Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Của Kim Và Dwyer (2003)


cho họ ra các quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và cung cấp các thông tin cần thiết về năng lực cạnh tranh trong du lịch, để từ đó có thể xây dựng các chính sách nhằm ứng phó tốt hơn trong cạnh tranh du lịch toàn cầu, và đưa ra một số giải pháp phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia.

Nhược điểm của mô hình: Mô hình có quá nhiều chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh (79 biến), do đó khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số trong mô hình này riêng cho từng vùng/ miền cụ thể. Mô hình chưa đưa ra những khái niệm, hướng dẫn đánh giá cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, do đó người vận dụng mô hình này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành tại từng địa phương cụ thể. Ngoài ra, mô hình chưa chỉ ra được yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh, các khái niệm về chỉ số trong mô hình chưa rõ nên khó vận dụng vào một điều kiện cụ thể.

2.2.5. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)


Kim C. và Dwyer L. (2003) đã xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc (Hình 2.6), gồm 5 yếu tố: (1) Nguồn lực kế thừa, (2) Nguồn lực tạo ra, (3) Các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ, (4) Quản lý điểm đến, và (5) Điều kiện tình huống [75].

Ưu điểm: Mô hình chỉ rõ sự tác động qua lại của các yếu tố tạo năng lực cạnh tranh ở điểm đến du lịch (chiều hướng của các mũi tên). Các mũi tên hai chiều từ Các yếu tố và nguồn lực tố hỗ trợ đến Nguồn lực kế thừa Nguồn lực tạo ra, chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên đó sẽ không đủ lực để thu hút du khách thăm viếng một điểm đến nếu không có các yếu tố: Cơ sở hạ tầng du lịch (nhà ở, giao thông vận tải, nhà hàng); Hoạt động có tổ chức; Vui chơi giải trí; Mua sắm.

- Hai mũi tên chỉ hướng liên kết: Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ trợ đến yếu tố Điều kiện cầu và yếu tố Quản lý điểm đến: Cho biết, mối quan hệ nhân quả hai chiều, tức là các chức năng cụ thể của yếu tố Nguồn lực cốt lõi và Các nhân tố hỗ trợ ảnh hưởng đến yếu tố Điều kiện cầu. Bản chất của yếu tố Điều kiện cầu, là sở


Quản lý điểm đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Các nhân tố & nguồn lực hỗ trợ

Điều kiện cầu

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 9

Điều kiện tình huống

Nguồn lực cốt lõi

Nguồn lực kế thừa

Nguồn lực tạo ra

Năng lực cạnh tranh điểm đến

Sự thịnh vượng của kinh tế-xã hội

thích đi du lịch và động cơ đi du lịch lại tác động đến sự phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ của một điểm đến; Tương tự, các đặc tính cụ thể của Yếu tố Nguồn lực tạo ra và Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến yếu tố Quản lý điểm đến, từ đó nhằm duy trì tính bền vững trong phát triển du lịch, trong khi đó, khu vực du lịch công và tư lại ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch. Điều kiện cầu bao gồm ba yếu tố chính của nhu cầu du lịch: Nhận thức; Cảm nhận và; Sở thích. Nhận thức có thể được tạo ra bằng các hình thức khác nhau bao gồm các hoạt động về tiếp thị điểm đến. Các hình ảnh về điểm đến có thể tác động đến nhận thức và do vậy ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách tại điểm đến. Việc thăm viếng sẽ phụ thuộc vào việc kết hợp giữa sở thích đi du lịch cảm nhận về những sản phẩm/ dịch vụ của điểm đến.


Hình 2.6: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003)

(Nguồn: Kim C. và Dwyer L. (2003), “Destination Competitiveness and Bilateral Tourism Flows Between Australia and Korea”, The Journal of Tourism Studies, tr.58).

- Các mũi tên từ yếu tố Điều kiện tình huống đến yếu tố Quản lý điểm đến, và yếu tố Điều kiện cầu, cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố Điều kiện tình huống (gồm, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ, môi trường và các biến khác…) đến hai yếu tố Quản lý điểm đến và Điều kiện cầu trong mô hình. Điều kiện kinh tế, có thể ảnh hưởng tới số lượng và các loại nguồn tài nguyên tạo ra; Yếu tố Chính trị


có thể tác động vào các khía cạnh của Tiếp thị điểm đến, và yếu tố Văn hóa xã hội có thể ảnh hưởng tới yếu tố Nhu cầu du lịch… Ngoài ra, một mũi tên chỉ ra những tác động trực tiếp mà những tác động này có thể làm thay đổi yếu tố Điều kiện tình huống (ví dụ, hoạt động khủng bố), do đó sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh ở điểm đến du lịch. Đầu ra của yếu tố Năng lực cạnh tranh điểm đến, được liên kết ngược trở lại với các yếu tố Quyết định năng lực cạnh tranh khác nhau và tiến tới sự thịnh vượng của nền kinh tế xã hội, hay chất lượng của cuộc sống, đây là mục tiêu cơ bản mà năng lực cạnh tranh ở điểm đến du lịch hướng tới.

Nhược điểm:


- Còn nhiều chỉ số tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh ở điểm đến du lịch mà mô hình Kim & Dwyer không đề cập đến (như: Vị trí địa lý; Xây dựng thương hiệu; Ổn định chính trị...).

- Kết quả nghiên cứu chưa thật sự đáng tin cậy do một số đáp viên chưa đánh giá đúng “giá trị trung bình” của các yếu tố trong mô hình; Một số đáp viên chưa hiểu hết ý nghĩa của các biến số, do đó xét về độ tin cậy và tính hợp lệ, dữ liệu không được bảo đảm và không thể khái quát hóa. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về câu trả lời của các đáp viên từ 2 quốc gia này là khá lớn (thông qua phân tích One-way ANOVA), do đó, cũng có thể có sự thiên vị văn hóa của đáp viên về các cuộc điều tra trong mô hình này. Mô hình của Kim C., và Dwyer L. (2003), chỉ dừng lại ở việc xác định các thuộc tính cạnh tranh và thứ hạng của các thuộc tính (mô hình chỉ dừng lại việc xem xét giá trị trung bình, phương sai...), chưa chỉ ra được yếu tố nào trong mô hình tác động mạnh nhất, yếu tố nào tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh ở điểm đến du lịch (định lượng).


2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

2.3.1. Các yếu tố tác động và nhận biết đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến

Việc xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ở điểm đến du lịch luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu trước đây của các tác giả đã đề xuất một loạt các yếu tố được cho là có liên quan đến sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh du lịch ở điểm đến.

- Theo Mechinda P. và các tác giả (2010), các yếu tố năng lực cạnh tranh và giá trị của điểm đến với lòng trung thành của khách du lịch trong một nghiên cứu tại Koh Chang, Thái Lan là: (1) Nguồn lực cốt lõi (gồm nguồn tài nguyên trời phú, nguồn tài nguyên sáng tạo); (2) Các nhân tố hỗ trợ và các nguồn lực (gồm cơ sở hạ tầng chung, chất lượng dịch vụ, lòng mến khách); (3) Quản lý điểm đến (gồm quản lý môi trường), và (4) Các điều kiện tình thế (gồm vị trí điểm đến, an ninh và an toàn, sự cạnh tranh về giá) [83, tr.223-225].

- Eyteinsson F. và Gudlaugsson T. (2011; 2012) trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Iceland, cho rằng, các điều kiện nhân tố (ví dụ như thiên nhiên, các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thượng tầng kiến trúc du lịch, khả năng tiếp cận, các sự kiện đặc biệt, sự nhận thức, hình ảnh, cơ sở hạ tầng, giải trí) là các yếu tố quan trọng quyết định sức hấp dẫn của điểm đến. Trong đó, ba thuộc tính: thiên nhiên, hình ảnh và thượng tầng kiến trúc du lịch nằm ở vị trí hàng đầu, và các thuộc tính: cơ sở hạ tầng, các sự kiện đặc biệt và các hoạt động vui chơi giải trí nằm ở vị trí cuối cùng [65, tr.4, 6-7], [66, tr.4, 6, 38].

- Lee C.F. và King B. (2006), cho rằng, ba yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch ở điểm đến, là: Tài nguyên điểm đến du lịch và tính hấp dẫn, gồm các thành phần: tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, các điểm tham quan đặc biệt, món ăn, chỗ ở, giao thông, an toàn và an ninh; Môi trường điểm đến


du lịch, gồm các thành phần: tăng trưởng kinh tế, thay đổi văn hóa – xã hội, tương tác trong nội bộ ngành công nghiệp, điều kiện nhu cầu, sự tham gia của cộng đồng và thái độ, và; Chiến lược điểm đến du lịch gồm: quảng bá điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý môi trường, năng lực của các tổ chức quản lý điểm đến, lập kế hoạch và phát triển điểm đến, giá cả. Ba yếu tố trên đều hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược du lịch, kết hợp nguồn lực bên trong và môi trường bên ngoài tạo ra năng lực cạnh tranh [80, tr.12, 25].

- Barbosa và các tác giả (2010), đã xác định các 13 yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, gồm: (1) Cơ sở hạ tầng chung; (2) Tiếp cận điểm đến; (3) Dịch vụ du lịch và các trang thiết bị; (4) Sức hấp dẫn điểm du lịch;

(5) Tiếp thị; (6) Các chính sách công; (7) Hợp tác giữa các vùng; (8) Giám sát; (9) Kinh tế địa phương; (10) Khả năng của các doanh nghiệp; (11) Các khía cạnh xã hội; (12) các khía cạnh môi trường, và; (13) Các khía cạnh văn hóa [46, tr.1077, 1082-1091].

- Mottironi C. và Corigliano M.A. (2012), nhận định, các yếu tố định hướng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến được phân loại theo các nhóm sau: (1) Yếu tố hỗ trợ và các nguồn lực hỗ trợ, khả năng để có khách du lịch tại một điểm đến; (2) Các nguồn lực cốt lõi và nguồn lực thu hút, những động lực chính để du khách đến thăm một điểm đến; (3) Quản lý điểm đến, là các hoạt động thực hiện khung chiến lược của một điểm đến và nâng cao chất lượng của các nguồn lực cốt lõi và hỗ trợ; (4) Chính sách điểm đến, hoạch định và phát triển, khả năng của một điểm đến để có những mục tiêu chiến lược rõ ràng và thực hiện, và;

(5) Các yếu tố hạn định/ khả năng (amplifying) và mở rộng, là những yếu tố có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến [86, tr.160].

- Wang và các tác giả (2012), đã nhận diện 5 yếu tố cơ bản tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Trung Quốc: (1) Quản lý điểm đến; (2) Tài nguyên du lịch; (3) Cấu trúc thượng tầng du lịch; (4) Cơ sở hạ tầng, và; (5) Các nhân tố hỗ trợ điểm đến. Những phát hiện này có thể làm thay đổi nhận thức của


các nhà tổ chức quản lý điểm đến cũng như các nhà đầu tư quan tâm đến các điểm du lịch ở Trung Quốc [98, tr.97, 102].

- Cerovic S. và Batic S. (2008) cho rằng có 6 phân khúc thường được sử dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch: (1) Quyết định các nhu cầu và mong muốn về các phân khúc thị trường được lựa chọn; (2) Phân tích những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh có mặt tại phân khúc; (3) Quyết định về những lợi ích quan trọng nhất và ít quan trọng nhất đối với thị trường phân khúc cụ thể; (4) Lợi ích nghiên cứu được cung cấp từ các đối thủ cạnh tranh; (5) “Tour du lịch trọn gói” điều chỉnh để tối đa hóa lợi ích thuận lợi cho phân khúc thị trường cụ thể, và; (6) Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch “tour du lịch trọn gói” tạo ra các hình ảnh và sự hiểu biết so sánh với các phân khúc thị trường được lựa chọn [50, tr.134].

- Kết quả của nghiên cứu Wilde S.J. và Cox C. (2008) cho thấy, các yếu tố cạnh tranh có tầm quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh điểm đến du lịch là khả năng của cơ sở hạ tầng du lịch phải được duy trì và tạo ra sức hấp dẫn của điểm đến, khả năng của ngành công nghiệp du lịch địa phương và cơ quan quản lý có liên quan đến hợp tác như một động lực để duy trì các điểm đến, và, sự tồn tại của quan điểm mạnh mẽ của cộng đồng về tương lai của du lịch [99, tr.475].

Từ việc chọn lọc các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của các tác giả, có thể xếp các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến thuộc các nhóm sau: (1) Sự hấp dẫn của điểm đến; (2) Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; (3) Hình ảnh của điểm đến; (4) Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch, và; (6) Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong đó, 5 nhóm đầu được xác định là các biến độc lập, nhóm thứ 6 là biến phụ thuộc.


1) Sự hấp dẫn của điểm đến


Theo Goffi (2012), các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả Pearce (1997); Crouch và Ritchie (1999); Kozak và Rimmington (1999); Buhalis (2000); Hassan (2000); Dwyer và Kim (2003); Enright và Newton (2004), đã xác định được các yếu tố quan trọng cho sự thành công của ngành kinh doanh du lịch. Các nghiên cứu nói trên chỉ ra rằng, điểm đến ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan du lịch hơn, hoặc các điểm đến đó được hưởng lợi thị phần cao hơn so với những điểm đến khác, được cho là có năng lực cạnh tranh [70, tr.21].

Kozak M. và Rimmington M. (1999), “Các điểm đến du lịch là yếu tố trọng tâm của hệ thống du lịch. Đặc điểm của các điểm đến có thể được phân loại theo hai tiêu chí chính (Laws, 1995). Các tính năng đầu tiên bao gồm khí hậu, sinh thái, văn hóa và kiến trúc truyền thống. Các tính năng thứ hai của điểm đến là sự phát triển được giới thiệu đặc biệt về du lịch như khách sạn, phục vụ, vận chuyển và giải trí. Hai nhóm chính của tính năng cùng đóng góp vào sự hấp dẫn chung của một điểm đến du lịch” [76, tr.274].

Mazilu M. và Stăncioiu F. (2009), cũng đã xác định, sức hấp dẫn của các điểm đến và sự hiện hữu của các nguồn lực du lịch tại một điểm đến du lịch gồm: vị trí địa lý, các nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực du lịch, tổ chức một số sự kiện, các hoạt động giải trí, các trang thiết bị du lịch và mạng lưới thương mại dành cho du khách, trong đó, vị trí địa lý, quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch [82, tr.177]. Theo Goffi (2012), cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, đối với các quốc gia/ vùng kém phát triển về du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch thường rất yếu kém [70, tr.54]. Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm các chức năng như cơ sở lưu trú, dịch vụ thực phẩm, và là yếu tố sản phẩm du lịch quan trọng của điểm đến du lịch quốc tế [54, tr.28], [62, tr.381]. Bên cạnh đó, Crouch G.I. (2007), cho rằng, các điểm đến có sự phong phú, độc đáo và hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, sẽ có tiềm năng phát triển và thu hút du khách [54, tr.27].


Ngoài ra, Mikházi Z., Kovács K.F., (2011), nhận định ngày nay, khái niệm về năng lực cạnh tranh có thể được xem xét trong cả khu vực nông thôn và danh lam thắng cảnh như là khả năng của các bên tham gia về việc sử dụng nguồn lực cảnh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững của họ. Trong kinh doanh du lịch, cảnh quan đẹp là yếu tố quan trọng nhất để hấp dẫn khách du lịch [85, tr.19-20].

Vengesayi S. (2003) nhận xét, sự hấp dẫn, “là khả năng cảm nhận của điểm du lịch mang lại lợi ích cho cá nhân. Khả năng này được tăng cường bởi các thuộc tính của một điểm đến, tức là những các thành phần trang điểm một điểm đến. Đây là một quan điểm phía cầu của điểm đến. Tầm quan trọng của các thuộc tính này giúp người ta đánh giá tính hấp dẫn của điểm đến và có những lựa chọn phù hợp (Mayo & Jarvis, 1980). Sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch khuyến khích mọi người ghé thăm và dành nhiều thời gian ở điểm đến. Do đó giá trị chính về sự hấp dẫn điểm đến là lôi kéo ảnh hưởng của mình vào khách du lịch” [95, tr.638].

2) Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến


Theo Goffi G. (2012), với áp lực về lượng khách ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhằm đáp ứng với nhu cầu phức tạp, biến đổi… ngày càng tăng của du khách, các nhà cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ du lịch trong kinh doanh du lịch phải chú trọng tăng “chất lượng”, và tăng “số lượng” sản phẩm/ dịch vụ, đồng thời gia tăng “dịch vụ du lịch theo nhu cầu” của du khách [70, tr.53].

Tác giả Hassan S.S. (2000), nhận định, trong bối cảnh du lịch, để nâng cao chất lượng cạnh tranh, cần phải “tạo ra và lồng ghép các sản phẩm có giá trị gia tăng trong khi vẫn duy trì vị trí thị trường của mình so với các đối thủ cạnh tranh” [71, tr.239-240]. Nội hàm của của sản phẩm có “giá trị gia tăng” là những sản phẩm không những có giá trị về mặt vật chất, mà còn có giá trị về mặt tinh thần, tức là sản phẩm đó đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của khách hàng.

Ngày đăng: 05/03/2023