Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 9


hộ. Kết quả này vừa tạo cho đội ngũ cán bộ có được môi trường làm việc trong sạch, phát huy được sức sáng tạo, nhưng đồng thời nó còn đặt ra yêu cầu người cán bộ phải nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trước những biểu hiện yếu kém, sai trái còn tồn tại, trước những diễn biến suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ nước ta hiện nay.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nước ta ngày càng được quan tâm, chú trọng toàn diện nhằm phát huy cao nhất trách nhiệm, nhiệm vụ mà đội ngũ này phải đảm nhiệm trước đất nước, trước nhân dân. Qua những kỳ họp của nhiệm kỳ khóa XII, yêu cầu về cán bộ và công tác cán bộ luôn được đặt ra xem xét và đề ra những yêu cầu mới nhằm đáp ứng những sự biến đổi của tình hình trong nước cũng như quốc tế. Tại Nghị quyết Trung ương VII, khóa XII tiếp tục đưa ra nghị quyết về cán bộ với nội dung “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Trung ương đã chỉ rõ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời gian tới, phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Nghị quyết cũng yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm. Đổi mới công tác cán bộ cũng là nhiệm vụ được chú trọng trong nghị quyết này. Đổi mới nhằm bảo đảm tính khách quan, đúng đắn, đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, Trung ương đã xác


định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp uỷ, tổ chức Đảng mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Điểm nhấn của Nghị quyết lần này là Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm. Kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Tại Nghị quyết Trung ương VIII, khóa XII, yêu cầu về vai trò của người cán bộ lãnh đạo tiếp tục được quan tâm và đẩy cao hơn nữa khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Như vậy có thể thấy, trong thời gian qua, vai trò của người cán bộ lãnh đạo luôn được đề cao, được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng trên tất cả các mặt. Đã có nhiều chủ trương, đường lối, quyết nghị được đưa ra nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát huy năng lực ở những mặt khác nhau của người cán bộ lãnh đạo. Những chủ trương, đường lối đó có sự ảnh hưởng trực tiếp tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nước ta


từ trong tư duy cho tới hoạt động thực tiễn. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển tư duy, tầm nhìn cũng như nâng cao trình độ, năng lực trong hoạt động thực tiễn nói chung và nâng cao trình độ tư duy chiến lược nói riêng, đáp ứng cho sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng nhanh, mạnh mẽ và sâu rộng.

2.3.4. Truyền thống, văn hóa

Theo các nghiên cứu khoa học thì Việt Nam đã từng tạo dựng lên một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ trong lịch sử. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế đối với việc phát triển tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay. Nền sản xuất tiểu nông của Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với cách gọi của C. Mác là phương thức sản xuất châu Á và các công xã nông thôn tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử dân tộc là một nhân tố căn bản tạo nên truyền thống tư duy của dân tộc. Điều ấy được thể hiện không những ở trình độ, mà cả phong cách, năng lực và hướng tư duy của con người Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nền nông nghiệp tiểu nông phát triển đã tạo lập nên truyền thống tư duy của cha ông ta là óc thực tế, coi trọng kinh nghiệm trong lao động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và chu kỳ. Cùng với nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, người dân phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết; đây là điều kiện hình thành nên cách nghĩ, lối sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, sống và hành động thuận quy luật của tự nhiên. Ngày nay, quán triệt nguyên tắc khách quan mà triết học Mác - Lênin đã chỉ ra, cũng yêu cầu con người, để hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng và tôn trọng quy luật khách quan, hành động đúng theo quy luật khách quan. Chính bởi vậy, lối sống hiểu và hòa hợp với tự nhiên, coi trọng tự nhiên ngày nay được coi là nguyên tắc không thể đi ngược, đòi hỏi con người mới, hiện đại phải quay trở lại nghiên cứu để thực hiện một cách nghiêm túc.


Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 9

Tuy vậy, với một nền sản xuất nông nghiệp manh mún, tự túc tự cấp, khép kín và phụ thuộc vào tự nhiên đã tạo nên một phong cách tư duy hết sức hạn chế, đó là loại tư duy tôn sùng kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là chuẩn mực. Bệnh sùng bái kinh nghiệm dẫn đến cách suy nghĩ và hành động rập khuôn theo những bậc cao niên, già làng, trưởng bản. Tục ngữ có câu: "Trứng khôn hơn rận", "Ngựa non háu đá" là cách nói coi thường, là nhằm chê bai, nhắc nhở, phê phán những người trẻ tuổi không an phận, muốn tìm tòi sáng tạo, đổi mới. Đó là thứ tư duy ứng phó trong nhiều trường hợp là thụ động và nhằm đạt hiệu quả kinh tế tức thì chứ không phải dạng tư duy có tầm chiến lược với kế hoạch lâu dài. Về điều này đã được nhiều nhà lý luận của chúng ta nghiên cứu và khẳng định. Khi đã coi tư duy của các thế hệ cha anh làm chuẩn mực thì sẽ hạn chế và cản trở năng lực tư duy sáng tạo của các thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên nước ta với sự bất trắc của thiên tai, địch họa cũng ảnh hưởng tới tư duy người Việt. Trước những biến đổi bất thường khôn lường của thời tiết, người Việt hình thành lối tư duy kiên cường, linh hoạt, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách và cũng nghĩ ra phương án để khắc phục những khó khăn ấy. Tuy vậy, những ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên đó không cho phép người dân có những kế hoạch, những tính toán lâu dài được. Để bảo đảm cuộc sống, để "chắc ăn" họ đành phải thực hiện công việc với suy nghĩ "xanh nhà hơn già đồng". Những tính toán theo kiểu ăn chắc, ăn non, trước mắt, thời vụ theo kiểu “khôn vặt” của người tiểu nông còn in đậm trong phong cách tư duy của không ít người Việt Nam chúng ta đến tận ngày hôm nay. Ở người cán bộ lãnh đạo ngày nay, với lối tư duy đó được khái quát là kiểu “tư duy nhiệm kỳ”, lối tư duy này cũng được Đảng ta phê phán một cách nghiêm khắc.

Tương ứng với nền sản xuất tiểu nông là một xã hội nông thôn, cùng với những ảnh hưởng của Khổng giáo du nhập vào trong nước tạo ra sự phân tầng xã hội theo thứ bậc được đề cao là: sĩ - nông - công - thương. Sự phân hóa giàu nghèo cũng như phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam cổ truyền không giống như ở các xã hội phương Tây truyền thống. Với sự phân tầng xã hội này, chúng


ta nhận thấy, rõ ràng yếu tố trí thức, người có học rất được coi trọng; học rồi mới ra làm quan, tức người làm quan phải là người có học, có hiểu biết. Dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, người có học, có tri thức được đề cao trong xã hội. Người được tiến cử làm quan, làm người lãnh đạo trong xã hội phải là người có học, có trình độ, nếu không học hành đỗ đạt không thể nhận được những vị trí quan lại, làm vị trí lãnh đạo, quản lý. Người làm quan không ngừng trau dồi, mở rộng kiến thức học thuật của mình thông qua học và đọc sách, đồng thời người làm quan cũng là người được trọng vọng trong xã hội bởi họ là những người nhiều kiến thức, là người trí thức. Người cán bộ lãnh đạo hiện nay, dù ở các vị trí cụ thể, đảm nhận những công việc cụ thể khác nhau cũng không thể là người thiếu hiểu biết, thiếu sự am tường, thiếu kiến thức; hơn hết, họ phải là những người có nền hiểu biết sâu rộng ở cả lĩnh vực chuyên môn đảm nhận và ở nhiều mặt kiến thức khác.

Việc phân tầng xã hội trong xã hội truyền thống với đặc điểm đề cao kẻ sỹ, đề cao người có học đem lại sự kích thích tinh thần học tập, phấn đấu học tập ở nhiều thế hệ người Việt Nam, góp phần nâng cao trình độ tư duy nói chung là những ưu điểm không thể phủ nhận. Tuy vậy, việc phân tầng xã hội ở nước ta nhìn chung không mang tính sâu sắc. Vì thế, về mặt xã hội nó không thường xuyên tạo ra những lực lượng xã hội mâu thuẫn đối kháng đấu tranh với nhau tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Cùng với đó, tính chất tự cung tự cấp của nền sản xuất tiểu nông nên gia đình trở thành một đơn vị xã hội tự sản tự tiêu, nó trở thành một kiểu xã hội thu nhỏ, làng xã trở thành một pháo đài, một xã hội khép kín. Ở đó, bên cạnh sản xuất nông nghiệp là nghề sản xuất chính còn có các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Có thể thấy trong lịch sử dân tộc ta, mức độ chuyên môn hóa sản xuất hầu như chưa tồn tại, tất cả các ngành nghề khác ngoài nghề nông đều được gọi với một cái tên chung là nghề phụ. Với truyền thống và tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, theo các làng xã như thế nên lực lượng sản xuất của chúng ta không có điều kiện phát triển. Chính vì lẽ đó mà quan hệ sản xuất cả ngàn năm nay hầu như luôn luôn phù hợp với lực lượng sản xuất khó nhận ra sự thay thế nhau một cách triệt để của các phương thức sản xuất trong suốt quá trình phát triển của đất nước.


Như chúng ta biết, sự biến đổi của phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự biến đổi của tồn tại xã hội, sự phát triển của hình thái xã hội và theo đó, sự biến đổi của tồn tại xã hội sẽ tất yếu đưa đến sự biến đổi của tư duy con người. Từ lôgíc này, có thể khẳng định trong suốt quá trình phát triển của xã hội truyền thống Việt Nam hầu như không diễn ra một cuộc cách mạng nào trong phương thức sản xuất và như vậy cũng có nghĩa là không có cuộc cách mạng nào dẫn tới bước đột phá trong tư duy dân tộc.

Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực giao lưu của hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Với hàng ngàn năm lịch sử giao lưu và hội nhập văn hóa, mặc dù bản sắc văn hóa dân tộc ta có sức sống vô cùng mãnh liệt không bị các nền văn hóa bá quyền bành trướng đồng hóa, nhưng chúng ta cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ hai nền văn hóa này. Trong lịch sử, có ba hệ tư tưởng được du nhập vào Việt Nam, tồn tại trong đời sống xã hội Việt Nam - đó là Nho, Phật và Lão. Nếu Nho giáo để lại những dấu ấn sâu nặng đối với giới trí thức, thiết lập một hệ thống giá trị chính thống của xã hội truyền thống thì Lão giáo và Phật giáo lại ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống bình dân. Nếu Nho giáo dẫn dắt con người ta nhập thế, dấn thân thì Lão giáo và Phật giáo lại dẫn dắt con người ta xuất thế, lánh đời, hướng tâm trí con người ta tới thế giới tinh thần siêu hình quay lưng lại cuộc đời. Lão giáo tạo nên một lối sống, lối nghĩ tránh né đấu tranh, giản đơn thô sơ, cầu ái và vô vi, còn Phật giáo tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và bao dung của con người Việt Nam. Đó là những ưu điểm cơ bản góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Nhưng đồng thời đó cũng là những nhược điểm hết sức cơ bản, làm hạn chế vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo C. Mác, không có nhu cầu thì không có sản xuất, nhưng chính tiêu dùng lại tái sản xuất ra nhu cầu. Rõ ràng, một xã hội mà sản xuất vật chất không được coi trọng dẫn tới tư tưởng dễ bằng lòng với thực tại, đó lại là lực cản đối với sự sáng tạo của tư duy.

Có thể nói, Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp trí thức, quan lại của xã hội và gắn liền với đời sống kinh tế - chính trị xã hội nước ta. Về mặt tư


tưởng, Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội, là hệ tư tưởng chính thống trong suốt hàng ngàn năm của nhà nước phong kiến Việt Nam. Do vậy, Nho giáo để lại những dấu ấn mạnh mẽ nhất trong đời sống xã hội và con người Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tư duy. Nho giáo có nhiều ưu điểm trong việc quản lý xã hội và xây dựng con người, để lại cho người dân nước ta thái độ coi trọng tri thức, coi trọng học tập, khát vọng kiến thức; đặc biệt, ở đội ngũ những người có vị trí đứng đầu, những cán bộ lãnh đạo càng yêu cầu cao hơn về tri thức, về tinh thần học tập mà ngày nay chúng ta cần duy trì và phát huy để nâng cao trình độ tư duy chiến lược.

Tuy nhiên, ở phương diện khác, Nho giáo cũng để lại những di căn hết sức nặng nề trong lối sống, nếp sống, cách ứng xử, cách suy nghĩ, tư duy của con người Việt Nam, là một trong những mặt hạn chế đối với sự giải phóng tư duy, mở đường cho tư duy chiến lược, đó là:

Thứ nhất, coi các giá trị cổ truyền là chuẩn mực để xây dựng xã hội hiện tại. Thái độ tôn thờ, sùng bái quá khứ một cách thái quá của Nho giáo đã khiến con người sống theo các giá trị, kinh nghiệm cũ. Khi đã coi kinh nghiệm của cổ nhân, coi chữ nghĩa của thánh hiền là chuẩn mực thì rõ ràng cái gì khác hay trái với cổ nhân và thánh hiền đều là lệch lạc và sai trái. Như thế, cái mới khó có điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển. Trong môi trường như thế rõ ràng tư duy kinh nghiệm được đề cao và nó kìm hãm tư duy sáng tạo. Thực tế đã tạo nên một phong cách tư duy ỷ lại, trông chờ, trì trệ và hết sức bảo thủ.

Thứ hai, để xây dựng một xã hội đức trị thì hệ thống đào tạo nhân tài cho đất nước của Nho giáo cũng chỉ xoay quanh chuyện văn chương chữ nghĩa, đi vào tầm chương trích cú và ứng xử đạo đức chứ không dạy con người ta về sự khám phá, tìm tòi cái mới. Mục tiêu của hệ thống giáo dục chế độ phong kiến là nhằm đào tạo ra người làm quan mà cụ thể là có hai loại: quan là quan văn và quan võ. Vì thế, về cơ bản các vị quan cai trị hầu như không có tri thức về khoa học nói chung.

Thứ ba, do đề cao lễ nghĩa mà trong xử lý công việc cha ông ta thường nghiêng về tình, mà ít nghiêng về lý, dùng giáo hóa chứ không dùng pháp luật,


đánh giá con người và sử dụng con người thì trọng nghĩa khinh tài, trong ứng xử thì coi danh hơn lợi..., tất cả những tư tưởng này đều hạn chế sự phát triển của tư duy chiến lược.

Thứ tư, Nho giáo còn đề cao tư tưởng coi mình là trung tâm thế giới, là văn minh nhất, còn ngoài ra đều là thấp kém. Cùng với tư tưởng đề cao tư duy kinh nghiệm thì tư tưởng "nội hạ, ngoại di" lại khuếch trương tính tự cao tự đại, điều này củng cố tư tưởng bảo thủ, coi thường người khác, thành kiến với các tư tưởng khác. Chính vì thế mà "bế quan tỏa cảng" không cần giao lưu và trao đổi, học hỏi. Điều này hết sức tai hại vì các xã hội Nho giáo không quan tâm phát triển tư duy khoa học mà lại "đóng cửa" thì rõ ràng sẽ không mở mang được tầm nhìn.

Những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên của Nho giáo còn để lại tàn dư trong lối sống và nếp tư duy của con người đến tận ngày hôm nay mặc dù gần hai trăm năm qua xã hội Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng mới. Trong đó có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp tới đời sống và tư duy của con người Việt Nam.

Thực dân Pháp đô hộ nước ta gần 100 năm, để thúc đẩy sự khai thác thuộc địa đạt hiệu quả cao hơn, để vơ vét được nhiều tài nguyên hơn, chúng đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng như mở mang giao thông, xây dựng bến cảng, phát triển các đô thị... và mở một số trường đào tạo, đưa một số thanh niên ưu tú đi du học các chuyên ngành khoa học hiện đại. Mặc dù mục đích của việc phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển một số ngành kinh tế mới và đào tạo khoa học kỹ thuật là nhằm khai thác và vơ vét thuộc địa của thực dân Pháp, nhưng trên thực tế điều đó cũng đã tạo ra một sự phát triển tích cực cho nền kinh tế cũng như lối tư duy người Việt. Những tri thức do người Pháp truyền bá khi đó là những tri thức khoa học hiện đại của phương Tây thực sự mới mẻ đối với cách tư duy của con người Việt Nam. Có thể nói, sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với con người Việt Nam chính là bước khởi đầu tạo ra sự giao lưu của văn hóa truyền thống phương Đông với văn hóa phương Tây hiện đại, trong đó đặc biệt nhất là tiếp xúc của tư duy. Sự tiếp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023