Ảnh Hưởng Của Trạng Thái Tâm Lí Xấu Trước Thi Đấu Đối Với Kết Quả Thi Đấu


Những biểu hiện cơ bản của trạng thái tâm lí này được thể hiện ở các mặt sau đây:

VĐV không tập trung tư tưởng cho việc chuẩn bị thi đấu. Các biểu hiện bên ngoài tỏ ra bình thản và thờ ơ với thi đấu.

Các phản ứng sinh lí không có phản ứng rò rệt như nhiệt độ da không tăng hoặc tăng không đáng kể trên dưới 0,10, huyết áp và mạch đập ổn định như mức bình thường hoặc tăng không đáng kể (Mạch đập tăng < 6 lần/Phút, huyết áp tăng < 5mmHg) .

Các hoạt động ăn ngủ và sinh hoạt khác không khác biệt lúc bình

thường.

Các biệu hiện cơ bản của trạng thái tâm lí không phân biệt.

Những VĐV có trạng thái tâm lí không phân biệt trước thi đấu thường là những VĐV gặp phải các trường hợp không nắm vững trình độ đối thủ hoặc đối thủ có trình độ tương đương. Trước thi đấu chưa xác định được động cơ mục đích thi đấu rò rệt vv… khi VĐV có trạng thái tâm lí không phân biệt thường có những biểu hiện sau:

Các biểu hiện bên ngoài không ổn định như lúc nói nhiều lúc nói ít, sức chú ý lúc tập trung lúc thiếu tập trung.

Các sinh hoạt ăn ngủ không ổn định, tiểu tiện lúc nhiều lúc ít. Mạch đập, huyết áp lúc tăng lúc giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nhiệt độ da và độ run của tay cũng tăng giảm không ổn định.

1.2.4. Ảnh hưởng của trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu đối với kết quả thi đấu

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 5

Cũng theo các học giả tâm lí thể thao trong và ngoài nước như đã nêu ở trên thì ảnh hưởng của trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu đối với kết quả thi đấu được thể hiện ở các mặt sau:

Do các trạng thái tâm lí xấu đó làm tiêu tốn hoặc không phát huy được năng lượng tâm lí vào việc thực hiện tốt các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu, từ


đó làm giảm hiệu xuất kỹ thuật và giảm thiểu hiệu quả chiến thuật dẫn tới làm giảm sút kết quả thi đấu.

Trong điều kiện thi đấu thể thao hiện đại khi trình độ kỹ thuật thể lực của VĐV đạt được mức độ sấp sỉ như nhau thì ảnh hưởng của các trạng thái tâm lí xấu càng trở nên rò rệt. Nếu trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu không được khắc phục thì dù trình độ có thể nhỉnh hơn đối thủ thì cũng dễ bị thất bại trước đối thủ.

Vì vậy, có thể nói trạng thái tâm lí xấu trước thi đấu là một cản trở rất lớn đối với VĐV giành thắng lợi trong thi đấu thể thao. [1], [10], [23], [30].

1.3. Cơ sở lý luận của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lí thi đấu cho VĐV thể thao

Theo các nhà tâm lý học hiện đại như Wiliam Marten (Mỹ) Mã Khởi Vĩ, Trương Lực Vi, Vương Tân Thắng (Trung Quốc), Punhi (Nga) thì huấn luyện và điều chỉnh tâm lý được dựa trên cơ sở của lý luận năng lượng tâm lý và dựa vào các quy luật quá trình hình thành trạng thái tâm lý tối ưu.

1.3.1. Khái quát về năng lượng tâm lý.

Trong huấn luyện tâm lý, một khái niệm vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu và nắm vững sâu sắc đó là năng lượng tâm lý.

Tâm lý học truyền thống đem vấn đề năng lượng tâm lý gọi là rung động làm sống động, thức tỉnh tâm lý và cơ thể.

Tâm lý học thể thao đem năng lượng tâm lý gọi là năng lực sức sống và cường độ do tâm lý tạo nên, lấy nền tảng là động cơ.

Trong tập luyện và thi đấu các môn thể thao thành tích cao, năng lượng tâm lý là sự tổng hoà tất cả các kỹ năng tâm lý điều khiển có hiệu quả được hình thành trong hàng ngàn, hàng vạn lần huấn luyện tâm lý của VĐV. Năng lượng tâm lý lấy động cơ của VĐV làm nền tảng, tạo ra một năng lực thông qua việc kích hoạt của tâm lý.


Nếu loại năng lượng tâm lý này là năng lượng tích cực sẽ thúc đẩy VĐV phát huy năng lực của bản thân; Còn nếu là năng lượng tiêu cực sẽ gây trở ngại cho việc biểu hiện các loại kỹ năng của VĐV. Nó có mối quan hệ với các phản ứng cảm xúc khác nhau như hưng phấn vui vẻ khi thành công, buồn rầu bực mình khi thất bại…[50], [66], [67].

Do tính đặc thù của thi đấu thể thao thành tích cao mang tính quyết liệt căng thẳng, nên cần phải yêu cầu VĐV hạn chế hoạt động thể lực trước thi đấu. Cũng giống như bảo tồn năng lượng của cơ thể, VĐV cũng phải thông qua việc hạn chế các hoạt động tâm lý của mình như các tư duy phụ, biểu tượng tiêu cực… để bảo tồn năng lượng tâm lý của mình. Như mọi người đã biết, năng lượng cơ thể trước thi đấu của VĐV là năng lượng cất giữ trong cơ thể dưới hình thức glu cô gen cơ bắp, đường huyết, mỡ... thu được nhờ các biện pháp huấn luyện và tăng cường dinh dưỡng… Cũng giống như vậy, năng lượng tâm lý được tích luỹ ở tư duy dương tính thông qua huấn huấn luyện tâm lý thích hợp và tính xây dựng của hiện thực. Năng lực tâm lý sẽ ảnh hưởng đến năng lượng cơ thể ví dụ cơ thể mệt mỏi có thể giảm sự đấu trí trong thi đấu của VĐV; Vì vậy, lý giải và điều khiển tốt năng lượng, tâm lý của VĐV cố gắng đạt được sự thống nhất giữa năng lượng cơ thể và năng lượng tâm lý đó sẽ là một loại trạng tâm lý và sinh lý thích hợp có thể bảo đảm huấn luyện và thi đấu với lượng vận động lớn, cường độ vận động cao.

Thực tế chứng minh: Những VĐV có trình độ cao, có kinh nghiệm phong phú đều có thể nắm vững được dự trữ năng lượng cơ trong thi đấu của mình. Thậm chí có thể nhận biết tình hình sử dụng năng lượng của mình trong khi vận động, điển hình là các VĐV chạy cự ly dài và trung bình họ có thể xác định và điều chỉnh tốt tốc độ chạy của mình ở lúc nào, đoạn nào hoàn thành tăng tốc cho đến lúc cạnh tranh hết sức với đối thủ. Đối với các VĐV vò, sự phân phối thể lực, năng lực tâm lý qua các hiệp đấu là hết sức cần thiết, điều này còn phụ thuộc vào trình độ của đối thủ cũng như các tình huống diễn


ra trong từng hiệp đấu cụ thể. Nếu vò sĩ thi đấu mà không biết sử dụng năng lượng hợp lý ví dụ: VĐV khi gặp một đối thủ mạnh, vừa vào trận đấu đã tấn công liên tiếp huy động tối đa về lực, năng lực tâm lý ở những giây phút đầu tiên của trận đấu thì vò sĩ này thường bị đuối ở các hiệp cuối và bị đối phương khống chế, thậm chí có thể bị hạ đo ván hoặc bị thua tuyệt đối khi chưa hết thời gian thi đấu.

Năng lượng tâm lý mặc dù lấy động cơ của VĐV làm cơ sở, thông qua đó làm cho năng lượng tâm lý có tính chỉ hướng khống chế tư duy phụ tránh những cản nhiễu không có quan hệ để tập trung sức chú ý vào các khâu và quá trình có liên quan với kết quả vận động đưa hiện thực và nhu cầu vào trạng thái cân bằng. Năng lượng tâm lý sẽ có thể phát huy được hiệu ích tối đa của nó ngược lại sẽ trở ngại sự biểu hiện kỹ thuật của VĐV gây ra tác dụng tiêu cực.

Thực ra đánh giá trạng thái tâm lý trước thi đấu tốt hay xấu là phân tích trạng thái tối ưu năng lượng tâm lý của VĐV, tức là giữa nhu cầu mà bản thân VĐV cần đạt được (như vô địch, á quân…) với năng lực tự nhận biết (tức năng lực kỹ thuật thể lực lúc thi đấu có thể đạt được hay không) có tạo ra sự cân bằng hay không, sự cân bằng này trong tâm lý học thể thao gọi là trạng thái tâm lý tối ưu.

Khi VĐV có sự mong đợi quá cao vào sự được mất các danh hiệu thi đấu (tức động cơ) mà năng lực tự nhận biết, năng lực kỹ thuật, thể lực không cân bằng với nó; VĐV sẽ bị lệch lạc về tâm lý tạo ra lo lắng, nôn nóng, thiếu lòng tin và các trở ngại tâm lý khác.

Nhà tâm lý học Mỹ Leinar Martens đã dùng sơ đồ dưới đây để phân tích năng lượng tâm lý và trạng thái tâm lý, để giúp chúng ta lý giải năng lượng tâm lý và đánh giá trạng thái tâm lý tối ưu.

Theo Martens (1991) năng lượng tâm lý của con người có sự biến đổi cao thấp ở những thời gian khác nhau. Khi năng lượng tâm lý của VĐV từ


thấp biến đổi lên cao, thì họ ở vào thời kỳ động viên tâm lý như sắp đến thi đấu. Khi năng lượng tâm lý lên quá cao, thì họ lại ở vào trạng thái tâm lý lệch lạc. Ví dụ như trong thi đấu hy vọng quá cao vào sự được mất đối với thứ hạng, vì vậy muốn làm cho năng lượng tâm lý của VĐV ở vào trạng thái tâm lý tối ưu, phải làm động cơ của VĐV cân bằng với năng lực tự nhận biết; Loại trạng thái cân bằng này là trạng thái tâm lý tối ưu và còn gọi là trạng thái sẵn sàng thi đấu.

Khi VĐV chuẩn bị bước vào thi đấu sẽ sản sinh một số nhận thức đối với tầm quan trọng của cuộc thi, nhận thức này sẽ tiến hành so sánh với những gì mà họ cho rằng có thể làm được; Nếu như mục đích nào đó mà họ cảm thấy có thể đạt được cao hơn so với những gì mà bản thân họ có thể làm được:

VĐV cảm thấy kết quả thi đấu (như thứ hạng thành tích) càng quan trọng thì mức độ Stress tâm lý càng cao. Mặt khác khi VĐV cảm thấy năng lực của họ vượt quá mức yêu cầu cần đạt được ở một mục đích nào đó, họ sẽ dễ bị rơi vào trạng thái stress.

Khu vực giữa 2 khu vực của 2 loại stress này là khu vực năng lượng tâm lý tối ưu còn gọi là khu vực (hoặc trạng thái sẵn sàng thi đấu).

Mối quan hệ giữa năng lượng tâm lý với năng lượng cơ thể.

Mối quan hệ giữa năng lượng tâm lý với các loại kỹ năng tâm lý [71], [77], [92], [93], [95].

1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu

Trong quá trình nghiên cứu về huấn luyện tâm lý, các nhà khoa học thể thao tâm lý nước ngoài rất quan tâm tới các vấn đề như qui luật quá trình hình thành trạng thái tâm lý tối ưu và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện tâm lý. Kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra một số qui luật sau:


Tính giai đoạn của huấn luyện tâm lý.

Theo các nhà tâm lý học thể thao. huấn luyện kỹ năng tâm lý không phải là một loại phương pháp có hiệu quả nhanh chóng mà là một phương pháp mang tính hệ thống để giúp cho HLV, VĐV nắm vững những gì đã được chứng minh có hiệu quả rò ràng và nâng cao hứng thú tập luyện.

Huấn luyện kỹ năng tâm lý được tiến hành giống như học tập kỹ thuật môn chuyên sâu; Trước tiên cần phải học một số nội dung cơ bản, sau đó đem ứng dụng những kỹ năng tâm lý cơ bản này vào trong tình huống thi đấu. Từ thực tiễn huấn luyện kỹ năng tâm lý mà xem xét, huấn luyện kỹ năng tâm lý được các nhà tâm lý học chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giới thiệu cho VĐV nguyên lý, huấn luyện của mỗi loại kỹ năng tâm lý, làm cho họ có thể nhận thức được cách sử dụng những kỹ năng này và những ảnh hưởng của chúng đến thành tựu trong tập luyện và thi đấu thể thao của họ.

Giai đoạn 2: Trang bị cho VĐV các kiến thức và tài liệu giúp cho họ thông qua huấn luyện nâng dần từng bước nắm vững các kỹ năng này.

Giai đoạn 3: Nắm thành thạo các kỹ năng này để có thể ứng dụng nó vào trong thực tế thi đấu. Muốn nắm vững phương pháp, phải tập luyện lặp đi lặp lại giống như tập luyện các kỹ năng của cơ thể, cho tới khi kỹ năng hình thành định hình và đạt tới trình độ tự động hoá.

Các giai đoạn hình thành kỹ năng tâm lý về cơ bản cũng như 3 giai đoạn hình thành kỹ năng động tác.

Các quá trình của huấn luyện tâm lý.

Việc sắp xếp học tập, tập luyện kỹ năng tâm lý theo các nhà tâm lý thể thao Rudich, Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng cần có 3 quá trình: Tự giám sát kiểm tra; Tự đánh giá; Tự củng cố nâng cao.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện tâm lý. Theo các nhà tâm lý học và các HLV thể thao ở các nước có nền thể thao phát triển


như: Mỹ, Nga, Trung Quốc v.v... thì có 4 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả huấn luyện tâm lý. Bao gồm: Động cơ tập luyện thể thao; Năng lực nhận thức và năng lực thể thao của VĐV; Tuổi tác, giới tính và đặc trưng tâm lý cá tính chi phối hiệu quả huấn luyện tâm lý [9].

1.3.3. Phương pháp và môi trường huấn luyện tâm lý, ảnh hưởng tới hiệu quả huấn luyện tâm lý

Trong xu hướng coi trọng huấn luyện tâm lý như hiện nay các nhà khoa học, HLV đã luôn tìm ra các phương pháp biện pháp huấn luyện tâm lý mang tính hiệu quả cao, song họ cũng cho rằng không phải phương pháp nào cũng có hiệu quả như nhau đối với mọi đối tượng. Việc sử dụng các phương pháp huấn luyện đặc biệt là liều lượng, cách xắp xếp, cách làm cụ thể của HLV sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của huấn luyện tâm lý; Mặt khác trong quá trình huấn luyện tâm lý còn chịu tác động rất nhiều của môi trường khí hậu, thời tiết điều kiện tập luyện, sinh hoạt và thi đấu, yếu tố gia đình và xã hội, vai trò của HLV và đồng đội… Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao trong huấn luyện tâm lý HLV ngoài việc chú trọng ứng dụng các phương pháp huấn luyện có hiệu quả cao còn phải dựa vào các điều kiện môi trường thực tế để tiến hành huấn luyện mới có thể làm cho huấn luyện tâm lý đạt được hiệu quả cao.

1.3.4. Các nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao

Nguyên tắc huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực tế huấn luyện tâm lý nhiều năm của các chuyên gia tâm lý và ở chừng mực nào đó nó phản ánh các quy luật của quá trình huấn luyện tâm lý; Những nguyên tắc này là các yêu cầu cơ bản cần được tuân thủ để tiến hành huấn luyện tâm lý đạt hiệu quả. Khi huấn luyện tâm lý trong thể thao thành tích cao, việc tuân thủ những nguyên tắc này có thể bảo đảm cho huấn luyện tâm lý được thuận lợi hơn và chất lượng cao hơn, tránh được đi đường vòng, đồng thời cuối cùng đạt được hiệu quả tốt như


mong đợi. Theo các nhà tâm lý thể thao trong và ngoài nước như Rudich, Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng huấn luyện tâm lý thể thao gồm những nguyên tắc như sau:

a. Nguyên tắc tự giác tích cực:

Huấn luyện tâm lý là làm cho phẩm chất tâm lý của VĐV được phát triển đồng thời sẽ khống chế điều tiết được trạng thái tâm mình, vì vậy, hiệu quả của huấn luyện tâm lý được quyết định bởi tính tự giác tích cực của VĐV. Nếu như một VĐV không tin vào tác dụng ảnh hưởng của ám thị ngôn ngữ đối với hoạt động của bản thân; thì VĐV đó sẽ không thể thực hiện được ám thị đó và chấp hành một cách đối phó, đương nhiên sẽ dẫn tới hiệu quả không đáng có. Khi khích lệ tính tự giác tích cực của VĐV đối với huấn luyện tâm lý, trước hết cần để cho VĐV phải nắm vững các tri thức lý luận có liên quan đến tâm lý học. Tìm hiểu các quy luật hoạt động tâm lý, xây dựng niềm tin vào tác dụng quan trọng của huấn luyện tâm lý đối với việc hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện kỹ chiến thuật, thể lực và nhiệm vụ thi đấu. Từ đó, huấn luyện tâm lý được tiến hành một cách tự giác tích cực: Kế đó là sự cổ vũ, động viên, khích lệ của HLV sẽ rất có lợi cho VĐV tiến hành huấn luyện tâm lý một cách tự giác tích cực, đồng thời HLV cần phải thực hiện các công việc:

Tuyên truyền giáo dục ý nghĩa tác dụng, tầm quan trọng của sự phát triển các phẩm chất tâm lý đối với việc hoàn thành nhiệm vụ tập luyện và đạt được thắng lợi trong thi đấu.

Khi giao nhiệm vụ huấn luyện và thi đấu cho VĐV đòi hỏi phải bồi dưỡng, cải thiện các năng lực tâm lý, trí tuệ nào, các đặc trưng tâm lý cá tính nào, yêu cầu chỉ rò cho VĐV mức độ cần đạt được của các chỉ số đó ra sao...

Trên cơ sở dẫn dắt VĐV tìm hiểu mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc huấn luyện tâm lý, yêu cầu họ tiến hành tự phân tích, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, tự khống chế một cách tự giác làm cho phẩm chất tâm lý phát triển phù hợp với nhu cầu của hoạt động thi đấu.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí