Khái Quát Về Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Đắk Lắk


Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở khoa học về năng lực viên chức và năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế cho thấy:

Viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền dịch vụ công, nhân danh Nhà nước cung ứng các dịch vụ công về chăm sóc sức khỏe đến nhân dân. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế và hơn thế nữa họ còn là những người mang theo hy vọng và niềm tin của người bệnh.

Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuân thủ theo hệ thống pháp luật về viên chức, theo các quy định, quy chế chuyên ngành. Năng lực là những phẩm chất, đặc tính cần phải có ở một viên chức Y tế. Đây là những điều kiện cần thiết cho tất cả các vị trí việc làm, được xác định dựa trên giá trị cốt lõi của nền dịch vụ công, gồm: đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công việc; giao tiếp ứng xử đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân; quan hệ phối hợp với đồng nghiệp. Với tính chất hoạt động nghề nghiệp trong ngành y tế nên việc nâng cao năng lực cho đội ngũ viên chức là một điều tất yếu. Đây là những tiêu chí cụ thể để sử dụng làm thước đo đánh giá mức độ thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao của viên chức.

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản nhất về viên chức và viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế, Tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Tiếp đến trình bày khái niệm về năng lực và năng lực viên chức các các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế.


Chương 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VIÊN CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế.

Toàn ngành Y tế có 31 cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm:

Có 02 cơ quan hành chính: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình.

Có 29 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, gồm: 06 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - hạng I; Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi - hạng II; Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 - hạng III); 02 bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng II (Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột và Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ); 06 Trung tâm tuyến tỉnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Giám định Y khoa; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Huyết học Truyền máu; Trung tâm Da Liễu; Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Dược phẩm - Mỹ phẩm); 15 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố (quản lý 185 Trạm y tế/184 xã, phường, thị trấn).

Toàn ngành Y tế có tổng số 6.120 viên chức và người lao động.

Chuyên môn chuyên ngành y, dược hiện có: Bác sĩ: 1.164, trong đó sau đại học: Tiến sĩ: 04; Thạc sĩ: 44; Bác sĩ Chuyên khoa cấp II: 61; Bác sĩ Chuyên khoa cấp I: 312; Bác sĩ Nội trú: 06.


Dược sĩ: 462; Điều dưỡng: 1.636; Hộ sinh: 478; Kỹ thuật viên: 368; Y tế công cộng: 40; Y sĩ: 720; Ngành khác: 1.252.

Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 6,84. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ: 97%

Trong năm 2019, Trên cơ sở triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội; kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực ngành Y tế theo Quyết định số 3226/QĐ-UBND và Quyết định số 2824/QĐ-UBND, trong năm 2019, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành các Đề án thành lập, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp; cụ thể:

Giảm 31 đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh và tuyến huyện:

Tuyến tỉnh: Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 trung tâm: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe; theo đó, giảm 04 đơn vị sự nghiệp.

Tuyến huyện: Thành lập Trung tâm Y tế huyện trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa cấp huyện. Đối với thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ đang có bệnh viện đa khoa hạng II thì chỉ sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm Y tế. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở ở cấp huyện có số lượng từ 29 đơn vị xuống còn 17 đơn vị (giảm 12 bệnh viện tuyến huyện); giảm 15 đơn vị sự nghiệp tuyến huyện trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ (giảm 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình); tổng cộng giảm 27 đơn vị sự nghiệp tuyến huyện.

Đến thời điểm hiện tại, Sở Y tế có 03 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (Mức 2), 20 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên (Mức 3), các đơn vị sự nghiệp còn lại do Nhà nước


đảm bảo chi thường xuyên. Các đơn vị sự nghiệp y tế được giao quyền tự chủ theo Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 của UBND tỉnh.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Nguồn nhân lực ngành y tế Đắk Lắk có tổng số 6.120 viên chức, trong đó: ngành khác làm công tác hành chính có tiếp xúc gián tiếp với người bệnh chiếm 1.252 viên chức, tương đương 20.45% và các ngành có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là 4.868 viên chức, tương đương 79.55%. Nguồn số liệu thể hiện chung cho toàn ngành y tế có thể hiện bao quát tất cả các công việc, vì vậy tác giả nghiên cứu dựa trên con số tổng và đi sâu vào nghiên cứu cho đội ngũ viên chức y tế có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

2.2.1. Về số lượng, cơ cấu viên chức chuyên môn các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Cơ cấu viên chức theo nhóm độ tuổi: Đa số viên chức y tế là đội ngũ viên chức trẻ, độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ cao (Chiếm 44.5%), Đội ngũ viên chức dưới 30 tuổi (chiếm 27%). Đội ngũ viên chức này mang sứ mệnh là những người truyền lửa mang nhiệt huyết, tri thức và lý tưởng cao cả của ngành y tế đến với tất cả mọi thế hệ.

Họ là tầng lớp được bồi dưỡng và phát triển ngay từ bước tuyển dụng vào ngành. Đây là những thuận lợi tác động lớn đến sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm 17.5% và trên 51 tuổi chiếm 11%, tỷ lệ viên chức lớn tuổi chiếm tỷ lệ phù hợp sẽ có lớp mới thay thế khi thế hệ này vừa nghỉ hưu. Đáp ứng tính chất tiếp nối công việc và thế hệ trẻ có thời gian để trau dồi chuyên môn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo: “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen…Vết tích xấu nhất và


nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân”. Với tỷ lệ cơ cấu viên chức theo độ tuổi này cho thấy ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đến công tác trẻ hóa đội ngũ viên chức và xây dựng nguồn lực kế cận hợp lý.

Để nhìn rõ hơn những cơ cấu về độ tuổi này ta có Bảng 2.1 và biểu đồ 2.1:

Bảng 2.1: Số lượng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk năm 2020.

STT

Độ tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Dưới 30 tuổi

1.651

27

2

Từ 31 đến 40 tuổi

2.725

44.5

3

Từ 41 đến 50 tuổi

1.074

17.5

4

Trên 51 tuổi

670

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 7

Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức bộ máy ngành Y tế năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Dưới 30 tuổi

Từ 31 đến 40 tuổi

Từ 41 đến 50 tuổi

Trên 51 tuổi


11

27

17.5


44.5

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk theo nhóm độ tuổi năm 2020


Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức bộ máy ngành Y tế năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Cơ cấu viên chức theo thành phần dân tộc: Số lượng viên chức là người dân tộc thiểu số theo Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk thì người dân tộc thiểu số chiếm số lượng khá ít. Năm 2020 có 875 viên chức là người dân tộc thiêu số trong tổng số 6.120 viên chức trong toàn ngành Y tế.

Về giới tính: Theo Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk trong tổng số 6.120 viên chức các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có 4.099 viên chức nữ, chiếm tỷ lệ 66.97 %. Vì ngành y tế là ngành chuyên môn sâu, số lượng nhân lực chủ yếu là đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên nên có tỷ lệ nhân lực nữ cao hơn những ngành khác. Điều này vô hình chung đáp ứng được khối lượng công việc lớn cho viên chức nữ và đáp ứng được yêu cầu về bình đẳng giới.

2.2.2. Về kiến thức

Đội ngũ viên chức ngành y tế là đội ngũ tri thức có chuyên môn sâu, được đào tạo chuyên ngành tại các trường chất lượng trong nước và ngoài nước. Trong đó quan trọng nhất là đội ngũ các bác sỹ, điều dưỡng, y sĩ,… những ngành có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nguồn nhân lực y tế phải đáp ứng được năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức để đảm bảo cho công việc chăm sóc sức khỏe người bệnh diễn ra hiệu quả. Hiện nay, Nhà nước đã thực hiện nhiều hình thức liên kết và đa dạng hóa đào tạo để nâng cao chất lượng và số lượng nhân lực cho ngành y tế.

Trình độ chuyên môn: Để nhìn rõ hơn về cơ cấu trình độ chuyên môn ta có Bảng 2.2:


Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năm 2020 của viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

Năm

Trình độ


2020

Tiến sĩ

3

Chuyên khoa II

69

Thạc sĩ

89

Chuyên khoa I

343

Đại học

2.226

Cao đẳng

577

Trung cấp

2.410

Sơ cấp

403

Đơn vị tính: Người Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức bộ máy ngành Y tế năm 2020 của Sở y tế

tỉnh Đắk Lắk

Qua đó ta thấy, khối lượng viên chức có trình độ cao ngày càng được tăng lên, nhất là lượng viên chức có trình độ đại học (chiếm 36.37%), lượng viên chức có trình độ sơ cấp có tỷ lệ thấp (chiếm 6.58%). Số lượng viên chức có trình độ Trung cấp đến nay vẫn còn cao và chưa được chuẩn hóa (chiếm 39.37%). Phần đa lượng viên chức trình độ trung cấp là các điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trong tổng số viên chức của toàn ngành. Tại các quốc gia trong khu vực và quốc tế, lượng điều dưỡng và nữ hộ sinh phải có trình độ từ cao đẳng trở lên nên cho thấy nguồn nhân lực điều dưỡng, nữ hộ sinh của ngành y tế hiện nay không chỉ thiếu về số lượng mà trình độ chuyên môn còn chưa phù hợp so với các nước trên thế giới.


Theo tổng hợp, ngành y tế đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa từ khâu tuyển dụng. Bên cạnh đó, bộ phận viên chức có trình độ thấp cũng đang không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Qua đó cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như:

Trình độ của đội ngũ viên chức ngành y tế còn chưa đồng đều, chất lượng còn thấp nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức. Một số viên chức đi học chỉ để bổ sung bằng cấp bổ nhiệm lên vị trí cao hơn nên ít quan tâm đến chất lượng học tập. Các chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài và khuyến khích đào tạo nâng cao tay nghề còn chưa phù hợp và thỏa đáng.

Theo chức danh nghề nghiệp: Hiện nay, chức danh nghề nghiệp ngành y tế được quy định trong nhiều văn bản cho từng ngành nghề cụ thể nhưng cơ bản được phân thành 4 hạng chức danh để gọi chung. Các hạng chức danh này được quy định tương ứng với ngành nghề, mức lương, trình độ cụ thể.

Bảng 2.3: Bảng chức danh nghề nghiệp viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk năm 2020

Năm

Hạng

2020

Hạng I và tương đương

2

Hạng II và tương đương

85

Hạng III và tương đương

2.235

Hạng IV và tương đương

3.801

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức bộ máy ngành Y tế năm 2020 của Sở y tế tỉnh Đắk Lắk

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023