sách ấp chiến lược” mà Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.
2.2. Quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh chống, phá ấp chiến lược từ năm 1961 đến năm 1963
2.2.1. Chương trình ấp chiến lược của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp chiến lược
2.2.1.1. Chương trình ấp chiến lược của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng
hòa
Phong trào “Đồng khởi” cuối năm 1959 - đầu năm 1960 ở miền Nam đã làm
lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước ngoặt mới làm thay đổi cục diện chiến lược có lợi cho cách mạng. Trước tình hình này, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược toàn cầu nhằm thích ứng với tình hình mới. Đây cũng là lúc J.F.Kennedy chính thức bước vào Nhà Trắng (20 – 01 – 1961) và quyết định chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mỹ coi Việt Nam là nơi thí điểm để từ đây rút kinh nghiệm áp dụng ở các khu vực khác.
Từ giữa năm 1961, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam nhằm dập tắt phong trào cách mạng, cứu nguy cho chính quyền VNCH, bằng cách sử dụng quân đội VNCH là lực lượng chủ yếu do Mỹ cung cấp trang bị, vũ khí và đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ thông qua hệ thống cố vấn quân sự; sử dụng biện pháp quân sự kết hợp với chính trị, tình báo, cảnh sát, an ninh và chiến tranh tâm lý để tiêu diệt lực lượng cách mạng, đập tan các cơ sở Đảng giành lại vùng nông thôn, phá hoại miền Bắc bằng biệt kích, phong tỏa biên giới và vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam để cuối cùng đánh bại chiến tranh cách mạng, bóp chết phong trào quần chúng hòng giành thắng lợi.
Để thực hiện chiến lược này, Mỹ - chính quyền VNCH chủ trương:
- Tăng lực lượng cố vấn và viện trợ quân sự. Tính từ năm 1954, phái đoàn cố vấn quân sự (MAAG)4 có 342 người đã tăng thêm 350 người, nhất là từ ngày 08 –
4 Military Assistance and Advisory Group – Phái đoàn cố vấn, viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam
02 – 1962, phái bộ MAAG đổi thành MACV5 do tướng Paul. D. Harkins làm Tư lệnh, số lượng cố vấn và chuyên viên quân sự Mỹ có mặt ở miền Nam tăng lên nhanh chóng từ 1.077 (1960) lên 10.640 (1962), đến 22.000 người (1963) và đạt
đến 26.200 người (1964) [52, tr.23].
- Mở rộng quyền hạn cho phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự, trong đó có cả quyền hạn cho cố vấn và chi viện cho lực lượng bảo an, dân vệ.
- Tăng quân chính quy VNCH lên 20 vạn quân, phát triển thêm lực lượng không quân và hải quân nhằm đủ sức kiểm soát vùng biên giới, vùng biển; Lục quân từ 136.000 quân (1960) tăng lên 196.357 quân (1963); Không quân từ 4.600
quân (1960) tăng lên 5.817 người (1963); Hải quân từ 4.300 (1960) tăng lên 6.595
người (1963); Thủy quân lục chiến từ 2.000 quân (1960) tăng lên 5.281 (1963) [53, tr.28]. Tất cả các lực lượng đều được huấn luyện chính quy, trang bị phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu “bình định”, dồn dân lập ACL, chiếm đất, giành dân.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành ở miền Nam thông qua việc thực hiện kế hoạch Staley6 - Taylor7 và Johnson8 - McNamara9 gồm 3 giai đoạn [129, tr.22 - 23]:
Giai đoạn 1: là giai đoạn quan trọng nhất của kế hoạch nhằm trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến cuối 1962) cơ bản bình định xong miền Nam bằng cách dồn 10 triệu người dân vào sống tập trung trong 16.000 ACL, trong tổng số 17.000 ACL trên toàn miền Nam, để tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triển quân đội VNCH gồm quân chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lực lượng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, tăng cường kiểm soát biên giới, vùng biển, đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp,
5 Military Assistance command, Vietnam – Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam. Trụ sở đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Mỹ) từ năm 1962 – 1973. Sau khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết, Mỹ lập Cơ quan tùy viên quân sự - DAO (Defence Attack Office) thay thế cho MACV, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
6 Eugene Staley – Tiến sĩ kinh tế học – Đại học Stanford – Tiểu bang Califonia, Mỹ
7 Maxwell.D. Taylor – Tướng ba sao quân đội Mỹ – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
8 L.B.Johnson – Tổng thống Mỹ
9 R.Mc.Namara – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
biệt kích… chống phá miền Bắc để hỗ trợ cho việc bình định ở miền Nam.
Giai đoạn 2: trong năm 1963, tập trung khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trình bình định, tiếp tục tăng cường cho quân đội VNCH, đẩy mạnh chống phá miền Bắc.
Giai đoạn 3: trong 2 năm (1964 – 1965) hoàn thành các mục tiêu của “Chiến tranh đặc biệt” để chuyển sang phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh.
Ngày 17 – 09 – 1961, R. Thompson10 là chuyên gia về chống chiến tranh du
kích cùng với phái bộ BRIAM11 đến Sài Gòn đã đưa ra nhận xét:
“Ở Malaysia sự nổi dậy chủ yếu của người Hoa… còn ở Việt Nam thì phong trào nổi dậy đã lan rộng ở tất cả các vùng nông thôn. Điều này có nghĩa là trong các ấp chiến lược, thậm chí những vùng được gọi là an toàn cũng cần phải có sự tổ chức chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ các ấp chiến lược hơn là các kampongMalay” [152, tr.122].
Xuất phát từ kinh nghiệm chống du kích, dồn dân, lập các trại tập trung ở Malaysia và Philippin, Mỹ nhận định sức mạnh chiến tranh du kích ở các nước có nền nông nghiệp lạc hậu chủ yếu từ phong trào nông dân, lực lượng du kích ở trong nông dân. Vì vậy, muốn thắng được du kích thì phải tiến hành các cuộc càn quét, gom dân lập các ACL để “tách nông dân ra khỏi Cộng sản”, “tát cạn nước bắt con cá du kích”. “Quốc sách ấp chiến lược” là giải pháp phối hợp hai trào lưu cởi mở rộng rãi và trào lưu tập trung quyền hành. Thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” là thực hiện một xã hội nhân vị. Phương trình thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” đã
được Ngô Đình Nhu (cố vấn chính trị Phủ Tổng thống) đặt như sau: Tam túc + Tam giác = Tam nhân = Nhân vị12. Đây là kim chỉ nam cho mọi binh sĩ VNCH trong giai đoạn thực thi “quốc sách ấp chiến lược”.
Theo quan điểm của chính quyền VNCH thì:
10 Sir Robert Thompson, là chuyên gia chống nổi dậy người Anh, là người có công lớn trong việc thực hiện chương trình “tái định cư xóm làng” hay còn gọi là ấp chiến lược tại Malaysia
11 British Advisory Mission – Briam, thành lập vào tháng 09 – 1961 để tư vấn cho chính quyền Ngô Đình
Diệm về chiến lược chống nổi dậy
12 Tam túc: tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức, tự túc về kĩ thuật; Tam giác: cảnh giác về sức khoẻ, cảnh giác về đạo đức, cảnh giác về ý thức; Tam nhân: thực tại bề sâu, thực tại bề rộng, thực tại bề cao.
“Ấp chiến lược là một ấp được tổ chức thực chu đáo về mọi phương diện nhằm mục đích thực hiện cuộc cách mạng nhân vị cộng đồng, đồng tiến tại thôn xã. Nói một cách rõ rệt hơn, ấp chiến lược là một đơn vị chiến đấu của Quốc gia chống ba thứ giặc: Cộng sản, Chia rẽ, Chậm tiến” [105, tr.2-3].
Chính quyền VNCH đã đẩy mạnh tuyên truyền và cho rằng chính VNCH đã sáng tạo ra một giải pháp nhằm một mặt đưa quốc gia thoát khỏi vòng chậm tiến, mặt khác vẫn thực hiện nền dân chủ thực sự. Giải pháp đó chính là ấp chiến lược.
Trên cơ sở đó, chính quyền VNCH xác định ACL là một cơ cấu tổ chức có tính chất chiến lược, trong đó lấy đơn vị ấp làm chính yếu để đạt cho được những mục tiêu có giá trị về chiến lược an ninh quân sự, chính trị và xã hội. Vì vậy, ấp chiến lược chính là những đơn vị căn bản của VNCH, nơi mà nhân dân cư ngụ và sinh hoạt thực sự chuyển từ nếp sống xưa cũ thường xuyên bị đe dọa về an ninh và thiếu thốn về sinh hoạt dân chủ sang một một nếp sống mới được thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của nền Cộng hòa Nhân vị, nhờ sự thực hiện các công tác có tính cách chiến lược và có tác dụng giải quyết được tình trạng khó khăn về chính trị và quân sự cũng như thực hành được ý chí muốn thực thi của chính quyền VNCH.
Chính Ngô Đình Diệm đã chỉ rõ:
“Đề xướng ra ấp chiến lược là để tạo thành một cuộc cách mạng chính trị, xã hội và quân sự thích hợp cho những nước kém mở mang. Ấp chiến lược là quốc sách giải quyết cuộc chiến đấu chống ba thứ giặc: chậm tiến, chia rẽ và Cộng sản. Mục tiêu Ấp chiến lược là bảo đảm an ninh cho thôn xã, thực hiện chế độ Cộng hòa Nhân vị trong tinh thần phấn khởi, liên đới và tự túc” [79, tr.200].
Khi hoạch định chính sách dồn dân lập ACL, chính quyền VNCH đã xác định mục đích thứ 1 là “tiêu diệt được tổ chức ngầm của đối phương. Khi nào chưa tiêu diệt được thì nó lại phục hồi, tuyên truyền lại” [152, tr.124]. R.Hilsman (cố vấn Tổng thống J.Kennedy) đã tuyên bố mục đích cuối cùng của chương trình ACL là “biến Việt Cộng thành những băng cướp đói rách ngoài vòng pháp luật, phải dồn sức để duy trì cuộc sống và buộc họ phải rời khỏi nơi ẩn nấp, phải chiến đấu theo cách thức của quân đội Việt Nam Cộng hòa” [58, tr.111]; mục đích thứ 2 là “xây
dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhằm làm cho cách mạng mất ưu thế chiến tranh không ranh giới, biến nông thôn miền Nam thành nơi cung cấp sức người sức của cho chúng”; mục đích thứ 3 là “biến ấp chiến lược thành điểm tựa cho quân đội,…, các ấp chiến lược sẽ bảo đảm an ninh cho quân đội về mặt thế thủ và thế công” [153, tr.6].
Ấp chiến lược được Mỹ và chính quyền VNCH xem là mô hình tiêu biểu của chiến lược chống Cộng sản nên đã tập trung mọi nỗ lực để triển khai bộ máy này ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Theo Công văn số 07682- BNV/CTI8M ngày 15 – 12 – 1961 của Bộ Nội vụ VNCH thì:
“Ấp chiến lược bao quát nhiều phương diện: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Người dân ở ấp chống sự chia rẽ, chống sự chậm tiến, chống Cộng sản, hấp thụ nền văn hóa mới. Vai trò của ấp chiến lược là làm thế nào cho mọi người dân ý thức được sự tự bảo vệ lấy họ và thống nhất ý chí kiến quốc để xây dựng một xã hội mới, theo một chương trình quy mở, đặt lại hệ thống giá trị cá nhân ở địa phương, hầu đề cao những người có công trong việc xây dựng nông thôn và kiến thiết làng mạc” [49].
Để xây dựng thành công ACL ở nông thôn, chính quyền VNCH cho rằng công cuộc phòng thủ ACL phải được đặt trong khuôn khổ một cuộc chiến đấu cách mạng, áp dụng chiến thuật du kích và phản du kích với việc tiến hành xây dựng hệ thống nổi, hệ thống chìm và vạch ra thời khóa biểu để thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ACL.
Về hệ thống nổi, ACL gồm các bộ phận: Rào chiến lược; Cổng ra vào có kiểm soát; Cổng bẫy; Vùng bẫy chông cố định; Hào tác chiến; Hố tác chiến; Giao thông hào; Bộ chỉ huy tác chiến của khóm chiến lược và căn cứ, các tiểu tổ cứu thương - tiếp tế - toán du kích trừ bị; Hố tác chiến (du kích trừ bị); Hầm tác chiến đặc biệt giữ cổng; Tháp canh ban ngày; Tháp canh ban đêm; Chòi canh; Khu chỉ huy ấp; Đài chỉ huy trung ương và vọng gác cảnh giới trung ương; Vọng đài phụ; Hố tác chiến cá nhân để bảo vệ khu chỉ huy; Rào khu chỉ huy (rào đơn sơ); Cổng ra vào khu chỉ huy lúc bình thường; Cổng ra vào khu chỉ huy khi có báo động; Vùng chướng ngại vật lưu động (bẫy chông, mìn). Vị trí không cố định, sẽ đặt tùy theo
tình hình chiến trường; Hào lánh dân (khóm) khi có lệnh của Ban chỉ huy ấp (mỗi khóm phải có một hào).
Về hệ thống chìm, bao gồm: Hầm chỉ huy tiểu tổ du kích chiến; Hầm tác chiến du kích (cá nhân); Hầm bẫy; Lổ vào hầm bí mật; Ngả liên lạc với các tiểu tổ du kích khác; Giao thông đến các tiểu tổ du kích trong ấp, hoặc du kích Liên ấp; Hầm giao thông; Bộ chỉ huy Trung ương ấp; Hầm bí mật để du kích “nổi” ra vào ấp tùy theo nhu cầu trận tuyến.
Bên cạnh đó, chính quyền VNCH còn đưa ra thời khóa biểu thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ACL theo bảng sau [121, tr.3]: (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Thời khóa biểu thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ấp chiến lược
Giai đoạn 1: 1 tuần | Giai đoạn 2: 2 tuần | Giai đoạn 3 (thường xuyên) | |
A. Rào chiến lược | Nghiên cứu kế hoạch | a. Hố (bộ phận II) b. Rào chánh (bộ phận I) c. Cổng | - Củng cố bộ phận I và II d. Bộ phận III (bẫy) |
B. Canh phòng | Học tập | a. Vọng đài cảnh giới ban ngày (vọng đài trung ương, vọng đài phụ, tháp canh) b. Thang canh ban đêm c. Ghế ngồi (trạm canh đơn sơ) | d. Trạm canh có thể nghỉ đêm |
C. Công sự tác chiến | Chuẩn bị | a. Hố tác chiến (bề sâu 1m) b. Hầm tác chiến (bề sâu 1m) c. Vị trí chỉ huy (bề sâu 1m) | a. Hố tác chiến (bề sâu 1,8m) b. Hầm tác chiến (bề sâu 1,8m) c. Vị trí chỉ huy (bề sâu 1,8m) |
D. Hào giao | a. Hào giao thông (sâu | a. Hào giao thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 4
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Đề Cập Có Đến Phong Trào Chống, Phá Ấp Chiến Lược Ở Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Truyền Thống Yêu Nước Và Đấu Tranh Cách Mạng Của Nhân Dân Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Tổng Kết Công Tác Lập Ấp Chiến Lược Đến Trung Tuần Tháng 4 – 1963
- Tổng Số Ấp Chiến Lược Được Lập Ở Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Tính Đến Ngày 13 – 12 – 1962
- Đấu Tranh Chống, Phá Ấp Chiến Lược Của Quân Và Dân Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
1m) | sâu 1,8m và củng cố thêm. b. Hào lánh cư | ||
E. Tổ chức địa thế hệ thống chìm | a. Ổ bí mật gia đình | b.Hầm tác chiến c. Hầm chỉ huy d. Hầm giao thông e. Hầm liên gia f. Liên lạc g. Trú ẩn h. Giao thông | |
F. Bẫy/ Mìn | a. Bẫy lựu đạn b. Bẫy chông nhỏ | c. Bẫy chông lớn, bẫy thô d. Chướng ngại vật e. Mìn |
Nguồn: Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ, Ấp chiến lược phòng thủ - Tổ chức địa thế, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 6326.
Để triển khai “chương trình ấp chiến lược”, ngày 03 – 02 – 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm kí Sắc lệnh số 11 - TTP lập Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược [146]. Ngày 17 – 04 – 1962, Quốc hội VNCH đã biểu quyết nâng chương trình ấp chiến lược lên hàng “quốc sách” với mục đích giành giật nông dân và địa bàn nông thôn với phía cách mạng, phá tận gốc rễ các cơ sở của chiến tranh du kích để hoàn thành kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Đây có thể coi là bước ngoặt mang tính quyết định trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH. Tiếp theo đó, ngày 19 – 04 – 1962, Quốc hội VNCH thông qua Quyết nghị số 1214-CT/LP Tán trợ Quốc sách ấp chiến lược và Ủng hộ toàn diện sách lược ấp chiến lược của chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ đó, chương trình ACL được triển khai nhanh chóng trên toàn miền Nam và được nâng lên thành “quốc sách”. Tháng 10 – 1962, Ngô Đình Diệm tuyên bố “thời đại hiện nay là thời đại ấp chiến lược” và năm 1962 là “năm ấp chiến lược”. Theo Lê Xuân Nhuận:
“Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhất là cố vấn Ngô Đình Nhu dù chính thức
công bố vào năm 1962 nhưng đã âm thầm bắt đầu khởi công ấp chiến lược từ cuối năm 1961 và xem nó là quốc sách, công cụ chủ chốt của ý thức hệ và uy tín của chế độ họ Ngô, mũi nhọn tác động cách mạng chính trị và văn hóa, mang lại một sự thay đổi chính yếu cho bản chất xã hội miền Nam Việt Nam” [143].
Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược đứng đầu là Ngô Đình Nhu với Ủy viên là các Bộ trưởng Nội vụ (Tổng thư ký), Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ Thông tin và Thanh niên, Bộ Cải tiến nông thôn, Nha chiến tranh tâm lý, Tổng tham mưu trưởng, Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, Nha An ninh quân đội, Nha chiến tranh tâm lý có nhiệm vụ: thiết lập kế hoạch xây dựng ấp chiến lược, thống nhất sách lược và kỹ thuật, ấn định thời gian thực hiện, dự định và phân phối đồng đều phương tiện, phân định trách vụ và phối hợp hoạt động các ngành, theo dõi việc thực hiện và kiểm soát chương trình thanh tra liên lạc, duyệt sửa những sai lầm khả hữu ở địa phương.
UB XÂY DỰNG ACL TỈNH Chủ tịch
Tỉnh trưởng, ủy viên các Ty trưởng
Bảng 2.2: Sơ đồ tổ chức các cơ quan chấp hành quốc sách ấp chiến lược
BAN THANH TRA TW Trần Ngọc Tám | |
BAN THANH TRA |
ỦY BAN LIÊN BỘ ĐẶC TRÁCH ACL
Ngô Đình Nhu
Ủy viên Bộ trưởng các bộ QP, NV, TTM trưởng, Nông thôn, GD, Công dân vụ
BAN NÔNG THÔN USOM
Philippins (Phó giám đốc USOM)
UB XÂY DỰNG ACL QUẬN
UB XÂY DỰNG ACL XÃ
Bảo vệ (LLVT) | Dân chính | An ninh |
ĐOÀN CÁN BỘ XÂY DỰNG ACL
Nguồn: Ban Tổng kết chiến tranh B2, Tổng kết bình định 1954 – 1974,
Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng (K4), Hà Nội, 1976.
Về phía Mỹ, cơ quan USOM13 giữ vai trò cố vấn tài chính và chính sách. Ở
13 United States Operations Mission: cơ quan viện trợ Mỹ