Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 2

Bảng


MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, TDTT được xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế ổn định xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy nhân tố con người.

Chỉ thị 36CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới của Ban bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rò: “Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu: Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từng bước xây dựng lực lượng thể thao đỉnh cao… phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động thi đấu thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á…” [1].

Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã chỉ rò: “Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực”.

Định hướng công tác của ngành TDTT đã được Chính phủ thông qua cũng khẳng định: “Thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến lược trọng tâm của ngành nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao khu vực, Châu lục và Thế giới…” [3], [76],[88].

Khi xác định mục tiêu đó, ngành TDTT cũng đã xây dựng các quan điểm và các giải pháp để phát triển nền thể thao nước nhà, trong đó một số môn thể thao đã được chọn làm trọng điểm mũi nhọn như: Bắn súng, Thể dục,


Cử tạ, Điền kinh, Bơi, Vật Boxing, Taekwondo, Karatedo… để tham dự các kỳ đại hội TDTT khu vực, Châu lục và Thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Quan điểm và giải pháp trên của ngành đã được thực tiễn chứng minh một cách thuyết phục bằng những tấm huy chương vàng ở các môn trọng điểm này trong các cuộc thi đấu quốc tế. Trong đó VĐV Karatedo đã có sự đóng góp đáng kể, điều đó càng khẳng định sự kế thừa truyền thống thượng vò của dân tộc ta trong các môn thể thao hiện đại.

Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, có truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Từ thủa xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng vò nghệ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, đời này kế tiếp đời kia truyền cho nhau những môn phái vò như vò Tây Sơn, vò Bình Định, vò Nhất Nam, vò Dân Tộc, đồng thời tiếp thu và du nhập các môn phái vò của nước ngoài như vò Thiếu Lâm, Judo, Kiếm, Boxing, Karatedo, Wushu, Taekwondo, Pencaksilatvv… ngày càng làm phong phú thêm các môn phái vò của Việt Nam, giúp cho các thế hệ (hội nhập quốc tế) rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc để sẵn sàng bảo vệ đất nước [20], [31], [36], [40].

Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam - 2

Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Bác Hồ ngày 27/3/1946 cả nước ta, đặc biệt là trong các lực lượng vũ trang và thanh thiếu niên cả nước, đã dấy lên một phong trào tập luyện TDTT nói chung và tập luyện vò nói riêng. Ngành TDTT đã chọn ngày này là ngày thể thao Việt Nam. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống thượng vò đó vào trong việc rèn luyện thân thể, bảo vệ an ninh, quốc phòng và tham gia huấn luyện thể thao thành tích cao để thi đấu quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ kính yêu, Ngành TDTT nước nhà có nhiều cố gắng trong xây dựng và nhân rộng phong trào rèn luyện thân thể trong các ngành, các tầng lớp Nhân dân, đồng thời trong đào tạo và thi đấu thể thao


thành tích cao VĐV của nước ta đã giành được nhiều thành tích thi đấu tại các giải khu vực, Châu Á và Thế giới. Thành tích đó đã góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống thượng vò của dân tộc, cố vũ động viên thế hệ trẻ nước nhà tích cực học tập, rèn luyện thân thể thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. [4], [17], [48], [71].

Đầu năm 2002 khi Việt Nam chính thức là nước chủ nhà đăng cai SEA Games 22, Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư chúc tết cho cán bộ, HLV, VĐV, Trọng tài ngành TDTT... “Nước ta đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games lần thứ 22, đây là một sự kiện chính trị, Văn hoá, Ngoại giao quan trọng, thể hiện tính đoàn kết hữu nghị, gắn bó giữa các dân tộc trong khu vực và trên Thế giới, thể hiện vị thế của đất nước, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam bước vào thế kỷ mới”.

Nhận thức được vai trò của SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam, Ngành TDTT đã có mở ra những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế. Nâng cao và phát huy những môn thể thao trọng điểm và có truyền thống về thành tích như các môn vò, vật, trong đó có môn Karatedo. Tuy các môn thể thao này mới du nhập vào Việt Nam trong một thời gian ngắn, song với truyền thống thượng vò của nhân dân ta, cộng với các tư chất thông minh lanh lợi và năng khiếu về vò của con người Việt Nam nên các môn vò đã được phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên cả nước. Các VĐV Việt Nam ở các môn vò này không những nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và nâng cao trình độ để theo kịp với VĐV các nước khác trong khu vực mà còn dành được những thành tích vang dội ở các đại hội, SEA Games, ASIAD, Olympic và thế giới.

Môn Karatedo đã dành được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng ở các đại hội SEA Games, ASIAD và Thế giới. Trong đó có các VĐV nổi tiếng của làng Karatedo Việt Nam như: Phạm Hồng Hà (2 lần vô địch Châu Á, 3 lần vô địch SEA Games), Phạm Hồng Thắm, Trần Văn Thông, Hà Kiều Trang,


Nguyễn Trọng Bảo Ngọc, Vũ Kim Anh, Vũ Thị Nguyệt Ánh, Đặng Thị Hồng Nhung và Lê Bích Phương là những nhà vô địch Châu Á và SEA Games cùng nhiều vò sĩ khác... Tại SEA Games 22 và SEA Games 23, đoàn thể thao Việt Nam đoạt tổng số 158 huy chương vàng trong đó các môn vò vật đạt đến 65 huy chương vàng chiếm hơn 1/3 trong tổ số bộ huy chương riêng Karatedo đạt 17 huy chương vàng. [19], [36], [47], [58].

Trong thể thao hiện đại, song song với việc chuẩn bị về kỹ chiến thuật thể lực, việc chuẩn bị tâm lý thi đấu cho VĐV đã ngày càng được coi trọng. Đặc biệt trong thể thao hiện đại khi trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV không có sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò quyết định thắng, bại trong mỗi trận thi đấu. Nhiều nhà tâm lý đã cho rằng “yếu tố tâm lý quyết định 50% thắng bại ở những trận đấu then chốt”.

Hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao diễn ra trong điều kiện hết sức căng thẳng cả về thể lực lẫn tâm lý; Nếu chuẩn bị tâm lý cho VĐV không tốt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tập luyện và thi đấu. Đặc biệt trong thể thao hiện đại khi mà trình độ kỹ thuật và thể lực giữa các VĐV không có sự khác biệt đáng kể thì các yếu tố tâm lý sẽ đóng vai trò thắng bại trong thi đấu.

Thực tiễn thể thao đã chứng minh trong thi đấu nhiều VĐV có trình độ chuyên môn tốt nhưng đã không thể hiện được hết khả năng chuyên môn của mình trong các cuộc thi đấu quan trọng; Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu, đó là trạng thái tâm lý của VĐV trước và trong quá trình thi đấu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia tâm lý thể thao hàng đầu của thế giới như P.A Rudich, AX Pu Nhi (Nga), Hall, Hanin, Hinman Jackốp, Orlick.. (Mỹ), Lưu Thúc Huệ, Mã Khởi Vĩ, Vương Tân Thắng (Trung Quốc). cũng như các Chuyên gia tâm lý thể thao Việt Nam như Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Nguyên Duy Phát, Nguyễn Toán đều khẳng định vai trò quan trọng của trạng thái tâm lý trước thi đấu các


môn thể thao nhất là các môn thi đấu cá nhân mang tính chất đối kháng trực tiếp như Kiếm, Boxing, Karatedo, Taekwondo và Pencaksilat...[2], [40], [75], [87], [92].

Theo quan điểm của các nhà tâm lý thể thao: do đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập (mẫu thuẫn) trực tiếp giữa ý nghĩa của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin ngược về kết quả là (mối liên lệ phản hồi) tạo nên sự đối lập về cảm xúc trong hoạt động tâm lý và luôn luôn mang tính xung đột (hưng phấn hay ức chế) trong hoạt động thi đấu, nhất là trong các cuộc thi đấu quan trọng. Tính đối kháng này là một trong những nhân tố tạo ra các trạng thái tâm lý khác nhau ở VĐV. Chỉ khi nào VĐV có được các phẩm chất tâm lý cần thiết và kỹ năng tự điều chỉnh tốt nhằm khắc phục các trạng thái tâm lý xấu để đưa trạng thái tâm lý trở về trạng thái tâm lý tối ưu (trạng thái sẵn sàng thi đấu) thì mới đạt được hiệu quả thi đấu mong muốn.

Qua nhiều năm liên tục theo dòi các VĐV Karatedo thi đấu tại các giải toàn quốc và quốc tế, cũng như qua phỏng vấn các chuyên gia trong và ngoài nước của môn Karatedo và hàng trăm VĐV Karatedo cấp cao chúng tôi nhận thấy: trước và trong thi đấu, các VĐV ở môn vò Karatedo thường có các trạng thái tâm lý như hưng phấn hoặc ức chế ở các mức độ khác nhau gây nên các trở ngại tâm lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi đấu của họ. Đặc biệt là ở các cuộc thi đấu quan trọng như Seagames và Asiad. Chúng tôi nhận thấy nhiều VĐV trong tập luyện đã được các HLV đánh giá đạt được trình độ chuyên môn và thể lực tốt, song khi ra thi đấu lại có biểu hiện trạng thái tâm lý như ý chí bị giảm sút, tư duy thiếu logic, tốc độ của quá trình tư duy chậm, năng lực vận động cũng như kỹ, chiến thuật, thể lực bị sa sút. Có nhiều VĐV đã bị rối loạn về cảm xúc làm suy giảm thành tích và sức khoẻ của họ một cách rò rệt. Việc đánh giá tâm lý trước thi đấu chưa được tiến hành một cách khoa học, việc điều chỉnh tâm lý cho VĐV trước thi đấu còn thực hiện tự phát


mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, các đội tuyển nói chung và Karatedo nói riêng chưa có chuyên gia về tâm lý. [16], [23], [75], [93], [95], [96].

Qua theo dòi một số giải đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam cho thấy, hiệu quả khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu đối với VĐV cấp cao Việt Nam còn thấp, nhiều VĐV có các trạng thái tâm lý xấu chưa được khắc phục kịp thời. Tỷ lệ khắc phục trạng thái tâm lý xấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các trạng thái tâm lý sốt xuất phát, thờ ơ và không phân biệt, số VĐV này chiếm tỷ lệ cao. Từ đó ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu suất thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Xuất phát từ những thực tiễn khách quan, từ vị trí vai trò của công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trong tập luyện và thi đấu thể thao, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho vận động viên Karatedo cấp cao Việt Nam”.

Với mong muốn nâng cao thành tích cho các VĐV Karatedo trên đấu trường quốc tế bởi hiện nay môn Karatedo đã được đưa vào thi đấu Olympic, nếu VĐV của nước ta giành được huy chương sẽ góp phần đưa thể thao thành tích cao của Việt Nam lên tầm cao mới.

Mục đích nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo để lựa chọn xây dựng nội dung và cách tiến hành các biện pháp tâm lý nhằm khắc phục có hiệu quả các trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu, nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Thực trạng nhận thức của HLV và VĐV về công tác huấn luyện và điều chỉnh tâm lý trước thi đấu;



Nam;

Thực trạng công tác huấn luyện tâm lý cho VĐV Karatedo cấp cao Việt


Thực trạng và hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu

trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Mục tiêu 2: Lựa chọn xây dựng các biện pháp điều chỉnh tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Xác định các cơ sở lựa chọn biện pháp;

Xác định các nguyên tắc lựa chọn biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam;

Các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam;

Kiểm định sự đồng thuận đối với các biện pháp khắc phục tâm lý xấu trước thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo cấp cao Việt Nam.

Tổ chức thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả khắc phục trạng thái tâm lý xấu của các biện pháp qua kết quả thực nghiệm sư phạm.

Giả thuyết khoa học của đề tài:

Mỗi loại trạng thái tâm lý xấu trước thi đấu của VĐV Karatedo đều có nguyên nhân và cơ chế khác nhau, nếu lựa chọn và xây dựng được giải pháp, các biện pháp điều chỉnh tâm lý. Phát động kích hoạt các hoạt động tâm lý, tích cực sẽ tạo ra các trạng thái tâm lý tốt khắc phục tâm lý xấu, đưa VĐV vào trạng thái sung sức thể thao phát huy tối đa trình độ chuyên môn khi thi đấu từ đó nâng cao được thành tích thi đấu cho VĐV Karatedo cấp cao ở nước ta.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí