Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 15


Có thể nói rằng, ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong tiểu thuyếtViệt Lam tiểu sửlà một đặc điểm khá lý thú. Cùng với lối nói ví von hình ảnh, viện dẫn các điển tích, điển cố, các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử nhiều lúc còn sử dụng lối chơi chữ trong khi giao tiếp thể hiện được trình độ học vấn của người nói, đồng thời khiến cho lối diễn đạt phù hợp với cấu trúc câu văn biền ngẫu. Chẳng hạn, nhân cơ hội Phạm Đán vào rừng bắt được đôi chồn đen mang tới dâng nộp cho Lê Thiện, ông đã mượn hình ảnh đôi chồn đen này để chơi chữ nói về Hồ Hán Thương “Chồn tức là Hồ, đen tức là Thương. Hán Thương sắp đi đời rồi sao?” [26,88]. Lối chơi chữ của Lê Thiện càng góp phần thể hiện được trình độ uyên thâm của ông. Vốn là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” những lời mà Lê Thiện nói ra đều xuất phát từ sự am hiểu sâu sắc về thời thế. Bởi vậy, dựa vào đôi chồn đen Phạm Đán vừa săn được, Lê Thiện đã chơi chữ luận giải ý nghĩa sau đó sai người nộp cho Dân Hiến khiến hắn bị mắc mưu góp phần dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ sau này.

Nhìn chung trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan đã vận dụng rất có hiệu quả việc tái hiện lại những lời nói của các nhân vật như một phương tiện để làm nổi bật những nét tính cách cơ bản của nhân vật. Có thể khẳng định rằng, ngôn ngữ nhân vật trong Việt Lam tiểu sử đã thực hiện tốt chức năng của mình là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính cách nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm đã tạo nên được một phần giá trị nghệ thuật của tác phẩm Việt Lam tiểu sử nói riêng và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chữ Hán nói chung. Chính nhờ có ngôn ngữ làm cho các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử sống động hơn so với các nhân vật trong sử sách. Ngôn ngữ nhân vật có thể được đánh giá là một trong những thành công của Việt Lam tiểu sử.


Tiểu kết

Với sự kết hợp một cách hài hòa các thủ pháp xây dựng nhân vật, tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã rất thành công trong nghệ thuật thể hiện nhân vật. Sở dĩ tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử có nhiều trang viết gây được ấn tượng đối với người đọc chính là nhờ vào nghệ thuật thể hiện nhân vật của Lê Hoan. Một mặt, tác giả Việt Lam tiểu sử vẫn tuân theo những công thức của bút pháp truyền thống, mặt khác nhà văn cũng luôn cố gắng sáng tạo theo cách riêng của mình và đã để lại những dấu ấn khá đậm nét. Trong quá trình thể hiện nhân vật, tác giả Lê Hoan không tránh khỏi những hạn chế như: Tính cách của nhân vật đa dạng nhưng chưa thật sự có chiều sâu, nhà văn chưa chú ý miêu tả nội tâm nhân vật, hoặc do ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đặc biệt là tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nên nhiều nhân vật còn mang dáng dấp nhân vật của tiểu thuyết này: Lê Lợi giống Lưu Bị, Lê Thiện giống Khổng Minh, Đoàn Phát giống Từ Thứ,... Song với những gì mà tác giả Lê Hoan thể hiện, chúng ta không thể không khẳng định rằng nhờ nghệ thuật thể hiện nhân vật, Lê Hoan đã giúp cho Việt Lam tiểu sử đạt đến giá trị văn học đích thực. Nhân vật từ nguyên mẫu lịch sử trở thành hình tượng văn học sống động lung linh hơn, giúp cho tác phẩm có một sức sống lâu dài và bền bỉ hơn.


KẾT LUẬN


1. Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết chữ Hán viết theo lối kết cấu chương hồi ra đời vào buổi xế chiều của nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đã dựng lên được một bức tranh hoành tráng rộng lớn của dân tộc trong vòng 30 năm đầu thế kỷ XV. Đây là giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử trọng đại, đặc biệt là sự kiện Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Bằng tài năng của mình, tác giả Việt Lam tiểu sử đã đem đến cho người đọc cái cảm giác được sống lại những giây phút hào hùng, những phen biến đổi sơn hà. Qua đó, đem đến cho độc giả cảm hứng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc. Chúng ta ghi nhận tâm huyết và sự cố gắng của nhà văn Lê Hoan trong việc tái tạo lại những năm tháng vừa đau thương vừa hùng tráng ấy. Tìm hiểu giá trị của Việt Lam tiểu sử ta có thêm cơ sở để khẳng định, cùng với truyện ngắn, ký, tiểu thuyết chương hồi đã hoàn chỉnh hình thức văn xuôi tự sự trung đại. Từ đây, văn xuôi tự sự trưởng thành vượt bậc, đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên quy mô toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


2. Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử lấy nhân vật và sự kiện lịch sử làm nòng cốt. Từ nguyên mẫu lịch sử đi vào tác phẩm văn học để trở thành hình tượng nghệ thuật là cả một quá trình. Tuy vậy trong khi sáng tạo nghệ thuật, nhà văn Lê Hoan luôn cố gắng thoát khỏi cách ghi chép lạnh lùng của các sử gia, đồng thời chú ý khai thác những yếu tố mà các nhà sử học ít khi chú ý tới. Đó là những chi tiết cụ thể trong hành động, ngôn ngữ tính cách của nhân vật, đặc biệt là sử dụng các yếu tố hư cấu để làm nên chất huyền thoại và tạo nên hương men quyến rũ cho người đọc.

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 15

3. Một trong những thành công của Việt Lam tiểu sử chính là nghệ thuật thể hiện nhân vật. Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử không chú trọng miêu tả về đặc điểm tâm lý mà được chú ý nhiều hơn ở phương diện hành động, ngôn ngữ. Chính ở phương diện này, nhân vật có khả năng tự bộc lộ những phẩm chất và tính cách của mình một cách khách quan và nhiều chiều nhất. Nghệ thuật thể hiện nhân vật có thể xem là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta khẳng định tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học có nhiều giá trị trong nền văn học truyền thống của dân tộc.

4. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử vẫn mắc phải những hạn chế như: Việc phản ánh sai lệch sự kiện tiến trình lịch sử (sáng tạo ra việc Lê Lợi bắt tay với giặc Minh đánh nhà Hồ); khắc họa hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, mờ nhạt bên cạnh Lê Thiện. Tuy nhiên, những hạn chế đó cũng bắt nguồn từ nhiều lý do cá nhân của tác giả. Những hạn chế ấy cũng có thể xem như là những “hạt sạn” trong nội dung Việt Lam tiểu sử và ít nhiều có gây nên một số phản cảm tâm lý ở người đọc, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu to lớn trong nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đạt được.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. A.Brebion (1935), Từ điển thư mục tác giả, tác phẩm tổng quát, cổ điển và hiện đại về Đông Dương thuộc Pháp (Trung tâm dịch thuật dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội.

3. M. Baktin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Trần Lê Bảo (1991), “Cái kỳ trong tổ chức nghệ thuật Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung”, Tạp chí Văn học, số 3.

5. Nguyễn Đông Châu (1914), Nhời của người dịch sách, sách Việt Lam xuân thu, Đông kinh ấn quán, Hà Nội

6. Phạm Tú Châu (1981), “Đọc văn bản Hoàng Lê nhất thống chí”, Tạp chí Văn học, số 2.

7. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí – văn bản, tác giả và nhân vật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Tú Châu (2001), Tiểu thuyết Minh Thanh và diễn tiến tiểu thuyết Hán Nôm ở nước ta, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


9. Nguyễn Huệ Chi (2002), “Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối liên hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 5.

10. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại đặc biệt của nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 4.

11. Nguyễn Phương Chi (1980), “Tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử” nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc xâm lược qua một số sáng tác hiện nay”, Tạp chí Văn học, số 4.

12. Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thuý Nga giới thiệu dịch và chú thích), Nxb Hội Nhà văn Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Chú (2002), “Hiện tượng Văn - Sử - Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí Văn học, số 5.

14. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Dục (1968), “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí”, Tạp chí Văn học, số 4.

16. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Trần Xuân Đề (2001), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

18. Trần Xuân Đề (2003), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (1971) Nhà văn và tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

21. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


22. Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 6.

23. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Đồng chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.

25 Nguyễn Xuân Hoà (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nxb Thanh Hoá.

26. Lê Hoan (1999), Việt Lam xuân thu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Hoàn (1973), “Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học Việt Nam thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 4.

28. Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn học, Hà Nội.

29. M. B. Khrarchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

30. N. I. Konrat (1997 ), Phương Đông và phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Phan Huy Lê (1964), “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu hay không?”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58.

32. Phan Thị Minh Lễ (1998), “Thư gửi từ Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 55.

33. Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản), Tập 1 (Cao Huy Giu dịch), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

34. Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản), Tập 2 (Cao Huy Giu dịch), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

35. Đoàn Ánh Loan (2000), “Ảnh hưởng của quan niệm thẩm mĩ cổ phương Đông trong việc sử dụng điển cố”, Tạp chí Văn học, số 3.


36. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ thứ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Bùi Văn Lợi (1999), “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, số 9.


38. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

39. Phương lựu (2005), Lý luận văn học cổ điển phương Đông, Tập 1, NXb Giáo dục, Hà Nội.

40. Đặng Thai Mai (1961), “Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Nguyễn Đăng Na (2000), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Nghĩa (chủ biên) (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam,

Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội.

45. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân loại”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.

46. Trần Nghĩa (1997), Nguồn gốc tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam sách Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội.

47. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí