Xây Dựng Hoàn Thiện Công Tác Đánh Giá, Chế Độ Đãi Ngộ Hợp Lý Và Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát


tắc ứng xử của viên chức y tế, xây dựng các chương trình hành động, thi đua thực hiện tốt quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế. Cần có các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất liên ngành hoặc các đoàn kiểm tra do đơn vị thành lập để kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại các đơn vị, khoa, phòng trực thuộc.

Bốn là, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, lành mạnh giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa cấp trên với cấp dưới. Muốn làm được điều này không chỉ phụ thuộc vào bản thân các viên chức mà còn dựa vào sự nỗ lực của bản thân người đứng đầu đơn vị. Lãnh đạo đơn vị cần là người tiên phong, gương mẫu để các viên chức trong đơn vị học tập và noi theo. Đòi hỏi người lãnh đạo mỗi đơn vị phải là người có tâm, có tầm nhìn, có lòng xây dựng đơn vị là nơi xứng đáng để cống hiến. Việc phân công nhiệm vụ, bố trí công tác phải phù hợp với năng lực của mỗi người để tạo nên sự công bằng trong sử dụng viên chức. Việc đánh giá, khen thưởng cần tiến hành kịp thời để tạo tâm lý thoải mái, cầu tiến trong công việc giúp viên chức có thêm động lực phát huy năng lực của bản thân. Kịp thời giải quyết và hóa giải các mâu thuẫn giữa các cá nhân trong đơn vị để tránh tạo nên các hậu quả đáng tiếc.

Năm là, Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động việc thực hiện quy tắc ứng xử, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Xây dựng và ban hành các quy chế, chế tài cụ thể để có căn cứ xử lý các trường hợp vi phạm.

Nhiệm vụ xây dựng môi trường làm việc tốt là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nâng cao năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.

3.2.4. Xây dựng hoàn thiện công tác đánh giá, chế độ đãi ngộ hợp lý và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Cán bộ là cái gốc của mọi việc", "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém",

“Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thi ̀ tìm thấy


những nhân tài mới, một mặt khác thi ̀ những người hu ̉ hoa ́ cũng lòi ra”. Đánh giá viên chức là công tác quan trọng làm cơ sở cho các công tác khác của việc sử dụng và quản lý viên chức. Cần có cách nhìn nhận, nhận xét toàn diện để có thể đánh giá viên chức đúng đắn và chính xác nhất. Việc đánh giá đúng sẽ góp phần đề bạt, sử dụng đúng người, nếu việc đánh giá viên chức sai sẽ bỏ sót người không đủ năng lực vào hệ thống y tế. Theo Báo cáo tại các cuộc họp của Đảng thì khâu đánh giá viên chức là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ, cần phải khắc phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công tác đánh giá viên chức là tiền đề cho các công tác thi đua, khen thưởng, làm cơ sở cho việc xem xét chế độ lương, thưởng. Để đánh giá viên chức đúng đắn, chính xác cần căn cứ vào khối lượng công việc thực tế dựa trên bản mô tả công việc theo vị trí việc làm của mỗi viên chức. Bám sát khung năng lực gắn theo từng vị trí việc làm cụ thể của mỗi viên chức ngành y tế, trên cơ sở: Công việc, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị, các điều kiện tiêu chuẩn cơ bản đáp ứng vị trí việc làm. Việc xác định rõ ràng căn cứ, nội dung này góp phần nêu lên ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của mỗi viên chức.

Đánh giá viên chức đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải công tâm, khách quan, dân chủ, công khai. Thực hiện tốt Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá viên chức không chỉ là đơn thuần xem xét khía cạnh hoàn thành công việc được giao mà còn phải xem xét bao hàm cả mặt phẩm chất đạo đức. Chú trọng khắc phục hiện trạng đánh giá viên chức một cách qua loa, đại khái, chung chung như mọi năm bằng cách bám sát theo nội dung đánh giá của Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Không phải là Đảng viên thì tự động hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nêu cao tinh thần phê và tự phê, tìm ra

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 12


những người có khả năng hoàn thành công việc tốt và những người còn hạn chế để tìm cách khắc phục.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đánh giá viên chức. Đánh giá viên chức phải được họp công khai lấy ý kiến tập thể từ khoa, phòng đến họp ban lãnh đạo và họp Đảng ủy. Tất cả đều phải được đưa ra xem xét công khai để phát huy tinh thần dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Tránh việc đánh giá chỉ dựa vào chủ quan của người quản lý, bè phái, cục bộ, chèn ép mà làm lẫn lộn năng lực của mỗi người viên chức.

Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách tinh giản biên chế, nghỉ hưu, thôi việc hưởng bảo hiểm xã hội, thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức theo quy định.

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức góp phần phát hiện kịp thời để khen thưởng, nâng lương đối với những viên chức có năng lực tốt. Hiện nay, lương của cán bộ y tế vẫn còn hưởng theo bảng lương của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bảng lương theo ngạch bậc, cào bằng theo các ngành nghề khác. So với mặt bằng chung thì công việc của viên chức y tế bao hàm nhiều áp lực, trực gác, môi trường làm việc độc hại, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều đơn vị thu không đủ chi dẫn đến nợ tiền thuốc, vật tư, lương ... Do đó, thu nhập của viên chức y tế ngày càng thấp hơn trong khi công việc càng nặng nề, áp lực hơn. Cần có chế độ lương, thưởng tương xứng với cống hiến mà đội ngũ viên chức y tế đã bỏ ra để tạo động lực phát triển cho cá nhân cũng như toàn ngành.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần giúp đơn vị thắt chặt lề lối, tác phong, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả thực hiện những Nghị quyết của Đảng, những chỉ tiêu chuyên môn do cấp trên giao và nhất là kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại. Ngoài những kết quả tích cực này, công tác kiểm tra giám sát hiện


tại vẫn còn một số hạn chế như việc kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao, còn tình trạng nể nang và chiếu lệ. Thực tế hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát chỉ được thực hiện gắt gao khi có thông tin dư luận trái chiều hoặc đơn thư khiếu nại xảy ra. Chính vì vậy cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

Thứ nhất, nghiêm túc tổ chức và thực hiện các đoàn kiểm tra, giám sát để nâng cao nhận thức, tinh thần cho đội ngũ viên chức. Giúp viên chức thấy rõ tính quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, cố gắng phấn đấu nâng cao năng lực bản thân.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát theo từng thời kì, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, thời gian để cụ thể hóa công tác này. Ban hành các quy chế, quy định về công tác kiểm tra, giám sát viên chức.

Thứ ba, lựa chọn đội ngũ làm công tác kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhiệt tình, nắm rõ các nội quy, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong công tác kiểm tra, giám sát mạnh dạn đưa ra những trường hợp vi phạm để có phương hướng xử lý, giáo dục.

Thứ tư, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc xây dựng phương hướng chỉ đạo giám sát thông qua các cuộc đánh giá viên chức định kì, thường xuyên, toàn diện, các đợt kiểm tra tại khoa, phòng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở. Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm của các viên chức, kể cả giám sát đối với người đứng đầu đơn vị.

Thứ năm, chú trọng nghiên cứu các Thông tư, Nghị định, Quyết định, Chủ trương để chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm của viên chức.

3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức y tế Đắk Lắk

Giải pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng đối với viên chức y tế có


trình độ và năng lực thấp

Một là, tiếp tục hoàn thiện công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức y tế. Trước tình hình thực tiễn viên chức sẵn có có trình độ sơ cấp, trung cấp còn tỷ lệ cao đòi hỏi ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk phải chuẩn hóa nhanh hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này. Cần triển khai hợp tác mở các lớp bồi dưỡng tại địa phương, động viên viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư ngân sách hoặc có cơ chế mở với hình thức xã hội hóa để viên chức trình độ thấp có điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách trong tình huống hiện tại khi nhà nước có cơ chế đến năm 2025 không còn tuyển dụng viên chức có trình độ sơ cấp, trung cấp nữa.

Hai là, đổi mới, đồng bộ và cải tiến các chương trình bồi dưỡng theo hướng gắn với năng lực. Hiện nay ngành y tế có nhiều chương trình như đề án 1816 Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các chương trình học ngắn hạn và dài hạn bồi dưỡng tay nghề.... Tuy đã phần nào giải quyết được vấn đề nhưng vẫn phải rà soát lại toàn bộ các chương trình học để bồi dưỡng đúng với kỹ năng cần thiết. Cần có các chương trình linh hoạt hơn nhằm bổ sung hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng phù hợp hơn với các nhiệm vụ chuyên môn. Các chương trình bồi dưỡng cần gắn với nhu cầu thực tế của các viên chức theo từng vị trí việc làm cụ thể. Tiếp tục thực hiện và tăng cường các chương trình theo hướng chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để góp phần nâng cao năng lực viên chức ở các tuyến dưới cụ thể là tuyến xã, phường. Thường xuyên bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật để bổ sung danh mục kỹ thuật đối với các y, bác sĩ tuyến xã, phường nhằm tránh làm mai một tay nghề và nâng cao năng lực.

Giải pháp 2: Chú trọng công tác bồi dưỡng viên chức theo vị trí việc làm


Căn cứ vào vị trí việc làm cụ thể để cử viên chức đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong ngành Y tế, cơ cấu tổ chức, viên chức rất đa dạng gồm: đội ngũ lãnh đạo, quản lý, viên chức là y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và đội ngũ viên chức hành chính. Với từng loại viên chức, từng vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ, kỹ năng khác nhau, do đó, nhu cầu bồi dưỡng cũng khác nhau.

Để thực hiện được điều này chúng ta cần có những định hướng cụ thể như sau:

Một là, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, xây dựng hệ thống khung năng lực cũng như bản mô tả công việc cho từng vị trí, chức danh nghề nghiệp. Cần chú trọng hơn trong việc xây dựng các tiêu chí đối với các vị trí đòi hỏi chuyên môn sâu như bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh.

Hai là, các cơ quan, đơn vị cử viên chức tham gia lớp bồi dưỡng cần làm tốt công tác thống kê, quy hoạch viên chức để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý. Xác định nhu cầu bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm trên cơ sở nhận thức rõ những nền tảng mà viên chức đã có, những thiếu sót, khuyết điểm trong kỹ năng, kiến thức mà vị trí việc làm đó yêu cầu. Chỉ thực hiện bổ nhiệm những viên chức có đầy đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Tập trung bồi dưỡng các kiến thức về lý luận chính trị, kiến thức về pháp luật, kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để mỗi viên chức có trang bị chuẩn đáp ứng vị trí việc làm đang đảm nhận.

Ba là, rà soát lại các đơn vị có liên kết bồi dưỡng viên chức, đổi mới nội dung bồi dưỡng viên chức theo hướng tích hợp có sự liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng. Xây dựng hệ thống đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn, có đủ năng lực về lý thuyết và năng lực thực tiễn, được tiếp thu đầy đủ kỹ năng tiên tiến nhằm truyền đạt kiến thức theo yêu cầu đặt ra đối với từng


vị trí việc làm. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng gắn với từng vị trí việc làm cụ thể.

Bốn là, đổi mới nhận thức về chức năng của bồi dưỡng viên chức theo vị trí việc làm. Từ xưa đến nay, việc bồi dưỡng viên chức chỉ được thực hiện để mỗi viên chức đáp ứng đầy đủ tiêu chí, tiêu chuẩn mà không chú trọng đến việc tiếp thu và phát triển kiến thức. Cần có phương án đổi mới nhận thức về chức năng của bồi dưỡng, phổ biến đến từng đơn vị cho toàn thể viên chức được nắm bắt và thực hiện việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực gắn với việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

Năm là, cần có bước đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng theo vị trí việc làm, đánh giá bước đầu ra khi hoàn thành xong quá trình bồi dưỡng. Có các bài kiểm tra, bảng điểm để làm thước đo đánh giá thực chất của công tác bồi dưỡng này có đáp ứng đúng với nhu cầu của vị trí việc làm đó hay không. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ quá trình bồi dưỡng để tránh việc viên chức chỉ thực hiện hời hợt, thiếu tinh thần học hỏi và không nắm bắt được nội dung.

Giải pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho viên chức ngành Y tế

Ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ thì việc bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho viên chức cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, số lượng viên chức chưa qa bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc Sở y tế là 95,95%, một con số cao so với mặt bằng chung. Số lượng viên chức quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị rất lớn, chưa phù hợp với quá trình chuẩn hóa viên chức. Vì vậy, cần tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho viên chức.

Một là, nâng cao nhận thức của các tổ chức, đơn vị, viên chức trong công tác bồi dưỡng lý luận chính trị. Phải xem công tác bồi dưỡng lý luận chính trị quan trọng ngang bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Thông


qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị để nâng cao đạo đức cách mạng, xây dựng đội ngũ viên chức có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực để thuyết phục, giáo dục, động viên quần chúng góp phần xây dựng Đàng và Nhà nước vững mạnh. Qua đó, các đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý để từng bước chuẩn hóa viên chức với tình hình hiện tại.

Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về bồi dưỡng lý luận chính trị. Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch nhằm hoàn thiện trình độ lý luận chính trị cho viên chức tại các đơn vị, nhất là đội ngũ viên chức quản lý, viên chức trong nguồn quy hoạch vẫn đang thiếu khuyết trình độ lý luận chính trị.

Ba là, có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng và đơn vị sự nghiệp nhằm tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị. Các đơn vị cần nắm bắt kịp thời các thời điểm chiêu sinh để đưa danh sách viên chức đủ điều kiện xét đi bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Bốn là, đổi mới chế độ chính sách khi được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị. Do vùng Tây Nguyên có địa hình xa xôi, giao thông ở nhiều nơi chưa phát triển nên việc đưa viên chức đi bồi dưỡng lý luận chính trị còn gặp nhiều khó khăn. Cần có các chế độ, phụ cấp bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho viên chức khi đi bồi dưỡng.

3.2.6. Nâng cao tinh thần, cải thiện thái độ chăm sóc và phục vụ bệnh nhân

Ngành y tế công lập đang dần hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ, phục vụ nhân dân nên việc chú ý nâng cao tinh thần, cải thiện thái độ chăm sóc bệnh nhân là một điều tất yếu. Cần có các biện pháp tác động tích cực đến nhận thức của viên chức. Việc đổi mới, hiện đại hóa vật chất và thiết bị y tế đóng góp sự thay đổi tích cực lên tinh thần của những cán bộ y tế đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, cần đầu tư kinh phí nhiều hơn cho ngành y

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí