Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Viên Chức Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Đắk Lắk


Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 quy định một số chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với viên chức công tác trong lĩnh vực y tế và nhân viên y tế thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ở Nghị quyết này, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và chú ý đến việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về đầu quân cho ngành.

Với những chính sách này sẽ tạo thêm động lực để thu hút được nhiều nhân lực về làm việc tại tỉnh hơn nữa. Ngoài ra, Nhà nước còn quan tâm đến ngành y tế với Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30-7-2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 73/2011/QĐ- TTg ngày 28-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; Quyết định số 75/2009/QĐ- TTg ngày 11-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Y tế là một ngành nghề đặc biệt, nhân viên y tế cần phải đáp ứng cả về mặt đạo đức lẫn mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Môi trường làm việc của nhân viên y tế còn chưa đầy đủ, khang trang. Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, ngành y tế Việt Nam cũng phải căng mình chống dịch qua nhiều đợt bùng phát. Đây là một ngành đi kèm với sức khỏe của nhân dân nhưng chế độ


đãi ngộ hiện tại vẫn chưa phù hợp, mức lương so với mặt bằng công việc còn chưa thỏa đáng. Tuy có những văn bản pháp lý quy định một số chế độ tăng thêm đối với các công việc đặc thù nhưng những trợ cấp này là không đáng kể. Vì vậy, hiện nay số lượng Bác sỹ tuyển dụng vào còn chưa bì được với số Bác sỹ xin nghỉ việc, chuyển công tác. Do đó, Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chế độ và nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức ngành y tế.

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Đội ngũ viên chức ngành Y tế Đắk Lắk hiện tại có 6.120 người, trong đó có 1.164 bác sỹ, 1.636 điều dưỡng. Tuy số lượng bác sỹ, điều dưỡng thời gian qua đã tăng lên và được cải thiện nhưng vẫn còn có những bất cập, hạn chế tồn tại. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ứng dụng nhiều máy móc kỹ thuật tiên tiến trong y khoa, chất lượng trang thiết bị ngày càng cao có thể hỗ trợ tối đa cho công tác chẩn đoán và chữa trị bệnh. Có nhiều viên chức y tế vô hình chung ỷ lại quá nhiều vào máy móc, vô tình quên đi năng lực của bản thân và đạo đức ngành y. Dù trang thiết bị y tế có hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không thể thay thế được con người, toàn bộ máy móc cũng do con người tạo ra. Chúng ta cần phải điều hành và tự hoạt động máy móc để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì vậy, cần phải tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ viên chức ngành y tế để đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đứng trước những vấn đề nan giải này, chúng ta cần có những giải pháp để nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức y tế.

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức

Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có lượng lớn viên chức trình độ cao, tỷ lệ khá đông, có thể đáp ứng phần nào yêu cầu của nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


hiện tượng quá tải ở Bệnh viện tuyến trên vẫn còn phổ biến, chủ yếu do tình trạng thiếu hụt Bác sỹ ở một số chuyên ngành tại các Bệnh viện tuyến dưới. Chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập chưa được đánh giá cao. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa này việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công là điều tất yếu. Để xây dựng đội ngũ viên chức có chất lượng cao, hoạt động hiệu quả thì cũng cần chú trọng đến công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức.

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 11

Chú trọng xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với mô tả công việc và khung năng lực cụ thể để khi đưa ra tuyển dụng có thể lựa chọn người phù hợp làm công việc đó. Tuyển dụng đi đôi với sử dụng, xuất phát từ nhu cầu của các đơn vị để làm căn cứ đưa ra danh sách vị trí cần tuyển dụng. Hiện nay, những đơn vị tuyến dưới khó tuyển được nhân lực ưng ý thường vì lý do địa điểm làm việc, chế độ đãi ngộ. Những đơn vị tuyến trên thường dễ dàng tuyển nhân lực hơn vì nằm ở thành phố hoặc đô thị. Có những trường hợp trúng tuyển nhưng không nhận công tác, có trường hợp cống hiến đủ thời gian cấp chứng chỉ hành nghề thì xin nghỉ việc ra khối tư nhân,... Những hệ lụy dẫn đến là hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập bị trì trệ, một số chuyên khoa phải điều chỉnh ngừng do không có nhân lực. Cần có chế tài pháp luật về sử dụng viên chức để giữ chân những nhân lực cao đầu quân cho ngành lâu dài.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống quy định, quy chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tuyển dụng viên chức sẽ là công tác hiệu quả khi đi đôi với công tác sử dụng và quản lý, chỉ khi tuyển dụng và giữ chân, phát huy năng lực của viên chức lâu dài mới được xem là hiệu quả.

Thực hiện công bằng, minh bạch và đáp ứng tính cạnh tranh trong tuyển dụng cũng là cơ sở để tuyển chọn người có tài, có tâm với nghề. Thực hiện thi tuyển theo 2 vòng thi nghiêm ngặt: vòng 1 thực hiện trên máy tính


hoặc xét tuyển đã tạo được tính minh bạch trong công tác này, tuy nhiên vòng 2 với hình thức thi trên giấy hoặc phỏng vấn vẫn còn một số tồn tại. Đối với phần thi phỏng vấn cần có quy định về phúc khảo khi có vướng mắc để thỏa mãn cho người tham gia ứng tuyển. Đáp ứng được tính chất này sẽ góp phần tạo động lực cho những người trúng tuyển có thêm niềm tin với nghề.

Phát huy, thực hiện các chính sách do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra, đảm bảo chế độ đãi ngộ, thu hút giữ chân nhân tài nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ viên chức. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng để thu hút nhân tài đầu quân cho ngành y tế.

Mạnh dạn sử dụng nhân lực trẻ, xây dựng đội ngũ kế cận liên tục để đáp ứng với nền kinh tế thị trường. Tạo động cơ phấn đấu cho đội ngũ viên chức trẻ có năng lực, trình độ và ý chí vươn lên. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ kế tục xen kẽ lứa tuổi để tạo cơ cấu viên chức phù hợp.

Sử dụng, quản lý viên chức hợp lý, đúng người, đúng việc, nắm bắt đúng nguyện vọng và sở trường nhằm phát huy tối đa năng lực của viên chức. Trong đơn vị phải thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác sử dụng viên chức.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Càng dân chủ thì càng có nhiều sáng kiến. Sáng kiến chỉ ra đời khi người đó tâm huyết, hăng hái làm việc trong một môi trường dân chủ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn có cán bộ đáp ứng đầy đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thì cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, khích lệ. Có làm được điều này thì mới đào tạo ra


được lớp cán bộ có chất lượng đáp ứng nhu cầu của việc làm. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm và mặt y đức là một yêu cầu cần thiết. Để làm được điều này cần phải có phương hướng đúng đắn để triển khai thực hiện.

Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn liền với đào tạo và bồi dưỡng viên chức. Công tác quy hoạch là công tác quan trọng trong đơn vị bởi đây là hoạt động xây dựng nguồn viên chức lãnh đạo, quản lý đáp ứng tính kế thừa liên tục. Quy hoạch phải gắn liền với thực tiễn năng lực viên chức, vị trí việc làm, vị trí được quy hoạch phải gắn liền với phương hướng đưa đi đào tạo và bồi dưỡng. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung của tổ chức, nhu cầu phát triển viên chức và nhu cầu chuẩn hóa viên chức của đơn vị. Viên chức được quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ và thực hiện theo quy trình được hội đồng khoa học thông qua. Tham mưu rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2020-2025, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy đối với các đơn vị sự nghiệp, duy trì ổn định nhân lực làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các địa phương.

Hai là, thay đổi tư duy và nhận thức của viên chức, của đội ngũ quản lý viên chức theo hướng lấy năng lực làm thước đo. Từ xưa đến nay cách nhìn nhận một viên chức dựa vào bằng cấp quá phổ biến và khó thay đổi được. Chúng ta cần có phương hướng tuyên truyền, hành động trong thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xác định giá trị của con người. Dựa vào năng lực thực thi công việc theo vị trí việc làm thay vì quá chú trọng đến bằng cấp. Mỗi viên chức khi được đào tạo, bồi dưỡng cần nhận thức rõ giá trị bản thân và nỗ lực tiếp thu kiến thức nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của công việc. Song song, chúng ta cần đánh giá đúng, chính xác và có hướng cải tiến các chế độ gắn với năng lực để tạo thêm động lực cho viên chức nhận


thức tốt hơn về năng lực của bản thân. Cần xây dựng hệ sinh thái tự chủ, bình đẳng, công bằng, mỗi viên chức được đánh giá đúng, được khích lệ và trả lương tương xứng. Những nhận thức này thay đổi sẽ góp phần tích cực làm hiệu quả hoạt động chuyên môn cao hơn, năng lực viên chức phát huy rõ ràng hơn.

Ba là, thể chế hóa các văn bản pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành y tế. Cần triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản này để hình thành tư duy, văn hóa công sở tập trung vào năng lực viên chức y tế. Nguồn nhân lực y tế không chỉ đơn thuần là nhân lực sẵn có đã tuyển dụng trong ngành mà còn có nhân lực ngoài công lập và nguồn nhân lực đang được đào tạo tại các trường. Đây là một ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, đời sống, tính mạng của nhân dân nên lãnh đạo ngành y tế cần thực hiện tốt hơn nữa các văn bản quy định để có thể xây dựng được đội ngũ viên chức chất lượng cao. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nhân lực mà còn cần chú ý kiểm tra, đào tạo lại để nâng cao năng lực của đội ngũ viên chức trong ngành.

Bốn là, xác định rõ ràng, đúng đắn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực phù hợp. Một vị trí việc làm, khung năng lực chuẩn là bám sát theo năng lực của mỗi viên chức làm tại vị trí đó. Việc xác định nhu cầu của đào tạo, bồi dưỡng giúp cho tổ chức có kế hoạch trong cả ngắn hạn và dài hạn để có các chương trình đào tạo chính xác. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng không chỉ mỗi nhu cầu xuất phát từ bản thân viên chức mà còn có nhu cầu xuất phát từ chính đơn vị sử dụng viên chức. Các đơn vị sử dụng viên chức cần phải thường xuyên khảo sát, phân tích và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa năng lực viên chức đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện công tác đánh giá đào tạo, bồi dưỡng để có cách nhìn sâu sắc hơn khi sử dụng viên chức. Cần kiểm tra sát sao, đánh giá


lại trong và sau quá trình học tập để nắm bắt kịp thời việc viên chức có cố gắng tiếp thu kiến thức hay không. Việc kiểm tra, đánh giá này được thực hiện bởi nhiều chủ thể như giáo viên chủ nhiệm, phòng đào tạo, hội đồng chấm thi,... Đây là một việc làm thiết thực và cụ thể để nâng cao chất lượng viên chức khi đào tạo, bồi dưỡng. Không để trường hợp viên chức đi đào tạo chỉ để lấy văn bằng, chứng chỉ mà không đi kèm chất lượng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ trở nên có ý nghĩa khi có kết quả cụ thể khi truyền đạt thành công kiến thức cho viên chức.

Sáu là, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan trong việc xây dựng môi trường học tập. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là hoạt động được truyền đạt ở các trường, lớp mà còn là hoạt động thiết thực ở tại gia đình, đơn vị. Nhiều lúc lượng kiến thức do được truyền đạt tại các khóa học còn không thiết thực bằng kiến thức do trau dồi, tập luyện, học tập mà có. Một người đứng đầu nêu gương và luôn khích lệ nhân viên tiến lên tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn là điều đáng quý. Là đầu tàu truyền lửa giúp viên chức có ý thức hơn trong việc trau dồi khả năng, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là điều kiện tốt để tạo ra môi trường học tập cởi mở, giúp viên chức sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm cũng như những vướng mắc, nâng cao hiệu quả công việc.

3.2.3. Xây dựng môi trường làm việc tốt nhằm nâng cao năng lực cho viên chức

Xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng. Môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân cán bộ, công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau và với bệnh nhân, tinh thần làm việc thoải mái, các chế độ đãi ngộ đáp ứng nhu cầu cuộc sống... Trong điều kiện cơ sở


vật chất còn yếu kém đi kèm với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, nội bộ lục đục, đấu tố, chơi xấu lẫn nhau, mối quan hệ với bệnh nhân ngày càng xấu... đòi hỏi sự chuyển biến tích cực trong công tác này để xây dựng môi trường có động lực làm việc cho viên chức. Những yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cá nhân cũng như của đơn vị sự nghiệp công lập. Để xây dựng môi trường làm việc có hiệu quả chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ.

Một là, tăng cường đầu tư, mua sắm, xây dựng và sửa sang cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ nhiều hơn cho quá trình khám chữa bệnh. Song song đó, cần có đội ngũ hộ lý có tinh thần sửa sang môi trường làm việc sạch, đẹp để tạo thêm động lực làm việc cho viên chức. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường khám chữa bệnh đầy đủ, diệt khuẩn và sạch sẽ. Tùy theo điều kiện của từng đơn vị mà có thể trang bị theo yêu cầu cụ thể bởi làm được những yếu tố này cần lượng ngân sách nhất định.

Hai là, thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng với các khoản lương, thưởng, phụ cấp, chính sách, chế độ đãi ngộ cho viên chức. Tránh tình trạng đã đầy đủ hồ sơ mà giải ngân chậm trễ, gây nên sự hiểu nhầm trong công tác quyết toán. Ngoài ra, các mặt đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quy hoạch, bố trí, sử dụng viên chức cũng cần phải minh bạch, công bằng, làm theo quy trình để tạo nên sự cân bằng giữa các viên chức với nhau nhằm phát huy năng lực làm việc của viên chức.

Ba là, giữa người nhà bệnh nhân với viên chức y tế và giữa bệnh nhân điều trị với viên chức y tế cần có sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Đây cũng là một yêu cầu cấp thiết trong tình thế hiện tại, khi nền công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, bất kì điều gì không hài lòng cũng có thể được đưa lên mạng xã hội làm xấu hình ảnh của ngành dịch vụ công. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y Tế về quy

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí