Mô Hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh Của Michael Porter



CÁC ĐỐI THỦ

TIÊM NĂNG



Quyền thương lượng

của nhà cung ứng

Nguy cơ của người

mới nhập cuộc

NHÀ CUNG ƯNG

CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

TRONG NGÀNH


KHÁCH HÀNG

Nguy cơ của sản phẩm

và dịch vụ thay thế

Quyền thương lượng

của người mua


SẢN PHẨM

THAY THẾ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 4


Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Theo mô hình này thì ngành kinh doanh bất kỳ đều chịu tác động của 05 yếu tố, đó là:

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong hiện tại

Sự đe dọa từ các doanh nghiệp mới ra nhập

Sự đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sức mạnh đàm phán của khách hàng

Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp.

(3) Dwyer, L., Kim, C, Destination competitiveness: Determinants and indicators, Current Issues in Tourism, 6(5), (2003), 369-414.

Trong bài viết, tác giả đã phát triển một mô hình về khả năng cạnh tranh điểm đến, sẽ cho phép so sánh giữa các quốc gia và giữa các ngành công nghiệp du lịch. Mô hình tìm cách nắm bắt các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh, đồng thời đánh giá cao các vấn đề đặc biệt liên quan đến việc khám phá khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến. Liên kết với mô hình là một bộ các chỉ số có thể được sử dụng để đo lường khả năng cạnh tranh của bất kỳ điểm đến cụ thể nào. Nghiên cứu này có bốn mục tiêu chính: (1) phát triển một mô hình năng lực cạnh tranh nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh; (2) nghiên cứu nhằm phát triển một bộ chỉ

số thích hợp về năng lực cạnh tranh; (3) chỉ rò những ưu điểm và hạn chế của mô hình;

(4) làm căn cứ xác định các đối tượng, để nghiên cứu thêm về khái niệm và thực tế. Sự phát triển của một mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến và một bộ chỉ số liên quan cho phép xác định điểm mạnh và điểm yếu tương đối của các điểm đến du lịch khác nhau. Kết quả nghiên cứu có thể được cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để tăng số lượng khách du lịch, chi tiêu của khách du lịch ở điếm đến và từ đó tăng cường sự thịnh vượng kinh tế, xã hội.

(4) Crouch, G. I, Destination competitiveness: An analysis of determinant attributes, Journal of Travel Research, 50(1), (2011), 27-45.

Mục đích của nghiên cứu này là phát triển cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng và tác động của các thuộc tính ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Sử dụng một mô hình khái niệm chung về năng lực cạnh tranh điểm đến, 36 thuộc tính cạnh tranh được đánh giá theo phán đoán của chuyên gia với hình thức khảo sát trực tuyến của các cơ sở, cơ quan quản lý điểm đến và nhà nghiên cứu du lịch. Những đánh giá này đã được tích hợp và phân tích bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thức bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP). Ngoài việc ước tính tầm quan trọng của các thuộc tính của năng lực cạnh tranh, kết quả của AHP còn được phân tích để đưa ra các biện pháp xác định thuộc tính. Các biện pháp này sau đó đã được kiểm tra thống kê để xác định các thuộc tính nào được đánh giá có tác động quyết định lớn nhất đến khả năng cạnh tranh điểm đến.

(5) Andrej Malachovsky, Invigorating the Destination's Marketing Strategy? (The Case of Slovakia), Procedia - Social and Behavioral Sciences, Volum 175, 12 February 2015, Pages 393-400.

Trong nghiên cứu tác giả nhận định việc thiếu chiến lược marketing điểm đến du lịch có thể dẫn đến việc giảm số lượng cả khách du lịch nước ngoài và trong nước đến điểm đến Slovakia. Nghiên cứu xác định các điểm đến du lịch, đặc trưng cho các nguyên tắc phát triển chiến lược marketing và vai trò của nó trong khả năng cạnh tranh của điểm đến. Slovakia sở hữu một số lượng lớn tài nguyên du lịch được thừa kế hoặc tài nguyên du lịch tạo mới, nhưng Slovakia đã không thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình trong phát triển du lịch trong thiên niên kỷ mới. Bài viết so sánh

kết quả của Slovakia, Cộng hòa Séc và Áo trong việc phát triển thị trường du lịch trong và ngoài nước. Các điểm đến đã được nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp để xác định các sản phẩm du lịch và phân tích chuỗi thời gian của dữ liệu được chọn trong thị trường du lịch. Các kết quả đã được đánh giá bằng cách sử dụng hệ số tương quan hạng Spearman để đo lường mức độ phụ thuộc giữa sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước ở mỗi điểm đến. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị về chiến lược marketing điểm đến Slovakia.

Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu của Ritchie và Crouch (2003) nhằm phân tích khách du lịch quyết định đến với các điểm đến du lịch thường căn cứ vào các tiện ích, danh thắng, tiêu chuẩn dịch vụ,… của những điểm đến du lịch để ra quyết định đi thăm. Lợi ích thu được từ sản phẩm du lịch chính là trải nghiệm của du khách từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong suốt quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch. Nghiên cứu của Buhalis (2000) chỉ ra cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cơ bản là cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch với nhau. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần phải được nhìn nhận từ nhiều cấp độ cấp quốc gia, địa phương, nhất là địa phương, vừa mang ý nghĩa của năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm. Nghiên cứu của Crouch và Ritchie (1999) lại cho rằng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một địa phương chính là khả năng tạo ra giá trị gia tăng thông qua tích hợp các mối quan hệ này trong một mô hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác, đồng thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai. Trong khi đó nghiên cứu của Hartserre (2000) lại cho rằng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cần phải duy trì được sức mạnh cũng như thị phần trên thương trường cũng như đẩy mạnh gia tăng chúng lên theo thời gian.

Nghiên cứu của Go, F.M. & Govers, R.[19], cho rằng hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa, cạnh tranh trong du lịch đã chuyển từ cạnh tranh giữa các hãng du lịch sang cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch. Kinh doanh du lịch muốn thành công đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp hiệu quả giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong một điểm đến du lịch. Nói cách khác, sản phẩm du lịch của một điểm đến phải là kết quả từ quá trình hợp tác của rất nhiều thành viên. Chính vì vậy,

quản lý nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng do đây là khâu điều tiết, phối hợp các thành viên. Quản lý nhà nước phải có tầm nhìn dài hạn, mang tính kế thừa cho nhiều giai đoạn, có những chính sách thu hút đầu tư phát triền du lịch ổn định nhất quá, thông thoáng đặt trong quan hệ tương quan với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác và phải tính đến tác động của ngoại cảnh.

Theo Honey & Krantez đã chứng minh luôn tồn tại mối quan hệ giữa doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương. Việc xây dựng các dự án du lịch vượt quá mật độ cho phép, khi vòng đời của các dự án du lịch kết thúc thì điểm đến phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng về môi trường.

Nghiên cứu ở Đảo Cyprus, Saverdiade, nếu phát triển thái quá các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ đem lại kết quả tác động ngược chiều từ nhiều phía, khách du lịch quá nhiều tác động đến giao thông, ảnh hưởng đến văn hóa, … dẫn đến sự không đồng thuận của người dân địa phương.

Trong báo cáo đánh giá các điểm đến là các thành phố du lịch hàng đầu trên thế giới của hãng Mastercard (2016). Báo cáo đánh giá du lịch các thành phố trên thế giới theo các hạng mục chi tiêu chủ yếu của khách du lịch tại 10 thành phố có lượt khách du lịch hàng đầu trên thế giới đã cho thấy khách hàng chủ yếu chi tiêu cho phần lớn cho các dịch vụ: lưu trú, ăn uống và mua sắm. Qua đó cho thấy, để thu hút được khách du lịch thì du lịch cần ưu tiên phát triển theo thứ tự các dịch vụ trên.

(6) Nguyễn Nam Thắng (2015), Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, Luận án tiến sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch gồm 4 nhóm yếu tố chính và 32 yếu tố thành phần. Kết hợp với đặc thù của du lịch Việt Nam, tác giả thu hẹp bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn 4 nhóm yếu tố và 20 thành phần. Khi tiến hành kiểm định đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho ra kết quả gồm 4 nhóm yếu tố chính và 16 yếu tố thành phần. Nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn.

(7) Lê Thị Ngọc Anh, Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, T. 126, S. 5A (2017)

Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch chính là khả năng tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, bảo tồn được tài nguyên đồng thời duy trì được vị thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác của một điểm đến. Đồng thời, tác giả xác định khung nghiên cứu và hệ thống các biến số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến thông qua phương pháp Delphi nhằm đảm bảo đúng đối tượng tham gia và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến phát triển du lịch.

(8) Bùi Thị Tám, Lê Thị Ngọc Anh, Hoàng Thị Huế, Nguyễn Tuấn Nghĩa, Vận dụng mô hình phương trình cấu trúc đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, T. 126, S. 5A (2017).

Các tác giả đã luận giải năng lực cạnh tranh điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố gồm điều kiện tài nguyên, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ chế chính sách quản lý điểm đến du lịch... và được coi là phạm trù đa diện. Trên cơ sở điều tra được thực hiện với 696 chuyên gia bao gồm các nhà quản lý, các doanh nghiệp đã xác định 7 nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đóng vai trò quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế là hoạt động quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh an toàn và các tài nguyên du lịch tự nhiên. Vì vậy, các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế là cải thiện hoạt động quản lý điểm đến theo hướng định vị và củng cố thương hiệu điểm đến dựa trên các lợi thế tài nguyên, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ sung.

1.2. Nhận xét về các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án

1.2.1. Nhận xét về các nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu đã nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến chủ yếu dựa vào lý thuyết năng lực cạnh tranh ngành, vùng và quốc gia, chưa hướng đến nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến theo hướng coi các điểm đến là sản phẩm

để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán của khách du lịch khi đến các điểm đến du lịch.

Thứ hai, một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch chủ yếu sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) nhằm phân tích, đánh giá các thành tố chính cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Thứ ba, các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều điểm đến là biển, đảo chưa nhiều nghiên cứu đặc thù các điểm đến miền núi.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án

Trong những năm qua năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng do đặc thù điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, ngành du lịch Hòa Bình chưa phải là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình về mức độ, các nguồn lực hay các yếu tố cấu thành năng lực thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh còn hạn chế. Tỉnh Hòa Bình cần phải nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh. Từ đó, đưa ngành kinh tế du lịch đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch gắn với các điều kiện hiện tại như tiền đề ban đầu cho sự phát triển du lịch trong mối quan hệ với phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác. Từ nghiên cứu các công trình trước đây và đối tượng cụ thể là tỉnh Hòa Bình, luận án có khoảng trống nghiên cứu là:

Thứ nhất, nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên lý thuyết cạnh tranh sản phẩm.

Thứ hai, phát triển mô hình các chỉ tiêu cạnh tranh điểm đến và áp dụng cho tỉnh Hòa Bình kiểm nghiệm thực tiễn.

Thứ ba, phân tích các nhân tố cạnh tranh du lịch điểm đến đặc thù.

Thứ tư, phát triển chuỗi liên kết các điểm đến, cộng tác giữa các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch. Ứng dụng vào cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 2 nhóm: (1) các nghiên cứu nước ngoài về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; (2) các nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Từ đó đưa ra nhận xét, khoảng trống nghiên cứu của luận án: (1) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên lý thuyết cạnh tranh sản phẩm;

(2) phát triển mô hình các chỉ tiêu cạnh tranh điểm đến và áp dụng cho tỉnh Hòa Bình kiểm nghiệm thực tiễn; (3) phân tích các nhân tố cạnh tranh du lịch điểm đến đặc thù; (4) phát triển chuỗi liên kết các điểm đến, cộng tác giữa các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch. Ứng dụng vào cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch

2.1.1. Khái niệm

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục, nhằm đáp ứng nhu cấu thăm quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích khác.

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trên thế giới hiện nay du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại thu nhập đáng kể cho một số quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển, tạo nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hoạt động du lịch giải quyết 7% - 8% về việc làm, 30% xuất khẩu dịch vụ, tạo ra khoảng 9% GDP toàn thế giới (bao gồm cả vận chuyển hành khách). Ngành du lịch sử dụng số lượng lao động vượt trội, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, gấp 3 lần ngành tài chính. Thực tế cho thấy cứ mỗi việc làm trong ngành du lịch tạo ra 2 việc làm cho các ngành nghề khác. Đặc biệt, du lịch là ngành nhanh chóng tạo cơ hội cho thanh niên và phụ nữ trẻ tham gia lực lượng lao động, đem đến cơ hội bảo vệ xã hội và bình đẳng giới. Phát triển du lịch do vậy còn là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Như vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch là một phạm trù rất rộng, điểm đến du lịch có thể hiểu là một châu lục như: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu…, hay là một khu vực như: khu vực Đông nam á (Asean), cũng có thể là một đất nước, một địa phương, một thành phố, thị xã,... Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [19].

Cần phải phân biệt rò ràng giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch “Điểm tham quan du lịch là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí