Đánh Giá Chung Về Năng Lực Viên Chức Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Đắk Lắk


2.3. Đánh giá chung về năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Những điểm đạt được

Có thể nói, mặc dù đất nước Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống y tế chưa được trang bị đầy đủ nhưng ngành Y tế Việt Nam nói chung và ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã đạt được những điểm sau:

Một là, cơ cấu viên chức hợp lý, bước tới trẻ hóa viên chức để có tính chất kế thừa và phát triển. Số lượng viên chức là nữ có tỷ lệ cao, góp phần tạo công ăn việc làm và phương hướng bình đẳng giới. Công tác sắp xếp và bố trí viên chức được chú trọng nhằm cân đối giữa các đơn vị tránh tình trạng khuyết thiếu hoặc dư thừa. Ngành Y tế Đắk Lắk đã truyển dụng và phân bổ 97% bác sỹ làm việc tại các trạm y tế xã, phường.

Hai là, ngành y tế đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa năng lực viên chức từ khâu tuyển dụng. Số lượng viên chức có trình độ cao có số lượng ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu về trình độ trong nền kinh tế thị trường. Nhất là số dược sĩ trình độ đại học, điều dưỡng đại học, kỹ thuật viên đại học tăng theo các năm đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn. Những năm qua, ngành y tế Đắk lắk đã và đang cử viên chức đi đào tạo dưới nhiều hình thức như cử tuyển, đào tạo từ trung cấp lên cao đẳng đại học và đào tạo bác sĩ chuyên khoa chuyên ngành. Được sự hỗ trợ của Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2; theo đó, có nhiều viên chức đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn được nhận hỗ trợ kinh phí từ dự án.

Ba là, Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện, trung tâm hoạt động cung ứng các dịch vụ y tế được đánh giá cao, hầu hết là trên 90%.

Bốn là, ban hành các văn bản đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bước đầu, đã thực hiện thành công và góp phần làm số


lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế tăng lên qua các năm. Triển khai các danh mục kỹ thuật chuyên sâu, danh mục kỹ thuật cao thành công tại các tuyến cơ sở đã giảm thiểu tình trạng quá tải cho các tuyến trên đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành y tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Năm là, tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ngày càng tinh gọn, hoạt động hiểu quả hơn. Những năm qua, ngành y tế đã chú trọng đến công tác sắp xếp, đã thực hiện công tác sáp nhập các đơn vị là bệnh viện với các trung tâm ở tuyến huyện.

2.3.2. Những điểm hạn chế và tồn tại

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 10

Mặc dù ngành Y tế Đắk Lắk đã có nhiều quan tâm, thay đổi tích cực trong việc nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực y tế nhưng vẫn còn một số bất cập như:

Một là, số lượng viên chức có trình độ sơ cấp (chiếm 6.58%) và trung cấp (chiếm 39.37%) vẫn còn cao, chưa chuẩn hóa kịp thời và phù hợp. Trình độ lý luận chính trị đối với viên chức ngành y tế chưa được đảm bảo và cân bằng phù hợp, tỷ lệ viên chức sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao 95.95%. Số bệnh nhân đến khám là người đồng bào khá nhiều nhưng số viên chức có chứng chỉ (4.64%) và sử dụng để nói được là 0%. Điều này dẫn đến chất lượng của viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao và chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Năng lực của các viên chức y tế còn yếu, trong đó có nhiều trạm y tế, trung tâm hoặc bệnh viện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại nhưng chưa biết cách sử dụng. Bác sỹ làm việc tại các trạm y tế xã, phường có tỷ lệ cao (chiếm 97%) nhưng đa phần là được đào tạo liên thông, tại chức, chuyên tu nên năng lực khám chữa bệnh còn thấp. Viên chức làm việc tại các tuyến cơ sở có lưu lượng bệnh nhân ít và hầu hết là các bệnh đơn giản nên phần nào làm mai một tay nghề.


Hai là, mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngày một kém đi một phần do dư luận và một phần do kỹ năng ứng xử của đội ngũ viên chức y tế. Mạng lưới y tế cơ sở chưa tạo được niềm tin cho người bệnh trong việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Cơ chế sử dụng nhân lực chưa hợp lý ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, các quy định về chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng nên làm cho trách nhiệm của viên chức y tế chưa cao.

Ba là, việc đánh giá, phân loại viên chức hàng năm vẫn còn mang tính hình thức, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể nên góp phần làm hạn chế phát triển năng lực của viên chức. Sử dụng công cụ đánh giá để khen thưởng và phát huy năng lực viên chức chưa hữu hiệu, chưa tạo ra động lực làm việc cho viên chức. Công tác theo dõi, quản lý, quy hoạch tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn nhiều hạn chế.

Bốn là, chế độ lương, thưởng, phụ cấp trong ngành y tế chưa phù hợp với thực trạng đời sống của viên chức dẫn đến một lượng lớn viên chức nghỉ việc, chuyển công tác. Các chế độ này chưa được điều chỉnh để tương xứng với cống hiến, trình độ và điều kiện làm việc của đội ngũ viên chức. Từ đó cũng xảy ra nhiều bất cập như hiện tượng tiêu cực trong công tác khám chữa bệnh.

Năm là, môi trường làm việc còn có nhiều đơn vị có hiện tượng đấu tố lẫn nhau trong nội bộ, cục bộ địa phương, bè phái, lợi ích nhóm, trù dập, áp bức lao động làm cho một bộ phận viên chức không còn tin tưởng vào khả năng phát triển của đơn vị. Có ảnh hưởng tiêu cực đến từng cá nhân trong đơn vị và ảnh hưởng đến mục tiêu chung của toàn ngành y tế.

2.3.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và tồn tại

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển này đòi hỏi sự chỉn chu đến toàn diện từ đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp đến trình độ chuyên môn của mỗi viên chức. Có nhiều điều đặt ra đối với bản thân mỗi viên chức như


tinh thần trách nhiệm trong công việc, thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay thái độ ứng xử với đồng nghiệp cũng như trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặt lợi ích và sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu ta thấy vai trò của mỗi người viên chức là rất quan trọng trong công tác này. Từ nhiều cách nhìn nhận ta thấy vẫn có một lượng viên chức chưa đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Nguyên nhân xuất phát từ những điểm:

Một là, công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa toàn diện, viên chức chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm và bổn phận của bản thân đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khi tuyển dụng viên chức luôn phải kiểm tra về mặt lý luận cũng như kỹ năng nghiệp vụ của mỗi cá nhân. Nhưng thực tế, sau khi tuyển dụng xong nếu có được nhắc đến trách nhiệm, nghĩa vụ của viên chức thì nhiều người không nhớ. Có nhiều viên chức chưa hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân dẫn đến tình trạng thực hiện công việc kém hiệu quả.

Hai là, sự cố gắng, nỗ lực rèn luyện của viên chức chưa cao. Ngoài việc được đào tạo tại các cơ sở giáo dục thì sự xuất phát rèn luyện từ bản thân mỗi viên chức là yếu tố quan trọng. Mỗi viên chức khi thực hiện chức trách được giao cần tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ được giao. Việc viên chức chú ý đến sự cố gắng, nỗ lực rèn luyện sẽ góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Nếu viên chức không quan tâm đến việc cố gắng học hỏi, nỗ lực rèn luyện năng lực cá nhân thì sẽ làm hạn chế đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Ba là, sự tác động của nền kinh tế thị trường. Ngoài mặt tích cực làm phát triển đời sống xã hội thì còn có những mặt trái ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống của một bộ phận viên chức. Cụ thể, với mức lương và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế


của đời sống hay sự coi trọng vật chất, ích kỷ, không coi trọng các quy định về đạo đức đã dẫn đến các hành vi trục lợi cá nhân trong môi trường công sở.

Bốn là, một số đơn vị người đứng đầu cơ quan chưa thật sự gương mẫu và chưa quản lý được đội ngũ viên chức dưới quyền gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đội ngũ viên chức trong lòng người dân. Điều này tác động tiêu cực đến tư tưởng, đời sống và quá trình thực hiện công việc của mỗi viên chức. Việc triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước còn nhiều hạn chế, đạt kết quả chưa cao. Những hành vi vi phạm chưa được xử lý nghiêm và thỏa đáng. Thiếu những quy định, quy chế cụ thể trong đơn vị để có cơ chế kiểm tra giám sát viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

Năm là, môi trường làm việc chưa tạo động lực cho đội ngũ viên chức hiệu quả. Một môi trường làm việc mang tinh thần tích cực sẽ ảnh hưởng tích cực lên mỗi cá nhân và ngược lại môi trường làm việc chứa sự tiêu cực, bất mãn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi viên chức.

Tiểu kết chương 2

Từ việc phân tích thực trạng năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ta thấy:

Viên chức các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập được tuyển dụng dựa vào nhu cầu của từng đơn vị, theo vị trí việc làm đã được phê duyệt và hưởng lương theo nguồn thu của đơn vị. Nhìn chung, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có cơ cấu khá hợp lý, trình độ chuyên môn ngày càng được chuẩn hóa, trình độ lý luận chính trị chưa được bổ sung đầy đủ, trình độ tin học ngoại ngữ còn thấp và chỉ dừng lại số đông ở chứng chỉ. Về mặt thái độ ứng xử hay kỹ năng giao tiếp đang trên đà phát triển thêm nhưng vẫn còn hạn chế và mắc phải một số lỗi chủ quan.


Thực trạng năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk còn hạn chế do một số nguyên nhân như: công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa toàn diện, sự cố gắng, nỗ lực rèn luyện của viên chức chưa cao, sự tác động của nền kinh tế thị trường, một số đơn vị người đứng đầu cơ quan chưa thật sự gương mẫu và chưa quản lý được đội ngũ viên chức dưới quyền gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đội ngũ viên chức trong lòng người dân, môi trường làm việc chưa tạo động lực cho đội ngũ viên chức hiệu quả.

Kinh phí đầu tư cho y tế còn hạn chế, cơ sở vật chất y tế tại một số cơ sở tuyến huyện xuống cấp, công suất sử dụng giường bệnh vẫn còn cao, tình trạng nằm ghép còn xảy ra tại một số bệnh viện vào một số thời điểm trong năm.

Kinh phí và nhân lực đầu tư cho hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện chưa cao; năng lực khám, chữa bệnh ở một số bệnh viện tuyến dưới còn hạn chế (đặc biệt là năng lực ngoại khoa và các chuyên khoa lẻ), chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tuyến trên, đặc biệt là tình trạng quá tải cục bộ tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là tình trạng thiếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến huyện.

Từ những nội dung phân tích này ta có cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk định hướng đến năm 2025.


Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH ĐẮK‌

LẮK

3.1. Quan điểm nâng cao năng lực viên chức y tế

3.1.1. Quan điểm của Đảng

Trong tất cả các ngành nghề thì nghề y là nghề sâu sát vào đời sống, sức khỏe của nhân dân nhất. Và cũng được xem là quan trọng nhất trong khu vực dịch vụ công, cán bộ y tế nhân danh nhà nước khám, chữa bệnh cho nhân dân. Vì lẽ đó nên nghề y cũng được quan tâm và coi trọng nhiều hơn, Đảng và nhà nước luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ngành y tế trong nhiều năm qua.

Vào sáu mươi năm trước, ngày 27/02/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế để căn dặn những lời tâm huyết và là kim chỉ nam cho toàn ngành y tế đến ngày nay, những lời tâm huyết của Bác vẫn còn vang vọng mãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng đến lấy con người làm gốc rễ, sức khỏe của mỗi người dân là vốn quý từ đó nêu cao tính nhân văn, đề cao việc phát triển năng lực và trách nhiệm của mỗi người cán bộ làm công tác y tế. Tư tưởng về y đức của Bác Hồ là tấm gương và là định hướng xây dựng, phát triển ngành y tế nước nhà suốt hơn 60 năm qua. Thừa hưởng tư tưởng mà Bác Hồ đã đưa ra, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm nhiều thuận lợi và cạm bẫy đến với đạo đức của đội ngũ viên chức ngành y. Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23- 5-2005 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với phương hướng:

Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng


nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền [5].

Thời gian qua, ngành y tế luôn tuân thủ, thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và đạt được những kết quả khá tốt trong công tác nâng cao năng lực và phát triển cho toàn ngành.

Thay thế cho Nghị quyết 46-NQ/TW, vào ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Ở Nghị quyết này Đảng ta đã nêu:

Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương [6].

Chú trọng đến các vẫn đề về phát triển nguồn nhân lực y tế, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, hiện đại hóa máy móc trang thiết bị, tiến đến y tế đạt sự hài lòng của toàn dân. Đây là mục tiêu hành động cũng như là phương hướng để toàn ngành y tế phấn đấu trong thời gian tới.

3.1.2. Quy định của nhà nước

Nắm bắt tình hình kinh tế thị trường hiện nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những quyết sách cơ bản hướng đến sự phát triển của ngành y tế tỉnh Đắk Lắk.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023