng và năng lực điều chỉnh quá trình tư duy, phát triển năng lực điều chỉnh khống chế trạng thái tâm lý của mình khi hoạt động căng thẳng cao độ. Hình thành trạng thái tâm lý thích hợp với việc tham gia huấn luyện và thi đấu [Radionop (1973,1979), Ônhisenco, Gumenhinc (1979), Bryout J. Craty (1973) Rudich (1980), Trecnhicova,... [9].

Có lợi cho việc củng cố và hoàn thiện các kỹ năng thể thao.

Thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện tâm lý và huấn luyện thể thao có lợi cho việc đạt được, củng cố và hoàn thiện kỹ năng thể thao. Ví dụ: Thông qua huấn luyện biểu tượng vận động và huấn luyện “tự ám thị” HLV có thể làm tái hiện các quá trình động tác chính xác trong não có tác dụng tích cực đối với việc củng cố kỹ thuật từ đó có thể khai thác tiềm năng nội tại nhiều mặt của VĐV, nâng cao hơn hiệu quả huấn luyện. (Datxkevich, Cheenhicova, Phạm Ngọc Viễn (1981), Vương Tân Thắng (2001)...).

Có tác dụng loại trừ và giảm bớt mệt mỏi, tăng nhanh quá trình hồi

phục.

Sau huấn luyện và thi đấu căng thẳng, VĐV dễ xuất hiện mệt mỏi tinh

thần, nếu dùng biện pháp huấn luyện thả lỏng, thôi miên và nghỉ ngơi tích cực và các biện pháp hồi phục khác có thể loại bỏ và giảm bớt nhanh chóng mệt mỏi tinh thần của VĐV.

Thực tiễn đã chứng minh khi huấn luyện với lượng vận động lớn, nếu tiến hành tự điều chỉnh tâm lý trong 5 phút, có thể đạt được hiệu quả rò rệt.

Khắc phục được các trở ngại tâm lý.


Theo các nhà tâm lý và HLV các môn vò huấn luyện tâm lý còn có tác dụng phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý của VĐV; Bồi dưỡng đặc điểm hành vi tốt đẹp, có thể nâng cao được năng lực tâm lý trí tuệ, làm cho quá trình nhận thức sẽ trở nên chính xác và sâu sắc, một số trở ngại tâm lý trong thể thao sẽ được loại trừ, nhờ thế VĐV có thể bước vào tập luyện và thi đấu trong trạng thái tâm lý tốt và thái độ sẽ tích cực gấp bội.

1.2. Các trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao

1.2.1. Đặc điểm tâm lí thi đấu của VĐV môn Karatedo cấp cao

Theo quan điểm tâm lý học về việc hệ thống hóa về phân loại các môn thể thao của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Dgiamazop, Punhi, Mã Khởi Vĩ thì các môn Karatedo thuộc nhóm môn mang tính đối kháng lấy kỹ năng làm chủ đạo. Trong các môn này VĐV không những chỉ cố gắng nâng cao hiệu quả của mình mà đồng thời phải chống đỡ và làm giảm hiệu quả hành động của đối phương, trong các tình huống căng thẳng quyết liệt giới hạn về mặt thời gian do đó đối với VĐV các môn vò cần phải có các phẩm chất tâm lý sau:

Có lòng tin kiên định.

Các VĐV môn vò muốn giành được thành công trong thi đấu, điều vô cùng quan trọng là VĐV phải có một niềm tin kiên định tuyệt đối, không nghi ngờ sức mạnh của mình; Có mong muốn chờ đợi thắng lợi một cách rò rệt, dự kiến được bản thân có thể phát huy trình độ kỹ thuật của mình hoặc phát huy một cách vượt mức bình thường, đồng thời có thể điều động được tiềm năng lớn nhất của bản thân.

Niềm tin kiên định bắt nguồn từ việc nhận thức và phân tích toàn diện chính xác sự biến đổi về thực lực, kỹ thuật, chiến thuật của mình và đối thủ, đồng thời dùng tố chất thể lực và kỹ thuật của mình làm thành cơ sở vật chất; Nếu mất hoặc thiếu cơ sở cần thiết, VĐV sẽ giảm lòng tin trong quá trình thi đấu và hiệu quả thi đấu sẽ bị kém chất lượng.


Có cảm xúc thi đấu tốt.

VĐV các môn vò càng cần phải có cảm xúc thi đấu tốt hơn VĐV các môn thể thao kỹ năng khác. “Tâm lý phấn chấn, hưng phấn cao sẽ có lợi cho việc hình thành trạng thái tâm lý tối ưu. Từ đó có thể điều động được sức mạnh nội lực của bản thân VĐV để khắc phục khó khăn lập nên thành tích xuất sắc”. Tác dụng tích cực của cảm xúc còn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến niềm tin, khả năng chú ý từ, tri giác đến tư duy, ý chí. Mặt khác HLV có thể thông qua quan sát một các nhạy cảm, sắc bén thế giới nội tâm của VĐV, sử dụng các biện pháp có hiệu quả tiến hành điều chỉnh các vấn đề mà VĐV có thể gặp phải trong thi đấu.

Tính dũng cảm khi vào trận.

Do đặc điểm của thi đấu phải cạnh tranh quyết liệt thể thao về lượng vận động cơ bắp lớn nên VĐV thi đấu các môn vò nói chung môn Karatedo nói riêng phải đối đầu với va chạm về thể chất rất mạnh như chịu những đòn tấn công trực tiếp của đối thủ. Một trở ngại rất lớn trong thi đấu đối với VĐV vò là phải khống chế các đòn tấn công của đối phương, có lúc phải chịu những đòn đánh rất nặng. Nếu không có ý chí, VĐV sẽ bị giảm sút nhanh chóng năng lực thi đấu và đương nhiên là sẽ không tiếp tục thi đấu nữa hoặc thi đấu rất thụ động.

Khi thi đấu các môn vò, VĐV thường gặp phải trạng thái tâm lý sợ đối thủ; Đặc biệt là khi gặp đối thủ thủ mạnh VĐV thường thụ động không phát huy được kỹ chiến thuật và thể lực. Ngược lại những VĐV các môn vò có phẩm chất tâm lý tốt, có thể lợi dụng vấn đề tâm lý sợ hãi giống như vậy ở đối thủ, có ý thức tấn công tích cực chủ động làm cho mình giành được ưu thế về khí thế, từ đó giành thắng lợi. Song để đạt được trạng thái tâm lý như vậy không phải là dễ dàng, VĐV phải trải qua huấn luyện lâu dài, tích lũy được kinh nghiệm qua tham gia thi đấu nhiều lần với nhiều đối thủ khác nhau. Họ đã phải trải qua sự thắng, thua cũng như sự tập luyện cọ sát để bồi dưỡng lòng


dũng cảm gan dạ của mình. Với những VĐV có trình độ ngang nhau, trong thi đấu hai bên đều rất căng thẳng, áp lực tâm lý muốn thắng sợ thua luôn đè nặng lên họ. Trên sàn đấu biểu hiện dè dặt, động tác rụt rè, nghiêm trọng hơn, có thể làm cho động tác biến dạng. Vào lúc này nếu VĐV nào không bị sức ép về mặt tâm ly căng thẳng biểu hiện ở mức độ vừa phải, mạnh dạn vận dụng kỹ thuật chiến thuật sẽ có thể dễ giành phần thắng. Hai kẻ mạnh gặp nhau người dũng cảm sẽ là người chiến thắng.

Phẩm chất ý chí ngoan cường.

Theo các chuyên gia tâm lý và HLV các môn vò: Đối với VĐV nhóm môn đối kháng trực tiếp như các môn vò thì phẩm chất ý chí ngoan cường trước hết phải qua được cửa ải khó khăn là điều chỉnh khống chế được trọng lượng cơ thể; Đặc biệt là đối với các VĐV ở hạng cân nhỏ của các môn này. Để có thể giành được thắng lợi 'trong thi đấu, có lúc cần phải khống chế trọng lượng cơ thể lâu dài hoặc giảm trọng lượng để tham gia thi đấu ở hạng cân thấp hơn. Vấn đề giảm trọng lượng cơ thể là vấn đề tương đối gian khổ, thường xuyên phải đấu tranh với đói và khát có lúc chỉ có thể dùng nước xúc miệng chứ không được uống nếu phải giảm trọng lượng, nhiều VĐV rất dễ nóng nảy, buồn bực; Có lúc phát sinh cảm giác hiềm tị ghen ghét với những VĐV ăn uống bình thường. Khi ra thi đấu, do giảm trọng lượng mà thiếu lòng tin vì thể lực bị giảm sút khá nhiều, rất dễ mệt mỏi tăng thêm gánh nặng tâm lý, nếu không có phẩm chất tâm lý ngoan cường, rất dễ thất bại trong thi đấu.

Phẩm chất ý chí ngoan cường của VĐV nhóm môn này còn biểu hiện ở sự đối kháng quyết liệt căng thẳng; Nhất là ở các hiệp đấu then chốt. VĐV ở nhóm môn này có thể “một chiêu là chiến thắng” và cũng có thể “bị một chiêu” là thất bại. Trong trường hợp này, nếu ai có ý chí ngoan cường thì dễ giành thắng lợi, ngược lại sẽ dễ chuốc thất bại.

Trạng thái tâm lý trước thi đấu tương đối ổn định.


Trạng thái tâm lý trước thi đấu ổn định, có thể bảo đảm cho VĐV các môn vò có được quá trình tư duy khách quan, bình tĩnh đối với các cuộc thi đấu VĐV có thể nhìn thẳng vào hiện thực của thi đấu, đem sự giành giật căng thẳng hoà nhập vào trong sự suy nghĩ bình tĩnh tỉnh táo của mình để có thể thực hiện được phương châm “về chiến lược coi thường đối thủ, về chiến thuật coi trọng đối thủ”.

Cũng theo các nhà tâm lý và HLV các môn vò: ở các môn vò, thường sử dụng chế độ thi đấu vòng tròn hoặc chế độ thi đấu loại trực tiếp. Xếp sắp bốc thăm trong đấu loại trực tiếp thường hay xuất hiện vòng trống, nếu VĐV được lọt vào vòng trống hoặc tránh được đối thủ mạnh sẽ cảm thấy may mắn, không cần thi đấu đã lọt được vào thi đấu ở vòng sau. Còn VĐV không gặp được vòng trống hay gặp đối thủ mạnh, thường có cảm giác hơi bị choáng và cảm thấy bị “đen đủi”, thậm chí có VĐV còn cáu trách HLV bốc thăm đã đem đến cho mình điều bất lợi, những cảm xúc này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thành tích thi đấu.

Qua giáo dục, huấn luyện tâm lý có thể khắc phục được nhược điểm này để có được trạng thái tâm lý bình tĩnh đối xử với vấn đề bốc thăm. [1], [10], [72], [73], [74], [78].

1.2.2. Khái niệm về trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao

Theo các học giả tâm lí học thể thao trong và ngoài nước như Rudich (Nga), Meyer và Meyer Verlag (Đức), Mã Khởi Vĩ, Trương Lực Vi, Vương Tân Thắng (Trung Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Ngọc Viễn (Việt Nam) thì trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao được khái niệm như sau: Trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu thể thao là những trạng thái tâm lí tạo ra các phản ứng về sinh lí cơ thể như thay đổi mạch đập huyết áp, nhiệt độ da, độ run tay và các hoạt động của hệ thống nội tiết và thần kinh như lượng tiểu tiện nhiều, khó ngủ vv…; Từ đó tiêu hao năng lượng cơ thể và làm giảm sút độ chuẩn


xác của các hoạt động kỹ thuật trong thi đấu, giảm thiểu hiệu quả thi đấu [57], [72], [74].

Cũng theo các học giả tâm lí trên trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu có 3 trạng thái cơ bản sau:

Trạng thái tâm lí sốt xuất phát. Trạng thái thờ ơ.

Trạng thái không phân biệt.

1.2.3. Các biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí xấu

Biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí sốt xuất phát.

Một VĐV có trạng thái tâm lí sốt xuất phát trước thi đấu thường có những biểu hiện sau:

Biểu hiện bên ngoài thường thấy: Sắc thái da mặt hồng hào, đứng ngồi không yên, tư tưởng thiếu tập trung.

Kiểm tra nhiệt độ da của VĐV có thể thấy nhiệt độ tăng cao rò rệt ở mức 1o – 1,3o.

Mạch đập tăng từ 15 đến 30 lần/1 phút huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng khoảng từ 15 đến 20 mmHg.

Độ run của tay tăng lên rò rệ thường đạt tới từ 8 đến 10mm. VĐV vào giấc ngủ chậm thậm chí mất ngủ.

Số lần đi tiểu tiện nhiều có thể từ 5 – 10 phút đi 1 lần.

Ngoài ra ở VĐV còn có những biểu hiện nói năng nhanh và biểu đạt không rò rệt…

Các biệu hiện cơ bản của trạng thái tâm lí thờ ơ.

VĐV có trạng thái tâm lí thờ ơ thường là những VĐV không xác định được mục đích và động cơ thi đấu đúng hoặc gặp một đấu thủ quá mạnh tỏ ra chán nản không muốn thi đấu, hoặc gặp một VĐV trình độ kém hơn hẳn thì tỏ ra chủ quan từ đó không sẵn sàng cho chuẩn bị thi đấu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022