Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Điểm Đến Du Lịch

quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” [19].

Điểm khác nhau cơ bản giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch là điểm tham quan du lịch thì du khách chỉ đến tham quan và sử dụng các dịch vụ nhưng không ngủ lại một đêm. Như vậy, điểm tham quan du lịch nằm trong những điểm đến du lịch, tạo sức hút đối với khách du lịch khi đến các điểm đến du lịch vì khi khách du lịch đến một điểm đến du lịch thì họ muốn tìm hiểu về cuộc sống cộng đồng dân cư tại địa phương, những nét riêng có về văn hóa, tự nhiên, xã hội của địa phương đó bên cạnh hoạt động nghỉ ngơi. Điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và các giá trị nhân văn mà còn có cả các điều kiện khác như con người, sản phẩm du lịch… Thông thường mỗi điểm đến du lịch sẽ có từ 3 điểm tham quan du lịch trở lên bởi vì có như vậy mới tạo ra sự đa dạng trong hoạt động du lịch, lưu giữ khách du lịch tham quan và trải nghiệm trong khoảng thời gian dài tại các điểm đến du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đó. Các điểm tham quan thường được xây dựng và tổ chức hoạt động với những tiêu chí cơ bản: (1) đảm bảo cho khách du lịch trải nghiệm qua các giác quan về các giá trị văn hóa, lịch sử, tự nhiên nhằm tạo ấn tượng và cảm xúc; (2) lưu giữ khách tham quan ít nhất từ 3 - 5 giờ; (3) đảm bảo cho khách có thể mua quà lưu niệm để nhớ mãi nơi đã đến tham quan.

2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của điểm đến du lịch

Thứ nhất, điểm đến du lịch có sự tham gia của các bên liên quan với các yêu cầu và mục tiêu khác nhau

Điểm đến du lịch chính là một không gian địa lý cụ thể, do đó mà có sự can thiệp gián tiếp và trực tiếp của các bên liên quan đến hoạt động du lịch như chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại điểm đến, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, các tổ chức xã hội… Mỗi đối tượng có những mục tiêu và yêu cầu cụ thể riêng khi can thiệp vào điểm đến du lịch (chính quyền địa phương mong muốn phát triển du lịch để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh và an toàn xã hội, đồng thời bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững môi trường sống; cộng đồng dân cư tại điểm đến có mục tiêu việc làm, thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với yêu cầu hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến nếp sống và phong tục tập quán của địa phương...).

Thứ hai, điểm đến du lịch có nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhiều ngành, nghề khác nhau cung cấp cho khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.

Tại điểm đến du lịch, du khách được cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn, uống, tham quan, giải trí, vận chuyển, đồ lưu niệm, sản vật địa phương. Còn cộng đồng dân cư địa phương đươc cung cấp các sản phẩm như lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị mới, các loại dịch vụ như chữa bệnh, giải trí,… Vì vậy, tại điểm đến du lịch cân đối giữa nhu cầu của khách và nhu cầu của cộng đồng dân cư sở tại để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung ứng phù hợp.

Thứ ba, điểm đến du lịch chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.

Điểm đến du lịch chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, khí hậu và các yếu tố khác của thiên nhiên như: động đất, sóng thần, dịch bệnh… và chính điều này tạo ra tính chất mùa vụ của mỗi một điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, điểm đến du lịch cũng chịu ảnh hưởng của nền ổn định chính trị, sự an toàn và chính sách pháp luật thông qua những ấn tượng và cảm xúc đối với khách du lịch.

2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

2.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh mà các nhà nghiên cứu đưa ra, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Như vậy, tiếp cận ở góc độ đơn giản có thể hiểu cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay nhóm vì mục đích giành lại sự sống còn, lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh hay phần thưởng khác. Theo M. Porter cha đẻ của kinh doanh hiện đại, cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi [23].

Thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có năng lực cạnh tranh nhất định. Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh đã đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào năm 1998 như sau:

Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác”. M. Porter cho rằng “Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo thu nhập cao và phát triển bền vững”. Ông khẳng định “Một nhà sản xuất chi phí thấp và một nhà sản xuất có sản phẩm đặc trưng khác biệt và bán giá cao hiếm khi có thể so sánh được với nhau. Các chiến lược thành công đòi hỏi phải lựa chọn, nếu không chúng sẽ dễ dàng bị bắt chước”. Điều quan trọng với các tổ chức kinh doanh là phải tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

2.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Theo Crouch (2007), năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch chính là năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch vì sản phẩm du lịch có sự khác biệt rất lớn với các sản phẩm dịch vụ khác, trong đó sản phẩm du lịch bao giờ cũng gắn với một điểm đến du lịch cụ thể. Đó là sự kết hợp của đầu ra bao gồm các yếu tố của địa phương và do nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng tham gia như doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, các tổ chức nghệ thuật, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng, tổ chức quản lý du lịch, đơn vị thuộc khu vực công cung ứng hàng hóa công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng hay cư dân địa phương và công chúng. Do đó, du khách muốn trải nghiệm và sử dụng sản phẩm du lịch thì cần phải đến thăm những điểm đến du lịch cụ thể.

Theo Ritchie và Crouch (2003), khách du lịch thường ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch khi căn cứ vào danh thắng, tiện ích và tiêu chuẩn dịch vụ,… của điểm đến du lịch mang lại. Lợi ích mà khách du lịch có được từ sản phẩm du lịch chính là sự hài lòng khi trải nghiệm trong quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch vượt qua sự kỳ vọng mà họ mong đợi từ các điểm đến du lịch. Do đó, theo Buhalis (2000) thì cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tại các địa phương chính là cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch với nhau.

Hiện nay, năng lực cạnh tranh điểm du lịch đến được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau: năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh địa phương và năng

lực cạnh tranh sản phẩm du lịch. Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến các tiêu chí đánh giá khác nhau, yếu tố cấu thành khác nhau và nhân tố ảnh hưởng khác nhau.

Crouch và Ritchie (1999) cho rằng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch chính là khả năng tạo ra giá trị gia tăng của điểm đến du lịch. Do đó, sẽ tăng thu nhập, của cải cho điểm đến du lịch thông qua việc quản lý tài sản và các quy trình cũng như sự lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch đến thăm quan điểm đến du lịch. Nâng cao khả năng tích hợp các mối quan trong một mô hình kinh tế - xã hội, từ đó cho phép khai thác và bảo tồn các nguồn vốn tự nhiên của điểm đến du lịch cho các thế hệ tương lai. Khái niệm này phù hợp với quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khi nhận định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được xác định dựa trên lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội mà cộng đồng dân cư điểm đến du lịch có được. Cách tiếp cận này cũng rất phù hợp với quan điểm của Dwyer và Kim (2003) ở cấp quốc tế khi có thể so sánh giữa các quốc gia với nhau về lợi ích kinh tế do điểm đến du lịch mang lại khi họ cho rằng “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan trọng của du khách”.

D’Hartserre (2000) lại cho rằng “năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương trường và tăng chúng lên theo thời gian”. Trong khi đó, quan điểm của Hassan (2000) là “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn các tài nguyên trong khi vẫn duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”. Dwyer và cộng sự (2000), đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến là “một khái niệm tổng thể bao gồm khả năng tạo khác biệt về giá, tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận trong ngành du lịch cũng như các yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch”.

Theo Sutton (1992) thì cạnh tranh điểm đến du lịch có luôn có sự khác biệt đối với các hoạt động cạnh tranh trong các thị trường sản phẩm truyền thống. Bởi vì, mỗi điểm đến sẽ có sự khác biệt lớn về văn hóa, con người, phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, cơ sở vật chất….và chính điều này tạo ra sự khác biệt về đặc điểm của sản phẩm du lịch giữa các điểm đến du lịch. Có thể nhận thấy các điểm đến du lịch ở các địa phương châu Âu sẽ có sự khác biệt so với các điểm đến du lịch ở các địa phương châu Á. Hay ngay trong lãnh thổ một quốc gia, hay một khu vực

vùng miền thì sự khác biệt này vẫn có thể thấy rò, ví dụ như cùng một quốc gia Việt Nam nhưng biển của miền Trung khác hẳn với du lịch biển của miền Bắc. Chính vì vậy, muốn phát triển đến du lịch thì cần coi các nguồn lực du lịch là cơ sở quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đó.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được Dwyer và Kim (2003) xác định bởi 3 nhóm yếu tố cơ bản là:

(1) Các lợi thế so sánh giúp điểm đến du lịch cạnh tranh về giá

(2) Khả năng về chiến lược và quản trị điểm đến du lịch

(3) Tài nguyên du lịch: lịch sử, văn hóa, xã hội

Như vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến được hiểu là tập hợp các yếu tố nguồn lực (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính, các cơ chế chính sách, thể chế và con người) nhằm phát triển du lịch một cách bền vững và hiệu quả. Từ đó hình thành nên khả năng hấp dẫn, thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch một cách tốt nhất. Cấu thành nên năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có nhiều yếu tố khác nhau.

2.3. Những nội dung cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

2.3.1. Nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Qua các nghiên cứu của mình Dwyer và Kim cho rằng năng lực cạnh tranh là một khái niệm tổng quát bao gồm sự chênh lệch giá cùng với thay đổi tỷ giá, mức năng suất của các bộ phận cấu thành của ngành du lịch và các nhân tố chất lượng ảnh hưởng đến tính hấp dẫn hay không hấp dẫn của một điểm đến. Các tác giả đưa ra các chỉ số tính toán sức cạnh tranh điểm đến gồm 06 nhóm: Nguồn lực sẵn có; Nguồn lực tạo mới; Các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Các điều kiện thực trạng; Các yếu tố cầu. Mô hình này được phát triển thêm trong công trình của Dwyer và cộng sự, trong đó, các yếu tố chính của mô hình bao gồm các nguồn lực có sẵn, cả nguồn lực tự nhiên (những ngọn núi, bờ biển, hồ, danh lam thắng cảnh nói chung…) và di sản (thủ công mỹ nghệ, ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục...); nguồn lực tạo mới (cơ sở hạ tầng du lịch, sự kiện đặc biệt, mua sắm...); và nguồn lực hỗ trợ các tài nguyên (như cơ sở hạ tầng nói chung, khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ...). Quản lý điểm đến là thành phần cốt lòi thứ hai của mô hình. Mô hình cũng cho thấy nguồn lực và quản lý điểm đến tương tác với nhu cầu du lịch và điều kiện tình huống, qua đó tác động đến khả năng cạnh tranh điểm đến và sự thịnh vượng kinh tế - xã hội.

Cuối cùng, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, Dwyer và Kim (2003) đã kết hợp với các lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa ra mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh của điểm đến, bao gồm hai yếu tố.

Yếu tố thứ nhất của mô hình bao gồm các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên và các di sản được thừa hưởng; nguồn lực tạo mới; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ. Đây là các nguồn lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm du lịch ở các điểm đến, tạo tính hấp dẫn cho du khách tham quan, nó chính là cơ sở để tạo ra năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch của điểm đến.

Yếu tố thứ hai là việc quản lý điểm đến, yếu tố này có liên quan đến chiến lược nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, có tính cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ thích ứng tốt nhất với điều kiện nhu cầu của du khách.

Nguồn lực tự nhiên và các di sản được kế

thừa



Nguồn lực sáng tạo




Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 5



Điều kiện hoàn cảnh

(Giới hạn hoặc sự ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến)






Quản trị điểm đến

- Các tổ chức quản trị điểm đến

- Quản trị Marketing điểm đến

- Chính sách điểm đến

- Kế hoạch và phát triển

- Quản trị phát triển nguồn nhân lực

- Quản trị môi trường



Điều kiện nhu cầu

- Nhu cầu nhận thức về du lịch

- Kiến thức về du lịch

- Sở thích du lịch


Hình 2.1 Nội hàm của năng lực cạnh tranh điểm đến

Nguồn: Dywer & Kim, 2003

Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh của Crouch & Ritchie, mô hình của Dwyer & Kim, và các cộng sự vẫn có những bổ sung mới có ý nghĩa. Dwyer & Kim thêm vào một vài yếu tố mới chưa có trong mô hình của Crouch & Ritchie, ví dụ như phân biệt rò ràng giữa nguồn lực có sẵn và nguồn lực tạo mới, hay việc xác định nhu cầu du lịch thành một yếu tố trọng tâm trong phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng gộp nhóm Chính sách và kế hoạch phát triển điểm đến vào mục Quản lý điểm đến và đổi tên của nhóm các yếu tố tiêu chuẩn và khuếch trương vào nhóm điều kiện hoàn cảnh.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Năng lực cạnh tranh chia thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Có nhiều quan điểm về việc xác định tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng “chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu. Trong giai đoạn 2005 - 2015, chỉ số GCI đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua 12 chỉ số trụ cột được phân vào 3 nhóm:

Nhóm 1- chỉ số phản ánh các yêu cầu căn bản của nền kinh tế, gồm: (1) thể chế, (2) cơ sở hạ tầng, (3) môi trường kinh tế vĩ mô, (4) y tế và giáo dục tiểu học.

Nhóm 2- các chỉ số để nền kinh tế phát triển theo định hướng chất lượng, hiệu quả gồm: (5) giáo dục và đào tạo sau tiểu học, (6) hiệu quả thị trường hàng hóa, (7) hiệu quả thị trường lao động, (8) trình độ phát triển thị trường tài chính, (9) sẵn sàng công nghệ, (10) quy mô thị trường.

Nhóm 3- Các chỉ số phản ánh trình độ của doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo: (11) trình độ kinh doanh, (12) năng lực đổi mới sáng tạo.

Theo tiến sỹ Hà Nam Khánh Giao “Năng lực cạnh tranh điểm đến cần đánh giá từ cặp mắt của khách hàng”. Để đo lường năng lực cạnh tranh của điểm dến du lịch, có thể sử dụng bộ thang đo ban đầu bao gồm: (1) Định hướng kinh doanh, (2) Năng lực marketing, (3) Năng lực sáng tạo, (4) Năng lực tổ chức dịch vụ cung ứng,

(5) Định hướng học hỏi của điểm đến du lịch.

Theo Crouch và Ritchie (1999) đánh giá hiệu quả hoạt động của điểm đến du lịch bằng 4 chỉ tiêu như: Tính bền vững; Kết quả hoạt động kinh tế; Sự hài lòng của

du khách; Hoạt động quản lý. Mỗi yếu tố có những chỉ tiêu khác nhau giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong yếu số sự hài lòng của khách du lịch được phản ánh thông qua chỉ số như tổng lượng khách đến qua mỗi năm, khách quay trở lại, sự hài lòng đối với tất cả chất lượng dịch vụ tại điểm đến, sự hài lòng với các hướng dẫn về điểm đến giúp khách lập kế hoạch chuyến đi,… Kết quả hoạt động kinh tế phản ánh qua thù lao cho một người lao động trong lĩnh vực du lịch sự, số lượng thành lập doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, GDP từ lữ hành và du lịch so với tổng GDP có thể được sử dụng để chỉ ra kết quả hoạt động kinh tế của khu vực này. Tính bền vững được phản ánh thông qua bảo tồn sự nguyên vẹn của môi trường sinh thái, khả năng dân cư có thể sử dụng hạ tầng du lịch, mức độ hỗ trợ chính trị đối với các nỗ lực của ngành du lịch, các khoản thuế thu được từ chi tiêu du lịch có thể được sử dụng để đo sự bền vững. Hoạt động quản lý được phản ánh thông qua phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ, số lượng các sự kiện đặc biệt có chất lượng.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) để đánh giá được năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có thể sử dụng 8 tiêu chí bao gồm:

(1) Chỉ số nhân lực du lịch

(2) Chỉ số cạnh tranh giá

(3) Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng

(4) Chỉ số môi trường

(5) Chỉ số về tiến bộ công nghệ

(6) Chỉ số về nguồn lực

(7) Chỉ số về tính mở

(8) Chỉ số về phát triển xã hội.

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

2.3.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Việc phân tích các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được tiến hành qua phân tích mô hình phân tích các nhân tố bên ngoài PEST như hình 2.2 sau đây :

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí