Tổng Quan Về Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại



nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật toàn bộ chính là do phi hiệu quả thuần chứ không phải phi hiệu quả quy mô gây ra. Kết luận của nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các ngân hàng đang hoạt động trong điều kiện hiểu quả tăng theo quy mô. Cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn có tài sản trên 8 tỷ yên hoạt động hiểu quả hơn các ngân hàng có quy mô vốn dưới 8 tỷ yên.

Ji- Li Hu, Chiang -Ping Chen và Yi- Yuan Su (2006) [34] áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 1996-2003. Trong mô hình DEA để ước lượng các độ đo hiệu quả các tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào gồm có tiền gửi, số nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên kết quả của các độ đo hiệu quả ước lượng được, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 12 ngân hàng được lựa chọn trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của Tser- yieth Chen (2005) [36] đã sử dụng mô hình DEA để đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kĩ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp và cũng đã sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại của Đài loan thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á… Tuy nhiên những biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chỉ chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu chính như loại hình sở hữu, quy mô, và xem xét ảnh hưởng của một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.

6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

(1) Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đông

Nguyễn Văn Đông [4], nghiên cứu các thành phần chính ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam năm 2008 của 28 ngân hàng, tác giả đo lường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại theo các khung an toàn Camel. Tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phần đánh giá năng lực tài chính.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

(2) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Ngọc

Nguyễn Thị Hồng Ngọc [8], nghiên cứu này tác giả đã đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn - Hà Nội, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng này trong giai đoạn tới.

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

(3) Nghiên cứu của Lê Thanh Thủy và Nguyễn Thị Thu Thảo

Lê Thanh Thủy [10] và Nguyễn Thị Thu Thảo [9], nghiên cứu này các tác giả đã nghiên cứu về năng lực tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá các tiêu chí đó nhưng nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

(4) Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền

Nguyễn Thu Hiền [5], tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng thương mại Nhà nước, trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập đến năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính, tác giả đã phân tích các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Nhà nước và nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở phân tích định tính.

(5) Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng

Nguyễn Việt Hùng [6], đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005, trong nghiên cứu tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng bằng các tiêu chí theo mô hình Camel, sau đó hồi quy với Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu,… có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn đó. Tuy nhiên nghiên cứu chưa mô tả đầy đủ các nhân tố tác động, và nghiên cứu cũng chưa cho biết các biến đã giải thích được bao nhiêu phần trăm mức tác động đến khả năng tài chính của các NHTM.

Ngoài ra, còn các nghiên cứu khác về đánh giá năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại như: nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Thị Hương năm 2002

[7] về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam”, hay



nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Dân năm 2004 [3] về “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam” tuy đã có phần nào tiếp cận theo cách thức phân tích định lượng nhưng vẫn chỉ dừng lại chủ yếu ở các chỉ tiêu mang tính chất thống kê, hoặc nghiên cứu của TS. Phạm Thanh Bình (2005) [2] với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích định tính. Nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) [11] đó là đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu đó chỉ là đơn thuần dừng lại ở việc xác định hàm chi phí và ước lượng trực tiếp hàm chi phí này để tìm các tham số của mô hình, do vậy mà không thể tách được phần phi hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Nguyễn Thị Việt Anh (2004) [1] ước lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có áp dụng phương pháp hàm biên ngẫu nhiên và ước lượng dưới dạng hàm chi phí Cobb- Douglas, tuy nhiên hạn chế cơ bản của nghiên cứu đó là việc chỉ định dạng hàm.

Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, cho thấy hầu hết các nghiên cứu mang tính định lượng đều ở các nước phát triển, còn các nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính định tính.

Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại có thể rút cho luận án một số gợi ý trong việc lựa các biến liên quan đến NLTC như: quy mô tài sản, khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản, tỷ suất sinh lời, chất lượng quản lý trong mô hình đánh giá năng lực tài chính của ngành ngân hàng và tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình Probit đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính, cụ thể là:

- Về mặt lí thuyết: qua tổng kết các nghiên cứu đi trước, luận án đã thấy được những điểm mạnh của các phương pháp tiếp cận phân tích định lượng, cũng như một số hạn chế của phương pháp này. Đồng thời qua đó cũng là cơ sở nhận thức lý thuyết một cách hoàn thiện, đầy đủ trong lĩnh vực nghiên cứu.



- Về mặt thực nghiệm: chính việc tổng kết các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá năng lực tài chính đã giúp luận án không những hiểu sâu sắc về mặt lí thuyết mà còn qua đó có thể vận dụng một cách phù hợp vào phân tích đánh giá năng lực tài chính của các NHTM tại Việt Nam. Đặc biệt là trong việc hình thành những kiểm định thống kê trong việc lựa chọn các biến ảnh hưởng đến NLTC của các ngân hàng sao cho phù hợp nhất với nghiên cứu của luận án để có thể thu được các kết quả thực nghiệm có ý nghĩa.

- Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước, luận án cũng đã hình thành lên được một số chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, cũng như lựa chọn được mô hình ước lượng thích hợp nhất (mô hình Probit) để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này đến năng lực tài chính của 28 Ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2003- 2012.

Những kết quả của quá trình phân tích thống kê lựa chọn biến, lựa chọn mô hình hồi quy, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, cũng như kết quả phân tích định lượng, kiểm định giả thuyết, hồi quy mô hình Probit được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2.

7. Kết quả nghiên cứu

Điểm mới trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camel kết quả đã đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003-2012, cũng từ kết quả đánh giá đó tác giả đã đưa ra được mô hình về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam bị chi phối bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô vốn vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có; Nợ xấu/ Tổng dư nợ (noxau_duno); ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi, tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, luận án đã có những đóng góp sau:

7.1 Về phương diện học thuật



(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về năng lực tài chính, các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính trên thế giới và tại Việt Nam. Do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về năng lực tài chính của các NHTM.

(2) Nghiên cứa đã tiến hành đã đo lường và đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2012 mà ở Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu về nó. Qua đó kết quả đánh giá đã cho thấy một bức tranh khá toàn diện về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam là chưa đảm bảo so với khung an toàn Camel.

(3) Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của hệ thống NHTM. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá năng lực tài chính và đề xuất các giải pháp khả thi.

7.2 Về phương diện thực nghiệm

(1) Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương pháp tiếp cận trong đo lường và đánh giá năng lực tài chính. Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam. Qua đó giúp Chính phủ, NHNN thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu các NHTM giai đoạn 2011- 2015.

(2) Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: thống kê mô tả, chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính… cùng với phương pháp định lượng như kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết, hồi quy bằng mô hình Probit. Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực tài chính của các NHTM về phương pháp luận, về đánh giá đo lường, về kiểm định cũng như kết quả của nghiên cứu.



8. Nội dung của luận án

Luận án nghiên cứu với kết cấu như sau:

Chương 1. Cơ sở khoa học về năng lực tài chính ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính ngân hàng.

Chương 2. Thực trạng năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoại 2003-2012.

Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm và hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. [14]

Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. [14]

Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay, tài trợ đầu tư. [14]

Theo luật tổ chức tín dụng 1997:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

Theo Nghị định của Chính phủ số 49/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước.



định:


Theo Luật số 47/2010/QH12 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy


Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt

động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tóm lại: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác. NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

1.1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại

Theo điều IV của Luật tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 quy định:

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022