Đường Lối, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước


hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.

Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học. Với công nghệ mới đó, người học có thể đeo kính VR và có cảm giác như đang ngồi trong lớp nghe bài giảng, có thể được nhập vai để chứng kiến những trận đánh giả lập, trực tiếp quan sát di tích, điều này mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học thấm thía, khắc học lại trong não tốt hơn. Trong lĩnh vực học tập cụ thể khi đào tạo nghề phi công, học viên đeo kính và thấy phía trước là cabin và học lái máy bay như thật. Đây là những điều kiện đối với việc thực hành, tạo điều kiện cho người học được thực hành đến khi nhuần nhuyễn rồi mới lái. Công nghệ mới như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro trong công việc khi được tiến hành trong thực tế.

Lĩnh vực nông nghiệp cũng không còn là nông nghiệp thuần túy. Công nghệ IoT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) có thể giúp tưới cây, bón phân đúng thời điểm và khoa học với lượng cần thiết vừa đủ cho cây, giúp tiết kiệm chi phí so với phương thức truyền thống hiện nay. Khi đó, nông dân - nhóm người vốn bấp bênh nhất về công việc - sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Như vậy, đây không phải câu chuyện tương lai mà là câu chuyện của hiện tại. Một cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động lên nhiều lĩnh vực và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Rõ ràng, lợi ích của những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư không thể phủ nhận, nhưng những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn cũng rất rõ ràng. Dù phải đối mặt với các nguy cơ, cơ hội sẽ còn lớn hơn cho những quốc gia nhận thức sớm được xu hướng chuyển đổi. Khi đó, việc ứng xử phù hợp với những thuận lợi và khó khăn mang lại sự chiếm lĩnh cơ hội sớm. Khi biết được xu thế xã hội, định hướng của các quốc gia về đào tạo và định hướng nghề nghiệp của cá nhân mỗi người cũng sẽ chuyển đổi theo. Các công ty, tập đoàn lớn sẽ đặt các kế hoạch, chiến lược của mình 5-10 năm tới trong bối cảnh thế giới thay đổi thành thế giới số, xã hội số để làm sao tiếp


tục tồn tại và phát triển. Nếu chúng ta vẫn giữ cách làm cũ, sẽ phải đối diện với nguy cơ trì trệ, tụt hậu không xa.

Những thách thức đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam đó là: thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc; để gia nhập vào xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh khoa học và công nghệ đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá; nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội; cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất; gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội; đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ; thêm vào đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.

Trước tất cả những cơ hội và thách thức ấy, trước hết bản thân người cán bộ lãnh đạo buộc phải nhận thức, nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng, kịp thời nhận diện tình hình để sớm đưa ra những quyết sách phù hợp. Đứng trong một thế giới hội nhập, để tồn tại, chúng ta không thể là một quốc gia đứng ngoài sự hội nhập đó. Điều này đặt chúng ta, trước hết là đội ngũ những người cán bộ lãnh đạo không ngừng vận động, vận động về tư duy, trí tuệ để nắm bắt cho kịp sự vận động của thời đại. Trong sự vận động đó, đối với nước ta có những điều còn thực sự mới mẻ, có những yếu tố chúng ta còn đi chậm hơn sự phát triển của thế giới, vậy người cán bộ lãnh đạo phải có tầm tư duy bao quát, có cái nhìn xa trông rộng, nhanh nhạy, sáng tạo, trên cơ sở có cái nhìn toàn diện để nắm bắt và dự báo được xu thế biến đổi của sự vật. Như thế, yếu tố thời đại kể cả cơ hội và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

thách thức đều không ngừng tác động tạo ra những con người nhạy bén và toàn diện, với những bước tiến bộ nhanh chóng hơn những thời kỳ trước. Đồng thời, cũng chính sự tác động của thời đại tạo ra những điều kiện mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta phải không ngừng nâng cao trình độ tư duy, đổi mới tư duy, nâng tầm tư duy chiến lược của mình để vươn lên có đủ năng lực và trình độ phù hợp để kịp với thời đại, đáp ứng được những sự biến đổi mà thực tiễn đặt ra.

2.3.3. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 8

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, đào tạo, thử thách, rèn luyện đến sử dụng và đãi ngộ. Người cho rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Người giải thích rõ: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, cán bộ cũng là người đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Hiểu rõ được dân, đặt chính sách đúng mới đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo sự phát triển, tiến bộ.

Quán triệt lời dạy của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm công tác xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, xác định rõ xây dựng Đảng là then chốt thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là then chốt của then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Cho tới nay, quan điểm, tư tưởng đối với công tác tổ chức, cán bộ được điều chỉnh qua mỗi kỳ đại hội Đảng nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.

Đại hội VI của Đảng (1986) xác định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” [20, tr.140].

Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) nhấn mạnh: “Cần làm tốt việc phát hiện, lựa chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo…” và chỉ ra “vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [21, tr.63].


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [22, tr.237-240]. Theo đó, tại nghị quyết thể hiện rõ chủ trương của Đảng ta là lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện cả về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ của bản thân con người đó. Đồng thời, Đảng ta cũng chú ý xây dựng những điều kiện khách quan bên ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân chủ thể cán bộ lãnh đạo phát triển. Tại Nghị quyết Đảng ta chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Đảng trong việc phát triển nguồn lực con người cho đất nước, với quan điểm được đưa ra là: phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt. Đảng ta cũng xác định, để thành công với mục tiêu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng thì mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đều phải đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam. Như vậy là yếu tố cá nhân đối với từng cá nhân con người rất được Đảng quan tâm, chú trọng. Đây là lần đầu tiên vấn đề cán bộ và công tác cán bộ được Ban Chấp hành Trung ương bàn sâu và toàn diện thông qua ban hành nghị quyết chuyên đề riêng biệt nhưng thể hiện được cái nhìn toàn diện và sâu sắc.

Đại hội IX nhấn mạnh: “Sau khi có đường lối đúng, phẩm chất và năng lực của cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định, không những quyết định việc tổ chức thực hiện thành công mà còn quyết định cả mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân”, tiếp đó, đề ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực và “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức”, “Quan tâm... cán bộ lãnh đạo, quản lý... Trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị” [23, tr.135].

Tại kết luận Hội nghị Trung ương 9 khóa X và Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then


chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân” [26, tr.41].

Hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, không thể chỉ dừng lại ở cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo phương thức cũ, mà cần có nhận thức mới, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng mới phù hợp hơn nhằm đáp ứng với tình hình mới. Nhận thức rõ những yếu kém, khuyết điểm trong công tác cán bộ, Đại hội XII thẳng thắn nhận định “... Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn… Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược”... Vì thế, cần “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài” [28, tr.49].

Kể từ sau Đại hội VI của Đảng, công tác cán bộ liên tiếp có những đổi mới quan trọng, có tính bước ngoặt cả về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn từ các cấp ủy đảng, mà trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên nhiều phương diện. Đổi mới được tiến hành từ việc xác định tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển, sử dụng, quản lý, chính sách đối với cán bộ. Việc đổi mới về tư duy, cách làm trong công tác tổ chức, cán bộ được bắt nguồn từ mục tiêu, bám sát đường lối đổi mới của Đảng với tinh thần vừa kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đã đạt được, vừa đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước, vừa chủ động hội nhập quốc tế, đảm bảo thích ừng được với sự biến đổi không ngừng của thực tiễn.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế,... về công tác cán bộ, như:

Nghị quyết số 03-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, là nhân tố quyết định sự


thành bại của cách mạng của mọi thời kỳ và nay là bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước những nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn, phức tạp thì việc xây dựng chiến lược cán bộ thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp bách. Nghị quyết đã phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ cũng như công tác cán bộ, chỉ ra nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm, trên cơ sở đó, nghị quyết đưa ra phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, đề ra những tiêu chuẩn chung và những tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ trong thời kỳ mới;

Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện. Đồng thời đưa đội ngũ cán bộ vào rèn luyện trong thử thách, thông qua đó phát hiện năng lực, sở trường của cán bộ để quy hoạch, bố trí, sắp xếp phù hợp đúng người, đúng việc, và điều đó sẽ tạo hiệu quả trong công tác của cán bộ. Nội dung này tiếp tục được đề cập đến tại Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo” nhằm bổ sung thêm những giải pháp mới phù hợp với những biến chuyển của đất nước trong tình mới.

Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020”. Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 03-NQ/TW về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị rút ra những mặt được cũng như những yếu kém còn tồn tại, những nguy cơ phát sinh trong đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, từ đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp theo nhằm đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020, đáp ứng sự phát triển đất nước, trước những đòi hỏi mới trong tình hình mới.

Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chỉ ra nguy cơ


giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút lòng tin đó là do có những biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ. Từ đó Nghị quyết đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bao gồm cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức.

Nghị quyết TW 4 khóa XII với nội dung về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chăn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cho thấy công tác cán bộ, người cán bộ lãnh đạo được đặc biệt chú trọng. Trong Nghị quyết đã đánh giá những mặt đã làm được nhưng đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế đòi hỏi phải có sự thay đổi, chỉnh đốn ở người cán bộ lãnh đạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết TW 4 khóa XII cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đó là: việc chỉnh đốn Đảng có nội dung chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi và thiếu chế tài xử lý; nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa có quyết tâm chính trị cao, việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chung chung, chỉ đạo thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tiên phong, gương mẫu; việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; chậm ban hành quy định xử lý tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ; việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị… Tất cả những điều đó đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần phải có sự chỉnh đốn để thay đổi một cách sâu sắc và toàn diện để có được tầm tư duy bao quát, tư duy chiến lược nhằm đáp ứng chỉ đạo thành công công cuộc đổi mới của đất nước trên con đường phát triển hội nhập.


Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược được quan tâm chỉ đạo, triển khai tích cực. Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận số 24 của Bộ Chính trị (khóa XI), vấn đề quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý một lần nữa được tập trung bàn thảo và tìm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, tuyển chọn đội ngũ cán bộ vừa đủ tầm và cũng là những người có tâm đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Luân chuyển cán bộ là một trong những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ một cách toàn diện, đặc biệt là cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược không thể xem nhẹ. Do vậy, đồng thời với việc xây dựng đường lối chính trị, chiến lược cho phát triển kinh tế - xã hội cũng phải chuẩn bị chiến lược cán bộ, phải xây dựng quy hoạch cán bộ cho tương lai. Ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có yêu cầu riêng đối với đội ngũ cán bộ. Giữa đội ngũ cán bộ và đường lối chính trị của đất nước có mối quan hệ mất thiết. Người cán bộ phải thấm nhuần và phục vụ sự phát triển của đường lối chính trị đáp ứng nhu cầu chung của sự phát triển; mặt khác cán bộ quyết định cả đường lối chính trị, nhất là cán bộ cấp chiến lược, họ có vai trò lớn, thậm chí mang tính quyết định trong việc đề ra những đường lối chính trị. Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng, phải rất tỉnh táo trong công tác lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nếu lựa chọn, bố trí cán bộ sai sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, có những hậu quả để lại phải khắc phục lâu dài ở cả những thế hệ sau, làm cản trở tiến trình phát triển của đất nước, của giống nòi.

Nhằm đảm bảo sự phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng hơn; nội dung, phương pháp đào tạo từng bước được đổi mới, có sự kết hợp ngày càng phù hợp giữa học lý luận với nâng cao kỹ năng thực hành. Những yếu tố khách quan bên ngoài tác tác động đến môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ cũng được quan tâm thực hiện nghiêm túc như: công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường và đạt được một số kết quả bước đầu; nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng đã được kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm minh, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023