+ Nói tới năng lực cạnh tranh cấp ngành đứng trên quan điểm phân tích nội bộ ngành về mặt chất là thể hiện cơ cấu, cấu trúc bên trong của ngành, năng lực của ngành trong việc tạo ra sản phẩm mới, tạo ra chất lượng dịch vụ sản phẩm tốt hơn.
+ Nói tới phát triển ngành về mặt chất thường thể hiện sự đóng góp của ngành đối với sự phát triển của nền kinh tế, hiệu quả của ngành so với các ngành khác, kết quả đóng góp của ngành so với các ngành khác trong nền kinh tế cũng như mức độ ảnh hưởng tích cực của ngành đối với các ngành khác trong nền kinh tế.
Trong luận án tiến sĩ, tác giả dựa vào điểm giống và khác nhau giữa năng lực cạnh tranh của ngành và phát triển ngành để xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông không bị lẫn lộn với các tiêu chí phát triển ngành viễn thông. Luận án có vận dụng điểm giống nhau giữa năng lực cạnh tranh của ngành và phát triển ngành để xây dựng bộ chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh ngành viễn thông về quy mô (thuê bao, doanh thu) và tốc độ tăng trưởng (thuê bao, doanh thu) của ngành viễn thông.
1.1.2. Vận dụng các công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, về ngành viễn thông của các học giả, tổ chức trên thế giới.
- Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh nói chung:
Sajee B. Sirikrai & Jonh C.S Tang (2006) [69] với công trình “ Industrial competitiveness analysis: Using the analytic hierachy process”, Journal of High Technology Management Research, số 17, trang 71-83 đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp gồm hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính như là đầu tư, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, công trình đặc biệt nhấn mạnh các chỉ tiêu phi tài chính để phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành như: Sự thỏa mãn của khách hàng ( Sharma & Fisher, 1997 [70]; Tracey, Vonderembse & Lim, 1999 [71]), thị phần thị trường (Anderson & Soha, 1999 [48]; Lau, 2002 [57]), tăng trưởng của thị trường (Tracey, Vonderembse & Lim, 1999), doanh số bán hàng (Anderson &Sohal, 1999; Li, 2000 [59]), tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (Lau, 2002; Sharma & Fisher, 1997) và năng suất lao động (Noble, 1997 [65]; Ross, 2002 [68]; Sharma & Fisher, 1997).
Luận án sẽ vận dụng các tiêu chí như doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng của thị trường, sự thoả mãn khách hàng và năng suất lao động để làm các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.
- Vận dụng các chỉ tiêu/tiêu chí đánh giá ngành viễn thông của một số tổ chức lớn và uy tín trên thế giới:
+ Tổ chức Liên minh viễn thông thế giới ITU (International Telecommunication Union) [55] đây là một tổ chức đặc biệt của liên hợp quốc (UN)
chuyên đánh giá và cung cấp thông tin về viễn thông và truyền thông uy tín bậc nhất thế giới. Hàng năm ITU tiến hành đánh giá ngành viễn thông của hơn 200 quốc gia quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chia theo trình độ phát triển ITU có chia thành 2 nhóm là các nước phát triển và các nước đang phát triển so với mức bình quân của thế giới. Chia theo vùng khu vực trên thế giới ITU có chia thành 6 nhóm là: Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS, Các tiểu Vương Quốc Ả rập và Châu Mỹ. Qua báo cáo của ITU, mỗi quốc gia sẽ thấy rõ thứ hạng và khả năng cạnh tranh ngành viễn thông của nước mình với các quốc gia trên thế giới. Các chỉ tiêu chủ yếu của ITU được đưa ra để đánh giá ngành viễn thông theo quốc gia (với hơn 200 nước xếp theo vần ABC), theo 6 vùng lãnh thổ (Châu Phi, Tiểu vương quốc Ả Rập, Châu Á và Thái Bình Dương, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Châu Âu, Châu Mỹ) và theo trình độ phát triển (các nước phát triển, các nước đang phát triển).
Các tiêu chí ngành viễn thông ITU đưa ra là:
Bảng 1.1. Bảng mẫu các tiêu chí về viễn thông của ITU
Di động | Internet | Băng thông rộng (cố định) | |||||
Tổng thuê bao | Thuê bao cố định/100 dân | Tổng thuê bao | Thuê bao Di động/100 dân | Tổng số người sử dụng | Mật độ người sử dụng/100 dân | Tổng số thuê bao | Mật độ băng rộng cố định/100 dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam - 2
- Các Công Trình Liên Quan Đến Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
- Vận Dụng Vào Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Xác Định Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Viễn Thông
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Như vậy cho thấy ITU đưa ra các tiêu chí chủ yếu để đánh giá ngành viễn thông các nước gồm: cố định, di động, internet và băng rộng. Mỗi tiêu chí lại có các thang đo như viễn thông cố định được đo bằng tổng thuê bao và thuê bao cố định trên 100 dân.
Ngoài ra để đánh giá tiềm năng của ngành viễn thông của các quốc gia, ITU đã đưa ra báo cáo bắt đầu từ năm 2005 qua bộ chỉ số về cơ hội thông tin viễn thông truyền thông, viết tắt là ICT – OI (Information Communication Telecommunication – Opportunity Index).
ITU đã phân chia thành 4 nhóm nước khi dùng chỉ số ICT-OI là: Nước có nền kinh tế phát triển cao, nước có nền kinh tế triển trên trung bình, nước có nền kinh tế phát triển trung bình và nước có nền kinh tế phát triển dưới trung bình.
ICT-OI phản ánh tiềm năng, cơ hội và khả năng tiếp cận cho phát triển của công nghệ thông tin cũng như viễn thông trong tương lai. ICT-OI cao hay thấp phản ánh cơ hội sẵn sàng cho tiếp cận và phát triển công nghệ thông tin cũng như viễn thông cao hay thấp. ICT-OI đi kèm cùng với với 4 chỉ số phụ là: Chỉ số phát triển kết nối được cấu
thành bởi đường dây điện thoại cố định trên 100 dân, số thuê bao điện thoại di động trên 100 dân, và băng thông internet quốc tế (kbps trên đầu người). Chỉ số kỹ năng, được cấu thành bởi tỷ lệ biết chữ ở người lớn, và tỷ lệ trường học thô. Chỉ số hấp thụ được cấu thành bởi máy tính trên 100 dân, người sử dụng Internet trên 100 dân và tỷ lệ hộ gia đình có TV. Chỉ số cường độ phát triển được cấu thành bởi tổng số thuê bao internet băng thông rộng trên 100 dân, thời lượng kết nối điện thoại đi quốc tế (phút) bình quân đầu người.
Luận án sẽ vận dụng các tiêu chí của ITU về đánh giá ngành viễn thông các nước trên thế giới phân theo tiêu chí cố định, di động, internet, băng thông rộng, chỉ số ICT_OI để làm các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam có so sánh với các nước trên thế giới.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp ngành
Michael E.Porter trong tác phẩm “The competitive advantage of Nations” được dịch ra tiếng việt là “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (2008), NXB Trẻ [28] Porter đã đưa ra mô hình kim cương đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự thịnh vượng của một quốc gia: Điều kiện cầu; Vai trò chính phủ; Sự ngẫu nhiên; Điều kiện yếu tố sản xuất; Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ; Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của Công ty. Trong tác phẩm này Porter đã vận dụng mô hình kim cương để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế lợi thế cạnh tranh quốc gia trong đó ông lấy 4 ngành để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh là: Ngành công nghiệp in của Đức, ngành công nghiệp thiết bị kiểm tra bệnh nhân của Mỹ, ngành công nghiệp gạch lát bằng gốm của Ý và ngành chế tạo robot của Nhật Bản. Khi nghiên cứu bốn ngành tại bốn quốc gia, Porter đã vận dụng mô hình kim cương vào nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của các ngành. Điều này gợi ý quan trọng đối với luận án: Luận án sử dụng mô hình kim cương vào phân tích năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông.
Michael E.Porter trong tác phẩm “The competitive advantage” được dịch ra tiếng Việt là “Lợi thế cạnh tranh” (2008), NXB Trẻ [27]. Trong tác phẩm này Porter đã đưa ra chuỗi giá trị, các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp như chi phí thấp, khác biệt hóa, chiến lược theo chiều ngang, đa dạng hóa, chiến lược phòng thủ. Đặc biệt Porter đã phân tích sâu về cấu trúc của ngành như định nghĩa thế nào là một ngành, cấu trúc ngành và nhu cầu của người mua, cấu trúc ngành và sự cân bằng cung cầu, ma trận phân khúc ngành, mối quan hệ giữa công nghệ và lợi thế cạnh tranh. Đây là nền tảng lý luận quan trọng để luận án vận dụng vào phân tích ngành, cấu trúc ngành viễn thông và năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.
Michael E.Porter trong tác phẩm “Competitive Strategy” được dịch ra tiếng Việt là “Chiến lược cạnh tranh” (2008), NXB Trẻ [26]. Trong tác phẩm này Porter đã đưa ra những kỹ thuật để phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, trong đó đặt biệt Porter đã làm rõ phân tích cơ cấu của ngành, những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh trong ngành (Khách hàng, sản phẩm dịch vụ thay thế, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và các đối thủ trong ngành), chu kỳ sống của sản phẩm, khung phân tích dự báo sự vận động của ngành. Đây là những lý thuyết quan trọng sẽ được vận dụng vào luận án để làm rõ lỹ luận về năng lực cạnh tranh ngành.
John H. Dunning (1993) trong tác phẩm “Internationalizing Porter’s diamond” đăng trên tạp chí Management International review, số đặc biệt (special issue), volume 33(2), paper 8 – 15 [53]. Tác giả đã mở rộng mô hình kim cương của Porter trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới. Dunning đã cho rằng mô hình kim cương cũ không còn chính xác trong khi đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia/ngành trong bối cảnh trao đổi thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế. Vì vậy Dunning đã đưa thêm nhân tố đầu tư nước ngoài vào mô hình để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia/ngành.
Mohammad Hosein Rezazadeh Mehrizi & Mohammad Pakneiat (2008) trong bài báo “Comparative analysis of sectoral innovation system and diamond model (the case of telecom sector of Iran), đăng trên tạp chí Juanal of technology management & innovation số 3, trang 78-90 [62]. Tác giả đã sử dụng mô hình kim cương của Porter để phân tích đánh giá sự phát triển, khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông Iran từ 1994 đến 2006. Đây là một trường hợp quan trọng, ví dụ điển hình về việc vận dụng mô hình kim cương vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành.
Tác giả Yan Ling Yu (2004), trường đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc trong công trình “The competitiveness of Chinese Telecommunication Industry: Comparision Before and After China’s Accession to the WTO” [75]. Ngành viễn thông tác giả đánh giá 3 lĩnh vực cốt yếu là: Điện thoại cố định, di động và internet. Tác giả đã vận dụng mô hình kim cương của Porter để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Trung Quốc giai đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (trước 2001) và sau khi gia nhập WTO. Qua đây cho thấy việc vận dụng mô hình kim cương của Porter vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông là rất thiết thực và quan trọng.
Tổ chức BMI (Business Monitor International) [50]. Đây là tổ chức rất uy tín đánh giá môi trường kinh doanh toàn cầu theo các ngành các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia và khu vực trên thế giới trong đó có ngành viễn thông. Định kỳ hàng quý, năm BMI đều phát hành báo cáo ngành viễn thông, trong đó có xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông các nước và khu vực (TBER) theo bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng mẫu xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông
Thành tích đạt được | Rủi ro | |||||
Thành tích ngành | Thành tích quốc gia | Rủi ro công nghiệp | Rủi ro quốc gia | Đánh giá chung | Xếp hạng | |
Nước 1 | ||||||
Nước 2 | ||||||
Nước n |
Khi đánh giá môi trường kinh doanh viễn thông BMI đánh giá trên hai góc độ là thành tích đạt được và những rủi ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh viễn thông. Trên cơ sở đó sẽ xếp hạng theo thứ tự từ trên xuống dưới là các nước ít rủi ro đến rủi ro tăng cao dần. Nước nào xếp hạng càng ở phía dưới sẽ là nước có môi trường kinh doanh viễn thông kém phát triển và kém hấp dẫn.
Chỉ số của BMI về bảng xếp hạng môi trường kinh doanh viễn thông sẽ được luận án vận dụng cùng vào mô hình viễn kim cương của Michael E. Porter để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông.
Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông, luận án áp dụng mô hình viên kim cương mở rộng (trên nền tảng mô hình của Michael E.Porter) với 6 nhân tố chính là: Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong ngành; Điều kiện yếu tố đầu vào sản xuất; Cầu thị trường; Vai trò Chính phủ; Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp bổ trợ.
1.1.4. Các công trình liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành viễn thông
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Ngọc Minh, Hà Nội, 2008 “Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam” [22]. Đề tài đề cập đến lĩnh vực thông tin di động (một lĩnh vực thuộc ngành viễn thông), đã nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Luận án tập trung phân tích thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động Việt Nam hiện nay trong đó lấy 3 doanh nghiệp có thị phần chiếm 95% thị trường là Tổng công ty viễn thông Quân đội nay là Tập đoàn viễn thông Quân đội
Viettel, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, qua phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra cơ hội, thách thức, mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam thời gian tới. Luận án dừng lại nghiên cứu ở góc độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động, còn các lĩnh vực khác trong ngành viễn thông như viễn thông cố định, internet… và tổng thể phát triển ngành viễn thông Việt Nam tác giả chưa nghiên cứu tới. Tác giả nghiên cứu một lĩnh vực của ngành viễn thông là viễn thông di động, tập trung ở khía cạnh vi mô, cụ thể là các biện pháp, giải pháp để phát triển kinh doanh, tăng thuê bao, doanh thu, lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp này.
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phan Chu Minh, Hà Nội, 2002 “Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển các dịch vụ viễn thông ở Bưu điện Hà Nội” [23]. Đề tài đã đưa ra hệ thống lý luận cơ bản về dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông, một số tiêu thức đánh giá trình độ phát triển của dịch vụ này. Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông ở Bưu điện Hà Nội. Tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu để phát triển dịch vụ viễn thông trong phạm vi tại Bưu điện Hà Nội chứ chưa nghiên cứu ở góc độ toàn ngành viễn thông. Trong luận án tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở góc độ phát triển kinh doanh viễn thông tại Bưu điện Hà Nội như các biện pháp để tăng thuê bao, tăng thị phần, tăng doanh thu di động, cố định… Đề tài mới chỉ dừng lại ở một phạm vi rất hẹp trong Ngành viễn thông của Việt Nam.
- Ngành viễn thông và một số ngành có liên quan đến ngành viễn thông:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Đăng Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020” [19]. Luận án đã nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới, đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua, giai đoạn trước năm 2006 trở về trước và đưa ra một số giải pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển ngành viễn thông từ năm 2006 trở về trước, đây là giai đoạn ngành viễn thông mới bắt đầu có sự tăng tốc. Luận án chưa đề cập sâu tới năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam như: Chưa đề cập tới có những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng; Các giải pháp luận án đưa ra mang tính tổng quát chung cho phát triển ngành viễn thông, chưa có những những giải pháp mang tính đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam đặc biệt là giai đoạn hiện nay (từ sau năm 2006).
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Thị Hoan, Hà Nội, 2004 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế”[18]. Luận án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử, số liệu nghiên cứu của luận án từ trước năm 2004. Lĩnh vực điện tử và viễn thông là hai lĩnh vực có sử dụng một số công nghệ giống nhau nhưng bản chất đây là hai ngành hoàn toàn khác nhau.
Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI, số 3: Nghiên cứu về cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam hoàn thành tháng 6/2005 [11]. Đây là báo cáo trong khuôn khổ Dự án nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam VNCI do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tài trợ được hoàn thành. Báo cáo đã phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam dưới góc độ: Khuôn khổ pháp lý và thể chế của Nhà nước Việt Nam như trách nhiệm của các Bộ ngành đối với chính sách viễn thông Việt Nam đặc biệt là Bộ Bưu chính Viễn thông, chính sách và chiến lược phát triển viễn thông, quy định pháp luật về viễn thông, quy định quản lý về viễn thông. Báo cáo đã nghiên cứu cơ cấu thị trường và vấn đề sở hữu trong kinh doanh viễn thông, vai trò chủ đạo của VNPT bởi vì giai đoạn 2005 trở về trước, VNPT chiếm độc quyền và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính yếu của Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Đây là báo cáo rất hay đánh giá thực trạng cạnh tranh ngành viễn thông những năm 2005 trở về trước. Nghiên cứu chưa đánh giá có những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam, đánh giá năng lực cạnh tranh bằng bộ tiêu chí nào, báo cáo chưa nghiên cứu về ngành, năng lực cạnh tranh của ngành là gì? Áp dụng vào ngành viễn thông như thế nào. Mặt khác kể từ năm 2005 đến nay, sau 7 năm đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO, ngành viễn thông Việt Nam đã thay đổi quá nhanh chóng và toàn diện cả về khuôn khổ pháp lý và thể chế, thị trường, khách hàng, nhà cung cấp.
Tác phẩm “Đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Nhà xuất bản Bưu Điện, 2002 [16]. Tác phẩm đã giới thiệu các định nghĩa, các tham số đánh giá, các phương pháp đo đạc và kiểm tra trong thực tế, các phương pháp thu thập và thống nhất hoá các dữ liệu cho việc đánh giá về QoS và NP. Một số kiến nghị cho công tác đo, kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông. Tác phẩm viễn thông dưới góc độ công nghệ và kỹ thuật để nâng cao chất lượng mạng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành viễn thông.
Tác phẩm “Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại” của tác giả Vũ Đức Đạm, nhà xuất bản khoa học xã hội, 1996 [17]. Tác phẩm nói về xu hướng phát triển và cải tổ viễn thông trên thế giới thông qua quá trình cạnh tranh, tư nhân hoá, kinh nghiệm ở một số nước điển hình, tác phẩm đã đưa ra chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phát triển viễn thông ở Việt Nam. Tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các chính sách biện pháp mang tính tổng thể để phát triển ngành viễn thông Việt Nam
đặt trong bối cảnh thời gian giữa thập niên 90, đây là giai đoạn ở Việt Nam, Bưu chính và Viễn thông vẫn gộp là một ngành chung, đến nay ngành viễn thông đã tách ra trở thành 1 ngành độc lập khỏi bưu chính, trở thành ngành lớn mạnh với doanh thu toàn ngành năm 2010 hơn 9 tỷ USD, ngành viễn thông thay đổi và lớn mạnh cả về lượng và chất, trở thành 1 trong những ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của Việt Nam. Điều này đặt ra việc cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những giải pháp đặc thù để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành viễn thông trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh quốc tế.
Báo cáo VietNam ICT Index do Ban chỉ đạo quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và Hội tin học Việt Nam hàng năm đưa ra bộ chỉ số VietNam ICT Index. Đây là bộ chỉ số có hơn 30 chỉ tiêu (VietNam ICT index có 35 chỉ tiêu) phản ánh mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông. Tuy nhiên bộ chỉ tiêu này chủ yếu đánh giá mức độ sẵn sàng và ứng dụng cho CNTT và truyền thông tại các tỉnh, thành phố và các cơ quan sự nghiệp, không phản ánh được khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông.
- Chính sách, quy định nhà nước đối với ngành viễn thông:
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Văn Thịnh, Hà Nội, 2007 “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam” [32]. Đề tài đã hệ thống những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông. Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam. Một số vấn đề cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam. Luận án tập trung biện pháp lớn để nâng cao sức canh tranh của ngành viễn thông Việt Nam là hoàn thiện về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông, tác giả chưa nghiên cứu bức tranh tổng thể giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh lĩnh vực viễn thông ở cấp độ ngành. Ở cấp độ năng lực cạnh tranh ngành viễn thông thì hoàn thiện cơ chế quản lý chỉ là một trong nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông, góp phần gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông.
Luận án tiến sỹ chính trị học của tác giả Trần Đức Lai, 2004 “Quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam” [21]. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra đặc trưng, biểu hiện mới của quyền lực nhà nước trong thế giới hiện đại. Đặc thù của quyền lực nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Xu hướng quốc tế, công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với bưu chính viễn thông trong quá trình hội nhập và phát triển. Phương hướng và giải pháp thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay. Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng quyền lực của nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính và lĩnh vực viễn thông trong quá trình hội nhập của Việt Nam, luận án chưa nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông.