Tổng Quan Về Tình Hình Du Lịch Tỉnh Hòa Bình Trong Những Năm Gần Đây

Tài nguyên du lịch văn hóa điểm đến du lịch: là những yếu tố do con người sáng tạo ra bao gồm toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần. Cần nhấn mạnh rằng chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi tài nguyên du lịch văn hóa. Như vậy tài nguyên văn hóa bao gồm di sản và văn hóa của một điểm đến, lịch sử của nó, đặc trưng kiến trúc, ẩm thực, nghệ thuật truyền thống, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ,… đây chính là những yếu tố tạo nên nguồn lực để thu hút khách du lịch và tạo ra năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

(3) Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động con người trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó, người lao động trực tiếp là người phục vụ trực tiếp khách du lịch tại cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng phục vụ khách du lịch,… người lao động gián tiếp trong du lịch là những người không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính chất hỗ trợ trong hoạt động du lịch như hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,…

Trong các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến nguồn nhân lực du lịch có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của điểm đến du lịch. Nguồn nhân lực tại các điểm đến sẽ tạo ra sự khác biệt đáp ứng nhu cầu và mong muốn ngày càng cao của khách du lịch. Khi trình độ kinh tế phát triển ngày càng cao, mức sống người dân được cải thiện thì yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành du lịch cần được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Có như vậy, điểm đến du lịch mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh so với các điểm đến khác.

(4) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông, phương tiện internet mạng viễn thông, hệ thống điện nước, cơ sở y tế, các công trình cơ sở lưu trú và ăn uống, các khu vui chơi, nghỉ dưỡng... các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và cung ứng các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn mong muốn của khách du lịch. Do đó, năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Có thể nói việc tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm du lịch của du khách đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt... Đồng thời nó giúp cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch.

(5) Doanh nghiệp du lịch (lữ hành)

Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành thực hiện các hoạt động trung gian nhằm tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch, bao gồm hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Đồng thời, doanh nghiệp lữ hành thực hiện chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm thống nhất hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lữ hành sẽ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách du lịch. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Doanh nghiệp lữ hành thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương; giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

(6) Quản lý điểm đến du lịch

Quản lý điểm đến du lịch là hoạt động phối hợp các chủ thể khác nhau tại điểm đến để phát huy tối đa giá trị của dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong suốt thời gian lưu lại. Quản lý điểm đến du lịch hiệu quả sẽ khai thác điểm đến du lịch một cách tối đa hóa giá trị dịch vụ phục vụ khách, đảm bảo lợi ích cho địa phương và phát triển bền vững.

Quản lý điểm đến du lịch sẽ tạo ra cơ chế kết hợp các chủ thể tại điểm đến du lịch để cùng nhau hợp tác và tạo ra sự thống nhất trong phương thức phục vụ khách. Từ đó đảm bảo phục vụ khách du lịch tốt nhất từ thời điểm khách đến cho đến khi họ rời đi khỏi điểm đến du lịch, tạo ra những trải nghiệm và cảm nhận tốt về các dịch vụ công và sự tương tác và lòng hiếu khách của cộng đồng.

Quản lý điểm đến du lịch sẽ giúp xây dựng một kế hoạch chung đảm bảo điểm đến du lịch giữ gìn được sự toàn vẹn về môi trường và các nguồn tài nguyên quý giá. Đồng thời tránh được sự xung đột về văn hóa và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tác động đến lối sống và các giá trị truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương.

(7) Giá cả

Giá cả tại điểm đến du lịch là số tiền mà khách du lịch phải trả khi họ đến trải nghiệm và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại điểm đến quyết định đến sự thu hút khách. Đây là một vấn đề quan trọng trong cạnh tranh của điểm đến với các điểm đến khác. Giá cả bao gồm các yếu tố liên quan đến chi phí vận chuyển đến và đi từ các điểm đến và các chi phí khác như: khách sạn, ăn, uống, vé các điểm tham quan, giá của du lịch dịch vụ khác. Khách du lịch sẽ có sự so sánh về giá cả giữa các điểm đến du lịch trước khi họ quyết định đi du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả hệ thống hóa lý luận về điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với những nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, làm rò nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Thứ hai, chỉ ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Thứ ba, tập trung làm rò các yếu tố cấu thành năng lực cạnh điểm đến du lịch như: sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá), nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, quản lý điểm đến du lịch, doanh nghiệp du lịch, giá cả.

Thứ tư, bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và bài học cho tỉnh Hòa Bình.

Thứ năm, hình thành khung lý thuyết của luận án.

Trên cơ sở hệ thống lý luận của chương 2 làm tiền đề phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hòa Bình.

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH

3.1. Tổng quan về tình hình du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây

3.1.1. Khái quát về tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, nằm ở phía nam Bắc Bộ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi trùng điệp, hang động kỳ bí, sơn thủy hữu tình, khí hậu hài hòa, đa dạng về địa lý với nhiều kiểu địa hình từ đồng bằng đến núi cao,… tạo ra những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú.

Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngò của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 73 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.

Địa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là núi rừng, có nhiều núi cao (có 11 đỉnh núi cao từ 1.011 mét đến 1.373 mét), chia cắt phức tạp, xen kẽ giữa các sườn núi là các thung lũng hẹp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600m - 700m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44.8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55.2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25 độ, độ cao trung bình từ 100m - 200m.

Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều; hay có thiên tai, mưa lũ, gió lốc, hạn hán... Nhiệt độ trung bình từ 22,9ᵒC đến 25ᵒC. Những tháng trong năm nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trên dưới 30ᵒC, tháng 1, tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, khoảng trên dưới 16ᵒC.

Số giờ nắng cả năm từ 1.600 giờ đến 1.900 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 245 giờ (1985) các năm khác thường là trên dưới

200 giờ. Lượng mưa hàng năm từ 1.500mm đến 2.500mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80% đến 85%.

Đường bộ: Các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Hòa Lạc - Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ số 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai (Hà Nội) qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội.

Đường thủy: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện, với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Trong đó, 2 con sông chính là sông Đà và sông Bôi.

+ Sông Bôi bắt nguồn từ Kỳ Sơn chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy ra Nho Quan - Ninh Bình, có chiều dài chảy qua Hòa Bình 60km.

+ Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam ra Việt Trì nhập vào sông Hồng, có chiều dài chảy qua Hòa Bình 151km.

+ Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước trên 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ mét khối nước, đây là hồ nhân tạo lớn nhất trong cả nước với 47 đảo lớn nhỏ.

+ Giao thông đường thủy trên Sông Đà về phía thượng lưu hồ Hòa Bình có cảng Bích Hạ, cảng Ba Cấp, cảng Bình Thanh, cảng Phúc Sạn (đi các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu). Về phía hạ lưu hiện chưa có bến cảng cho tàu thuyền hoạt động du lịch.

Dân số: Theo thống kê tỉnh Hòa Bình có 832.543 người, trên địa bàn tỉnh có hơn 07 dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63.3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27.73%; dân tộc Thái chiếm 3.9%; dân tộc Dao chiếm

1.7%; dân tộc Tày chiếm 2.7%; dân tộc Mông chiếm 0.52%; các dân tộc khác chiếm 1.18%.

Kinh tế: năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9.05%; GRDP bình quân đầu người/năm đạt 58.9 triệu đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.000 tỷ đồng; trong năm có thêm 19 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới là 82 xã (chiếm 42.9% tổng số xã), trung bình mỗi xã đạt

15.01 tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3.38% (còn khoảng 11.36%); văn hóa - xã hội có bước phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

3.1.2. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch doanh thu từ du lịch tỉnh Hòa Bình trong 5 năm (2015 - 2019) mức tăng trưởng của ngành du lịch khá nhanh. Mức tăng trưởng doanh thu này chứng tỏ sức hấp dẫn du lịch tỉnh Hòa Bình, cũng như định hướng, chủ trương phát triển du lịch đúng đắn, hiệu quả và phù hợp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý tỉnh với những thế mạnh nổi bật của Hòa Bình.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Tổng lượt khách du lịch

Lượt khách

2.568.443

2.274.624

2.497.436

2.695.185

3.111.275

Khách quốc tế

Lượt khách

222.057

227.469

260.730

312.193

406.384

Khách nội địa

Lượt khách

2.346.386

2.047.155

2.236.706

2.382.992

2.704.891

2. Tổng thu từ khách du

lịch

Triệu đồng


831.112


1.038.300


1.215.979


1.520.815


2.075.759

Thu từ khách quốc tế

Triệu đồng

205.308

333.709

354.467

521.658

605.000

Thu từ khách nội địa

Triệu đồng

625.804

704.591

861.512

999.157

1.470.759

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 9

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy, tổng lượng khách thăm quan du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 cán mốc hơn 3 triệu lượt khách (tăng 15.4% so với năm 2018, trong đó lượt khách quốc tế tăng 30.2%, lượt khách nội địa tăng 13.5%). Tính bình quân tỷ lệ khách du lịch đến điểm đến Hòa Bình tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 khá khiêm tốn 5.4%, nguyên nhân do trong giai đoạn 2015 - 2016 có mức tăng trưởng âm 11% đã kéo theo trong tỷ lệ khách du lịch đến điểm đến Hòa Bình khiêm tốn như vậy. Tuy vậy, tỷ lệ khách quốc tế có tỷ lệ tăng 16.7%, hơn rất nhiều so với khách nội địa là 4.1% .

Tổng doanh thu lại có mức tăng ấn tượng, doanh thu năm 2019 gấp gần 2.5 lần so với năm 2015, tỷ lệ tăng trong giai đoạn 2015 - 2019 là mức 25.9%, khách quốc tế có tỷ lệ chi tiêu gia tăng nhiều hơn so với khách nội địa, lần lượt là 33.0% và 24.5%. Đây là mức tăng khá cao, cho thấy một thực tế là khách quốc tế đến du lịch Hòa Bình hầu hết đều có nhu cầu lưu trú, trong khi khách nội địa có thể sắp xếp đi và về trong ngày. Các điểm du lịch được du khách tìm đến vẫn là các địa chỉ đỏ: Mai Châu, Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc… được thể hiện cụ thể dưới bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình kinh doanh của các điểm du lịch trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


I.

Thành phố Hòa Bình

1. Tổng lượt khách du lịch

Lượt khách

600.000

648.000

615.000

710.300

768.455

- Khách quốc tế

Lượt khách

54.231

60.000

70.432

85.300

115.515

- Khách nội địa

Lượt khách

545.769

588.000

544.568

625.000

652.940

2. Tổng thu từ khách du lịch

Triệu đồng

88.990

231.790

262.800

405.000

275.422

- Thu từ khách quốc tế

Triệu đồng

15.480

45.000

44.307

75.168

40.293

- Thu từ khách nội địa

Triệu đồng

73.510

186.790

218.493

329.832

235.129

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí