Đánh giá:
Biên độ 9-10mm độ run rất lớn (tương ứng với trạng thái sốt xuất phát). Biên độ 6-8mm độ run lớn (tương ứng với trạng thái không phân biệt). Biên độ 4-5mm độ run khá (tương ứng với trạng thái sẵn sàng thi đấu). Biên độ 2-3mm độ run trung bình (tương ứng với trạng thái thờ ơ).
Tần số (số lần chạm vào thành lỗ).
8-9 lần biên độ giao động rất lớn (tương ứng với trạng thái sốt xuất phát).
6-7 lần biên độ giao động lớn (tương ứng với trạng thái không phân biệt).
4-5 lần biên độ giao động tương đối nhỏ (tương ứng với trạng thái sẵn sàng thi đấu).
2-3 lần biên độ giao động nhỏ (tương ứng với trạng thái thờ ơ) [14], [24], [25], [26], [37], [39].
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm định hiệu quả các biện pháp huấn luyện và điều chỉnh tâm lý đã lựa chọn.
Thực nghiệm được tiến hành trong 1 năm từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016. Đối tượng thực nghiệm là 18 VĐV thi đấu đối kháng (Kumite) của đội tuyển quốc gia môn Karatedo có trình độ là VĐV từ cấp I đến kiện tướng quốc gia, tất cả VĐV đều từ 18 tuổi trở lên.
Thực nghiệm được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh.
Nhóm thực nghiệm được huấn luyện và điều chỉnh theo các biện pháp do chúng tôi lựa chọn.
Nhóm đối chứng được huấn luyện và điều chỉnh theo các phương pháp truyền thống (vẫn thường được sử dụng từ năm 2014 về trước).
Địa điểm thực nghiệm được tiến hành ở Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội và các địa điểm thi đấu quốc gia và quốc tế.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp toán thống kê được sử dụng trong đề tài với mục đích để xử lý các số liệu thu được từ thực nghiệm sư phạm. Các kết quả giúp chúng tôi phân tích và đánh giá chính xác, thuyết phục cao hơn về hiệu quả các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn khi ứng dụng vào thực tế.
Trong đề tài sử dụng các thuật toán và phương pháp phân tích dữ liệu bằng chương trình Excel, R và SPSS 16.0. Cụ thể như sau:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: được thực hiện bằng phần mềm SPSS. Trong đó độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy này trước khi phân tích nhân tố để loại các biến không phù hợp.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến- tổng (Cronbach's Alpha if Item Deleted) sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,4; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao).
Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: được thực hiện bằng phần mềm SPSS, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F <
k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo xác định được 16 biện pháp để khắc phục 3 trạng thái tâm lý xấu. Thay vì đi nghiên cứu 16 biện pháp được phân chia
trong 3 trạng thái tâm lý, chúng ta chỉ nghiên cứu các biện pháp khắc phục mỗi trạng thái tâm lý có tương quan với nhau hay không. Các tiêu chí:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biện pháp trong mỗi trạng thái tâm lý cần khắc phục có tương quan với nhau hay không. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biện pháp phản ánh những khía cạnh khác nhau để khắc phục một trạng thái tâm lý xấu phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biện pháp có tương quan với nhau trong khắc phục một trạng thái tâm lý xấu.
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
Biểu đồ phân bố: Biểu đồ phân bố trạng thái tâm lý trong đánh giá thực trạng được thực hiện bằng phần mềm R với gói lệnh qplot().
Kiểm định tỷ lệ: được thực hiện bằng phần mềm R với gói lệnh prop.test(). Kiểm định một tỉ lệ thường dựa vào giả định phân phối nhị phân (binomial distribution). Với một số mẫu n và tỉ lệ p, và nếu n lớn (tức hơn 50
chẳng hạn), thì phân phối nhị phân có thể tương đương với phân phối chuẩn với số trung bình np và phương sai np(1 – p). Gọi x là số biến cố mà chúng ta quan tâm, kiểm định giả thiết p = π có thể sử dụng thống kê sau đây:
Ở đây, z tuân theo luật phân phối chuẩn với trung bình 0 và phương sai
1. Cũng có thể nói z2 tuân theo luật phân phối khi bình phương với bậc tự do bằng 1.
Kiểm định Fisher: Vì số lượng đối tượng quá nhỏ trong phân loại kết quả khắc phục trạng thái tâm lý (Không rò ràng, Tương đối tốt, Rất tốt) với các trạng thái tâm lý (Sốt xuất phát, Thờ ơ, Không phân biệt) nên đề tài đã sử dụng kiểm định fisher (còn gọi là Fisher’s exact test). Kiểm định fisher được tính toán bằng phần mềm R với gói lệnh fisher.test().
Kiểm định khi bình phương (Pearson's Chi-squared test) bằng lệnh chisq.test(). Giá trị khi bình phương (X-squared), ý nghĩa thống kê theo giá trị p-value (P), có thể đối chiếu với các bảng khi bình phương trong các sách toán thống kê TDTT qua giá trị df (độ tự do). Ứng dụng kiểm định khi bình phương nhằm xác định giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm có tương đồng hay không. Kết quả trình bày ở bảng 1.
Hệ số Cramer’V thuộc gói packages lsr bằng lệnh cramersv() với các biến dạng nhị phân được chuyển đổi giống như mô hình hồi quy Binary Logistic được trình bày ở nội dung kế tiếp. Hệ số thu được sẽ đánh giá ở các mức: Weak (yếu): 0 – 0.29; Moderate (mạnh): 0.3 – 0.59; Strong (rất mạnh):
0.6 – 1. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ số này nhằm làm rò mức độ liên kết giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng về các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Mô hình hồi quy Binary Logistic sử dụng thuộc gói packages epiR bằng lệnh epi.2by2() với method="cohort.count". Biến phụ thuộc được
chuyển đổi thành dạng nhị phân (0 và 1) để ước lượng xác suất của các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Tức là, xác định mức độ khắc phục cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam thông qua trạng thái tâm lý của VĐV.
Sau đó các trạng thái tâm lý được phân thành 2 nhóm để làm 2 cột dữ liệu dạng nhị phân, gọi là biến Outcome: Outcome+ là nhóm khắc phục chưa tốt (bao gồm các trạng thái: sốt xuất phát, thờ ơ, không phân biệt); và Outcome- là nhóm khắc phục tốt (trạng thái sẵn sàng thi đấu).
Hai nhóm thực nghiệm là 2 hàng (dạng nhị phân), gọi là biến Exposed: Exposed+ là nhóm thực nghiệm; và Exposed- là nhóm đối chứng. Kết quả tính toán ở mức 95% (95 % CIs), trong đó chỉ tập trung phân tích trị số OR (Odds ratio). OR là tỷ số giữa Odds (biến cố xuất hiện) nhóm thực nghiệm (Exposed+) và nhóm đối chứng (Exposed-) để xác định tỷ lệ ảnh hưởng của các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam [18], [29], [32], [68], [69].
2.3. Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phỏng vấn lần 1 gồm 38 HLV ở 16 tỉnh thành có đội tuyển Karatedo có trình độ cao như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, An Giang v.v...
Phỏng vấn lần 2 gồm 22 người (trong đó có 12 nhà khoa học, 3 chuyên gia tâm lý và 7 HLV có kinh nghiệm).
Phỏng vấn 44 VĐV đã và đang tham gia tập luyện Karatedo ở đội tuyển quốc gia, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và đội tuyển thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, An Giang v.v...
18 VĐV thi đấu đối kháng (Kumite) của đội tuyển quốc gia môn Karatedo có trình độ là VĐV từ cấp I đến kiện tướng quốc gia. Tất cả VĐV đều ở lứa tuổi 18 trở lên.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong 4 năm, từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2018 và được chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014, xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Giai đoạn 2: từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2017, thu thập số liệu, xác định các phương pháp, nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Thông qua kết quả phân tích tài liệu tham khảo, kết quả phỏng vấn, để lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Thực nghiệm ứng dụng các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Giai đoạn 3: từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2018, hoàn chỉnh việc xử lý số liệu, viết dự thảo xin ý kiến chuyên gia, viết luận án chính thức để chuẩn bị bảo vệ luận án.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. Viện Khoa học TDTT.
Một số trung tâm TDTT các tỉnh thành.
Một số địa điểm thi đấu Karatedo giải toàn quốc và giải quốc tế được tổ chức ở trong nước và quốc tế.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam
3.1.1. Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu
Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã xác định và xây dựng được bảng hỏi với 7 câu về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý đối với việc khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam. Mỗi câu hỏi được người trả lời theo 5 mức độ tác động (C5: Tác động rất lớn; C4: Tác động lớn; C3: Bình thường; C2: Tác động nhỏ; C1: Tác động rất nhỏ). Kết quả phỏng vấn được đánh giá theo thang đo Likert. Nội dung phỏng vấn như trình bày ở phụ lục 1 và được tập trung vào các vấn đề như:
Nâng cao trình độ kỹ thuật. Nâng cao trình độ thể lực.
Nâng cao kỹ năng điều chỉnh tâm lý. Phát huy tốt năng lượng tâm lý.
Nâng cao chiến thuật thi đấu.
Khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu. Điều chỉnh tâm lí thi đấu.
Đối tượng tiến hành phỏng vấn bao gồm 38 HLV đã và đang tham gia huấn luyện VĐV Karatedo cấp cao ở Việt Nam như các HLV đội tuyển quốc gia, huấn luyện viên đội tuyển Karatedo Công an nhân dân, HLV đội tuyển quân đội nhân dân Việt Nam và một số HLV ở 16 tỉnh thành có đội tuyển gồm nhiều VĐV Karatedo có trình độ cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, An Giang v.v...
Về xác định độ tin cậy kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1 và phụ lục 4 (mục 1).
Bảng 3.1. Độ tin cậy kết quả phỏng vấn về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 38)
Số lượng biến | |
0.754 | 7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Trạng Thái Tâm Lí Xấu Trước Thi Đấu Đối Với Kết Quả Thi Đấu
- Xu Hướng Nâng Cao Các Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Công Tác Huấn Luyện Tâm Lý
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tâm Lý Tdtt Trong Nước
- Thực Trạng Nhận Thức Của Hlv Về Vai Trò Của Huấn Luyện Và Điều Chỉnh Tâm Lý Cho Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
- Thực Trạng Diễn Biến Các Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam (N = 126 Lượt Thi Đấu)
- Kết Quả Khắc Phục Trạng Thái Tâm Lý Xấu Trước Thi Đấu Của Vđv Karatedo Cấp Cao Việt Nam
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của tổng 7 câu hỏi phỏng vấn thu được về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý là 0.754, khi so sánh với giá trị Hệ số tương quan giữa biến - tổng khi xóa biến của từng vai trò phỏng vấn đều < 0.754, chỉ từ 0.701 đến 0.737. Đồng thời giá trị Hệ số tương quan biến - tổng thu được ở 7 câu hỏi phỏng vấn có giá trị thu được từ 0.408 đến 0.572 > 0.4. Do vậy, không câu hỏi phỏng vấn nào phải loại bỏ và kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy.
Về kết quả trả lời được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.2. Thực trạng nhận thức của HLV về vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam (n = 38)
Vai trò của huấn luyện và điều chỉnh tâm lý | Mức độ tác động (%) | δ | ||||
Nhỏ và rất nhỏ | Bình thường | Rất lớn và lớn | ||||
1 | Nâng cao trình độ kỹ thuật | 76 | 11 | 13 | 2.08 | 1.12 |
2 | Nâng cao trình độ thể lực | 61 | 32 | 8 | 2.26 | 1.06 |
3 | Nâng cao kỹ năng điều chỉnh tâm lý | 47 | 39 | 13 | 2.55 | 1.03 |
4 | Phát huy tốt năng lượng tâm lý | 47 | 32 | 21 | 2.63 | 1.10 |
5 | Nâng cao chiến thuật thi đấu | 63 | 21 | 16 | 2.39 | 1.15 |
6 | Khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu | 50 | 34 | 16 | 2.50 | 1.11 |
7 | Điều chỉnh tâm lí thi đấu | 61 | 26 | 13 | 2.34 | 1.02 |