Vai Trò Và Tác Dụng Của Huấn Luyện Tâm Lý Trong Tập Luyện Và Thi Đấu Thể Thao


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Vai trò và tác dụng của huấn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao

1.1.1. Các khái niệm tâm lý học có liên quan tới tập luyện và thi đấu thể thao

Khái niệm về quá trình tâm lý.

Theo các nhà tâm lý Mác xít của Nga thì quá trình tâm lý là “hiện tượng khởi đầu, diễn biến và kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý”... “Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, nó xuất hiện như là một yếu tố điều chỉnh ban đầu đối với con người... Các quá trình đó gồm quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí”.

Các nhà tâm lý học Trung Quốc khái niệm về quá trình tâm lý là “Hình thức cơ bản hiện tượng tâm lý là quá trình hoạt động phản ánh sự vật khách quan của bộ não con người, là nền tảng của việc hình thành trạng thái tâm lý và đặc trưng cá tính”.

Qua 2 khái niệm đó chúng ta thấy có sự đồng nhất, họ đều cho rằng quá trình tâm lý là một hoạt động phản ánh của bộ não con người đối với sự vật khách quan là nền tảng của quá trình nhận thức cảm xúc ý chí và các đặc trưng tâm lý cá tính.

Khái niệm về trạng thái tâm lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Các nhà tâm lý Xô Viết cho rằng trạng thái tâm lý luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý, giữ vai trò như là cái nền quy định mức hoạt động của các quá trình đó. Theo họ trạng thái tâm lý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý.

Quan điểm của các nhà tâm lý học của Trung Quốc: “Trạng thái tâm lý là đặc điểm hoạt động tâm lý trong một thời gian mặc định những hoạt động tâm lý này có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tâm lý và công năng sinh lý nhất định là phản ánh của con người với tác dụng của nhân tố môi trường bên

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 3


trong và bên ngoài, trạng thái tâm lý là một thứ sản phẩm tổng hợp của thế hoàn chỉnh.

Các khái niệm trên ở mức độ này hay mức độ khác, đã có sự đồng nhất cho rằng đó là một hoạt động tâm lý xảy ra trong một thời điểm nhất định, với điều kiện nhất định nào đó. Nó liên quan chặt chẽ với quá trình tâm lý, bị chi phối bên trong và bên ngoài của cơ thể, đồng thời nó là một sản phẩm tổng hợp của một thể hoàn chỉnh của con người và môi trường.

Một trong những trạng thái tâm lý liên quan trong thể thao được các nhà tâm lý học đề xuất tới là trạng thái thi đấu thể thao, trạng thái tâm lý thi đấu dựa vào thời điểm lại được phân thành trạng thái tâm lý trước thi đấu, trong thi đấu và sau thi đấu

Khái niệm về trạng thái tâm lý trước thi đấu.

Theo các nhà tâm lý học thể thao, khái niệm về trạng thái tâm lý trước thi đấu là “sự biểu hiện tổng hợp của những chức năng tâm lý quan thời điểm nhất định và cần thiết cho hoạt động thể thao được thể hiện tiêu biểu ở một mức tích cực và ở một cường độ nhất định”. Nó là một mặt ý thức của VĐV phản ánh các rung cảm được gây nên do những suy nghĩ, biểu tượng về việc tham gia thi đấu. [1], [10], [30], [70].

Các nhà tâm lý học cho rằng trạng thái tâm lý trước thi đấu gồm 4 loại:

(1) Trạng thái tâm lý “sốt xuất phát”.

Trạng thái sốt xuất phát còn được gọi là trạng thái (kích động quá mức). Trạng thái này có những biểu hiện chủ yếu sau:

VĐV hưng phấn quá mức hoặc quá sớm, cảm xúc căng thẳng mãnh

liệt.


Hô hấp ngắn, gấp; tim đập nhanh; tâm thần không ổn định.

Thường xuyên có các cản trở cảm xúc tiêu cực như sợ, lo lắng, nôn

nóng, dễ kích động, tình cảm không ổn định.


Có các hành vi về mặt tri giác và biểu tượng không liên quan, sức chú ý không tập trung, trí nhớ giảm sút rò rệt.

Dễ quên các yếu tố quan trọng đối với thi đấu, động tác kỹ thuật không nhịp nhàng, thống nhất.

Các VĐV Karatedo trước thi đấu bị “sốt xuất phát” quan sát sẽ thấy:

Mặt đỏ đi lại đứng ngồi không yên, vội vàng hấp tấp, hay có động tác thừa, đi tiểu nhiều lần, tim đập nhanh, mạnh, mồ hôi ra nhiều, huyết áp tăng, nhiệt độ tăng, tần số hô hấp tăng, run tay, phối hợp động tác kém, chú ý giảm, ít tập trung, không ổn định, chân tay vụng về, vào thi đấu mất bình tĩnh, hay bị đối phương ghi điểm khi tấn công.

(2) Trạng thái tâm lý tự tin quá mức (không phân biệt):

Trạng thái tâm lý này còn được gọi là trạng thái “tự tin mù quáng”.

Biểu hiện chủ yếu là VĐV không lường được đầy đủ các khó khăn phức tạp của cuộc thi đấu sắp đến, hoặc đánh giá quá cao sức mạnh của mình hoặc tin tưởng có thể sẽ dễ dàng giành được thắng lợi. Thông thường các VĐV khi gặp đối thủ kém hơn hay bị rơi vào trạng thái tâm lý này.

Trạng thái tâm lý không phân biệt có những đặc trưng sau:

Do năng lượng tâm lý của VĐV không được động viên một cách tích

cực.


Cường độ chú ý giảm sút, tri giác, tư duy tương đối trì trệ. Tư tưởng thăng trầm không ổn định.

Không chịu khó tiến hành các quy trình để chuẩn bị đấu.

Khi VĐV Karatedo bị rơi vào trạng thái này thì năng lực thi đấu thường

ở dưới mức bình thường, chậm chạp, thụ động, thiếu tích cực, tần suất kém ít ra đòn, đạt điểm số thấp.

(3) Trạng thái tâm lý thờ ơ.

Nếu VĐV Karatedo trước khi bước vào thi đấu mà bị rơi vào trạng thái tâm lý này thì có những biểu hiện sau:


Mặt tái, đi tiểu nhiều, ít muốn tiếp xúc, không tự chủ, mất bình tĩnh, run tay, chân, nói có thể bị lạc giọng, mạch đập nhanh, khó thở, nhiệt độ và huyết áp thay đổi, ý chí kém, khả năng quan sát và chú ý giảm, thao tác không rò ràng không có sức mạnh, khả năng phối hợp vận động kèm, vào thi đấu thì hay lùi thường là hay thua sớm.

Trạng thái “thờ ơ” còn được gọi là trạng thái “hờ hững” hoặc trạng thái “lạnh lùng”.

Biểu hiện chủ yếu của trạng thái tâm lý này là:

Cảm xúc của VĐV trước thi đấu giảm sút xuống rất thấp thiếu lòng tin hoặc cảm thấy thi đấu vô vị.

Ý chí giảm thấp uỷ mị không phấn chấn. Thể lực giảm đáng kể.

Tri giác và cường độ chú ý bị suy giảm có người bị trạng thái thờ ơ ở mức nghiêm trọng thậm chí trốn tránh thi đấu. VĐV Karatedo rơi vào trạng thái tâm lý này thường không tự chủ sợ sệt đối thủ, ít tấn công hay phòng thủ.

(4) Trạng thái sẵn sàng thi đấu.

Là trạng thái mà VĐV trước khi thi đấu có tâm trạng bình tĩnh, tự tin, tỉnh táo tin tưởng vào chính mình, điều khiển và huy động tối đa các năng lực của mình; Trong thi đấu phát huy được tiềm lực tối đa của mình, lúc này VĐV cảm thấy rất thoải mái về kỹ chiến thuật tâm lý.

Đặc trưng tâm lý chủ yếu của trạng thái này là: Cảm giác rất nhịp nhàng giữa tinh thần và thể chất.

Tư tưởng của VĐV tập trung cao độ không có cảm giác ức chế. Động tác kỹ thuật tự nhiên, nhẹ nhàng, không có cảm giác tốn sức. Không có cảm giác lo lắng và mong đợi.

Ngoài 4 yếu tố chính trên: Đối với VĐV vò nói chung nếu trước khi thi đấu tâm lý ổn định khi quan sát rất dễ nhận thấy: sắc mặt bình thường, ánh mắt tin tưởng và tỏ rò sự quyết tâm, thái độ bình tĩnh hơi phấn chấn. Tổ chức


thực hiện các khâu như: Chuẩn bị tinh thần, khởi động, huấn luyện chiến thuật tư duy, thao tác, phối hợp vận động, khả năng quan sát, chú ý tập trung rất tốt các VĐV Karatedo khi có trạng thái tâm lý này dù tấn công hay phòng thủ ra đòn đều chính xác hiệu quả và làm chủ trận đấu đưa đối phương vào thế bị động luôn luôn mong muốn và sẵn sàng ra thi đấu để giành thắng lợi. [42], [43], [46].

Các biểu hiện đặc trưng của trạng thái cảm xúc trong thi đấu.

Theo nhà tâm lý học thể thao Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng (Trung Quốc), Martens (Mỹ), Punhi (Nga), Phạm Ngọc Viễn (Việt Nam) thì trạng thái cảm xúc trong thi đấu thể thao có 7 loại: hưng phấn thể thao, phấn chấn thể thao, say mê thể thao, hối hận thể thao, ganh đua thể thao, tình cảm trách nhiệm nghĩa vụ và cảm giác vinh dự tự hào, cảm xúc căng thẳng quá mức.

Cảm xúc căng thẳng quá độ là một sự thể hiện cảm xúc khi gặp phải nguy hiểm hoặc uy hiếp trong thực tế, hoặc tưởng tượng rằng bản thân thiếu sức mạnh, năng lực đối phó với tình huống đáng sợ đó mà dẫn tới việc rối loạn hành vi. Loại cảm xúc này thường là kết quả do thành tích thi đấu bị uy hiếp mà lo lắng thất bại, sợ chấn thương, hoặc quá quan tâm tới hậu quả xã hội của việc thắng thua mang đến.

Trạng thái phấn chấn thể thao: Tâm lý VĐV dâng cao tinh lực rất tràn trề, có niềm tin kiên định vào bản thân có thể giành chiến thắng. Trạng thái tâm lý này xuất hiện ở thời điểm tình huống thi đấu diễn ra căng thẳng cao và cường độ của sự hưng phấn tiếp cận tình cảm bị kích động nhưng VĐV vẫn tỉnh táo, phán đoán chính xác và có thể khống chế đầy đủ các hành động của mình. Loại tâm lý này có thể khích lệ VĐV khắc phục mọi khó khăn và dùng sự cố gắng tối đa để chiến thắng đối phương.

Trạng thái say đòn thể thao: Ở vào trạng thái này, VĐV không cảm thấy mệt mỏi, vất vả. Khi bị thương cũng cảm thấy không đau đớn, tập trung toàn bộ sự chú ý và tinh lực vào thi đấu, một lòng đinh ninh muốn chiến thắng


đối phương; VĐV không nhìn thấy, nghe thấy những gì diễn ra không liên quan tới thi đấu, tất cả suy nghĩ bị cuốn hút vào thế trận.

Trạng thái tâm lý này thường diễn ra lúc thế lực của hai bên ngang nhau, thay nhau nâng tỷ số hoặc tỷ số tiếp cận nhau. Trong Karatedo sự ăn miếng trả miếng, trả miếng để ghi điểm số áp đảo chấn áp đối phương.

Trạng thái hối hận thể thao: Loại trạng thái tâm lý này bùng phát nhanh, cường độ lớn, nó thường xuất hiện khi VĐV thấy không thoả mãn với các sai lầm do mình gây ra hoặc lòng tự trọng của mình tổn thương và không thoả mãn với sự đánh giá của người khác. Có lúc, trong thời khắc then chốt của thi đấu trạng thái tâm lý hối hận có thể động viên nhanh chóng tiềm lực của VĐV, làm cho họ trong một thời gian ngắn có thể khắc phục được trở ngại để phản công đối phương, lật ngược tỷ số và có biểu hiện sự nỗ lực tuyệt vời. VĐV Karatedo do lúc tấn công hoặc phòng thủ bị đối phương dẫn điểm hoặc bỏ lỡ các cơ hội nghi điểm khi có trạng thái tâm lý này.

Trạng thái cạnh tranh thể thao:

Đặc điểm của trạng thái tâm lý này quyết định bởi đặc điểm thi đấu của môn thi đấu. Trong các môn thi đấu đối kháng trực tiếp, tâm lý cạnh tranh bằng tích cực tấn công là sự đề kháng đánh bại đối phương để giành chiến thắng. Trạng thái cạnh tranh thể thao này xuất hiện trong quá trình VĐV tiến hành so sánh giữa tự đánh giá và đánh giá đối với đối phương, điều này có tác dụng tốt đối với việc phát huy tiềm lực của bản thân VĐV [50], [66], [67].

Trạng thái tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ vinh dự tự hào thể thao.

Loại trạng thái tình cảm này là một loại tình cảm sâu sắc nhất phức tạp nhất, là tình cảm cao cấp mang tính xã hội. Đối với VĐV Karatedo dũng cảm quyết đấu, vượt qua mọi khó khăn để thi đấu giành giật từng điểm số.

Loại trạng thái tâm lý này được xuất hiện khi VĐV có một tình cảm coi trọng tập thể, lấy lợi ích và thắng lợi của tập thể cao hơn với lợi ích cá nhân.


Trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức (stress tâm lý):

Rơi vào trạng thái tâm lý này VĐV cảm nhận thấy sự nguy hiểm trong tưởng tượng hoặc trong thực tế hoặc bản thân họ đang bị uy hiếp. Do thiếu sức mạnh hoặc năng lực đối phó lại với tình hình đáng sợ mà VĐV bị rơi vào tình trạng hành vi mất đi sự điều khiển. Loại trạng thái này thường là kết quả của việc VĐV do thành tích thi đấu bị uy hiếp mà lo lắng thất bại, sợ bị thương, quá chú ý chờ đợi đối với hậu quả của việc thắng bại. Hoặc khi thi đấu gặp phải đối thủ quá mạnh hơn mình và họ vượt xa điểm số cũng như làm chủ tình thế. VĐV Karatedo có trạng thái tâm lý này khi là gặp đối thủ mạnh hoặc bị bắt bài không thể ghi được điểm, hoặc bị đối phương lấn lướt về chuyên môn hoặc điểm số và hoàn toàn mất tin tưởng vào khả năng của mình.

Khái niệm về biện pháp tâm lý.

Theo các nhà tâm lý học Rudich, Punhi (Nga); Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng (Trung Quốc) biện pháp tâm lý là một cách làm cụ thể dùng các phương pháp tâm lý thủ pháp tâm lý để huấn luyện và điều chỉnh tâm lý tối ưu trong lập luyện và thi đấu.

Biện pháp tâm lý ngày càng đa dạng phong phú như: biện pháp giáo dục, biện pháp ám thị, biện pháp tự điều chỉnh, các thủ pháp chuyên môn như xoa bóp, ngồi thiền tự kỷ ám thị… [71], [72], [74], [77].

1.1.2. Vai trò của năng lực tâm lý trong thi đấu thể thao

Các chuyên gia tâm lý và các HLV thể thao nói chung, môn Karatedo nói riêng đều có chung quan điểm đánh giá vài trò quan trọng của năng lực tâm lý của VĐV trong thi đấu thể thao rất quan trọng; Vai trò quan trọng đó được thể hiện ở các mặt sau:

Năng lực tâm lý giúp VĐV giữ được sự ổn định của kỹ thuật trong quá trình tập luyện và thi đấu, thông qua sự ổn định kỹ thuật để đạt được thành tích tốt trong thi đấu thể thao; Giữ được việc tiết kiệm năng lượng sinh học cơ thể trong quá trình tập luyện và thi đấu.


Năng lượng tâm lý giúp phát huy chức năng vận động, theo các học giả của học thuyết huấn luyện như Harre (Đức), Điền Mạnh Cửu, Pý Trí Dũng (Trung Quốc), Phi Lin (Nga)… cho rằng năng lực tâm lý là một yếu tố quan trọng cấu thành thành tích thể thao tùy theo đặc điểm thi đấu của từng môn thể thao khác nhau và tỷ trọng của yếu tố tâm lý khác nhau. Các môn đòi hỏi kĩ thuật cao như thể dục, nhảy cầu… thì tỉ trọng của yếu tố tâm lý có thể quyết định tới sự thắng thua trong trận đấu. Đặc biện trong thi đấu thể thao hiện đại, sự chênh lệnh giữa trình độ, thể lực, kỹ thuật của VĐV không đáng kể thì yếu tố năng lực tâm lý quyết định thắng thua của VĐV. Các học giả lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao còn đưa ra mô hình về cấu trúc thành tích thể thao để nêu rò vai trò quan trọng của yếu tố tâm lí trong thể thao hiện đại. Thành tích thể thao gồm: Kỹ thuật, Chiến thuật, thể lực, tâm lý và trí tuệ.

1.1.3. Vai trò tác dụng của huấn luyện tâm lý trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao

Vai trò của huấn luyện tâm lý trong thể thao hiện đại.

Trong những năm gần đây trình độ kỹ thuật thể thao đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Sự cạnh tranh thể thao diễn ra ngày càng quyết liệt, do đó nhân tố tâm lý của VĐV ảnh hưởng đối với năng lực và hiệu xuất thể thao. Trong thể thao hiện đại, thắng lợi của VĐV dành được trong thi đấu không những chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố tâm lý mà còn ở việc nâng cao năng lực thể thao về các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau.

Đối với những môn thể thao tập thể, tâm lý của từng đội viên cá biệt bị dao động sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh chung của tập thể cả đội. Song đối với những VĐV môn thể thao cá nhân, tâm lý của bản thân VĐV lại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của đối thủ, trọng tài, HLV, khán giả...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022