Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo


xúc với văn hóa Pháp mới dừng lại ở điểm khởi đầu của cuộc "cách mạng"

trong tư duy nói chung của con người Việt Nam.

Từ tháng 7 năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ thay chân Pháp xâm chiếm miền Nam nước ta. Để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị miền Nam, đế quốc Mỹ đã xây dựng một loạt ác kết cấu hạ tầng như các căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, đường sá, giao thông liên lạc, một số nhà máy xí nghiệp, đồng thời cũng phát triển kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường ở nước ta. Điều đó xét về mặt khách quan đã tạo ra sự phát triển nhất định về khoa học kỹ thuật, thông qua đó, có tác động đến tư duy của đội ngũ cán bộ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điều này giải thích vì sao đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở miền Nam nói chung có tư duy năng động sáng tạo hơn đội ngũ cán bộ lãnh đạo miền Bắc trước đây.

Đối với miền Bắc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mặc dù trong điều kiện chiến tranh nhưng chúng ta đã thu được những kết quả to lớn về mặt kinh tế. Với phong trào tập thể hóa và hợp tác hóa, miền Bắc đã thực sự trở thành hậu phương lớn của cách mạng Việt Nam. Việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã trong nông nghiệp đã thực sự tạo ra một lối suy nghĩ mới - chưa từng có trong truyền thống tư duy của dân tộc. Tuy vậy, sau khi thống nhất đất nước, chúng ta đã chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. Với cơ chế kinh tế đó ngày càng bộc lộ những hạn chế và nhược điểm. Nó đã trở thành lực cản của sự phát triển và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Tác động tiêu cực của nó biểu hiện rất rõ trên các khía cạnh: không tạo được động lực cho phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế tính chủ động, năng động, sáng tạo của người dân nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng.

Về mặt tư duy, đây là thời kỳ bộc lộ rõ nhất của phương pháp tư duy siêu hình và các căn bệnh cố hữu trong phương pháp tư duy như bệnh kinh nghiệm, giáo điều, hành chính quan liêu, bảo thủ, trông chờ ỷ lại, chủ quan duy ý chí, cực đoan phiến diện... trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của chúng ta. Mặt khác, do


phần lớn cán bộ lãnh đạo thời kỳ này là cán bộ lãnh đạo quân đội chuyển sang nên trong quá trình thực hiện hoạt động lãnh đạo họ thường mang thói quen và tác phong lãnh đạo quân sự vào lãnh đạo tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, bởi vậy thường thấy tư duy kiểu mệnh lệnh, thiếu linh hoạt. Những hạn chế trong phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của chúng ta thời kỳ này đã trở nên hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã đề ra rằng đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Chủ trương đổi mới này có vai trò đặc biệt quan trọng, có sức ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của đất nước sau này.

Sơ lược về sự hình thành và phát triển truyền thống, văn hóa của nước ta cho thấy chúng ta có nhiều yếu tố tốt đẹp mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải duy trì, gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, có những đặc trưng truyền thống, văn hóa có ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của tư duy chiến lược không nổi bật, có những yếu tố cần cho sự phát triển tư duy chiến lược thì chưa được khai thác đúng mức, có những yếu tố tốt lại bị quên lãng, và nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển của tư duy này lại chưa được khắc phục, loại bỏ. Xuất phát là một đất nước thuần nông với hình thái kinh tế nông nghiệp lạc hậu, manh mún, lại liên tiếp chịu ách xâm lăng, đô hộ thì có nhiều yếu tố là cơ sở của tư duy ngắn hạn, tư duy kinh nghiệm ăn sâu bám rễ mà việc khắc phục những hạn chế trong tư duy này không phải dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là những khó khăn làm cho việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược không thể nhanh chóng đạt được. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, những con người được sinh ra từ cái nôi văn hóa, ảnh hưởng từ tư duy truyền thống, việc khắc phục những hạn chế, mạnh dạn bước qua những rào cản, sẵn sàng đưa ra cái mới, mang tầm nhìn dài hạn chưa phổ biến, kết quả đạt được trên thực tiễn chưa cao.

2.3.5. Nhân tố chủ quan của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Giữa phẩm chất và năng lực cá nhân của người cán bộ lãnh đạo với tư duy chiến lược có mối quan hệ biện chứng, có sự tác động qua lại ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Về mặt triết học, người ta có thể tiếp cận vấn đề này thông


Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 10

qua mối quan hệ giữa tư duy khoa học và phẩm chất đạo đức nhưng không phải như những hình thái ý thức xã hội riêng biệt, mà là sự thể hiện trong thực tiễn của sự phát triển tài năng trí tuệ và phẩm cách con người.

Về phẩm chất, lãnh đạo là một hoạt động mang tính khoa học, tính nghệ thuật, mặt khác nó cũng hàm chứa tính khó khăn, phức tạp. Muốn thành công trong công việc lãnh đạo thì người lãnh đạo phải có thêm những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ vai trò, vị trí của người lãnh đạo; từ đặc điểm, tính chất của lĩnh vực, đối tượng cụ thể. Mỗi người lãnh đạo cần có một tính cách lãnh đạo phù hợp với yêu cầu đặc điểm công tác của mình, sao cho tập trung và phát huy được những mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những nét tiêu cực bởi mỗi hoạt động của họ có sự ảnh hưởng tới rất nhiều con người, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền của đất nước. Trong những bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, những người đạt các tiêu chuẩn dưới đây thì có thể cử làm cán bộ lãnh đạo: những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng, luôn luôn chú đến lợi ích của dân chúng; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn, ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn, là những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

Về năng lực, trước hết người cán bộ lãnh đạo phải là những người có trình độ chuyên môn vững chắc, bên cạnh đó còn có óc sáng tạo. Người lãnh đạo giỏi phải biết xây dựng phương án cho tương lai, nhưng họ cũng phải là nhà thực tiễn, họ không chỉ biết mơ tưởng về những con đường sáng tạo mới, mà còn có khả năng thực sự thực hiện được những cái mới. Khi xây dựng kế hoạch cho tương lai, họ không chỉ tưởng tượng, mà còn phải nhìn thấy mục tiêu lành mạnh. Phải có khả năng hiểu biết toàn diện những nguồn lực mà mình có, những nguồn lực có thể phát huy. Từ đó, tìm được cách giải quyết và những hướng đi thích hợp. Người cán bộ lãnh đạo


phải có năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin cao. Trong bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào người lãnh đạo cũng đủ tỉnh táo để nhận diện và có phương án khắc phục.

Phẩm chất và năng lực tư duy của con người đều có hai mặt tình cảm và lý trí. Năng lực tư duy trong mỗi con người ở cấp độ lý tính, hoàn toàn không phải chỉ phát triển thuần tuý theo những quy luật vận động lôgíc một cách lạnh lùng. Ngược lại trong khi suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo thì chính những tình cảm lớn lao, cao cả là động lực và nguồn cảm hứng vô tận, khiến cho tư duy của con người đạt đến tự do, và nhờ đó, tư duy tiếp cận được chân lý. Trong đó tình cảm cao cả như vậy có thể bắt nguồn từ nhu cầu sáng tạo, nhu cầu đạt đến hiểu biết ngày càng cao, nhưng bền vững hơn cả, đó là những nhu cầu đạo đức trong đời sống. Mặt khác, những phẩm chất đạo đức của con người, những yếu tố được xem như chủ yếu là hướng nội nhằm hoàn thiện cá nhân thì cũng không hoàn toàn chỉ dừng ở ước muốn, ở lý tưởng hay lòng trắc ẩn, tức là ở những nhu cầu mang tính chất tình cảm, mà chính việc hoàn thiện cá nhân, cũng phải dựa trên những cơ sở khoa học và do đó nó phải cần tới lý trí. Chính lý trí, tư duy sáng tạo, nhận thức giúp con người định hướng các hoạt động của mình hướng tới cái thiện, cái được coi là thiện, không phải chỉ vì nó là cái thiện thuần túy mà chính vì nó chứa đựng cái chân lý. Bản thân nội dung ‘‘cái thiện’’ cũng không phải là cái vĩnh viễn “nhất thành, bất biến” mà cùng với sự thay đổi của lịch sử, nội dung cái thiện cũng thay đổi theo, do đó nó là một phạm trù lịch sử. Vì vậy, nhận thức và ‘‘cái thiện’’ không thể chỉ bắt nguồn từ những năng lực phân tích, tích hợp và lựa chọn. Điều đó cho thấy rằng, phẩm chất đạo đức và năng lực tư duy của con người là hai lĩnh vực khác nhau có tính độc lập tương đối với nhau, nhưng lại luôn luôn có quan hệ mật thiết, tác động và nương tựa vào nhau.

Để nâng cao trình độ tư duy chiến lược, đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo trong điều kiện đầy biến động, phức tạp như hiện nay, đối với cán bộ lãnh đạo chưa bao giờ là việc đơn giản. Điều đó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có nỗ lực cao trong học tập, nghiên cứu, khổ công rèn luyện trong trực tiễn. Thiếu động cơ học tập đúng đắn, thiếu nhiệt tình, lòng say mê cũng như ý thức trách nhiệm trước công việc, trước sự nghiệp cách mạng khó có thể đạt được yêu cầu đó.


Gắn việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cùng với phát triển năng lực cá nhân là một trong những yêu cầu cơ bản đối với tất cả cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, từ trung ương tới địa phương. Bởi vì, đối với mỗi người cán bộ lãnh đạo, dù ở cương vị nào, nhiệm vụ nào, cũng đều phải gương mẫu trước quần chúng, phải làm cho “dân tin, dân phục, dân yêu” để tập hợp, tổ chức quần chúng xung quanh Đảng nhằm thực hiện đúng đắn và có hiệu quả đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu một người cán bộ lãnh đạo ở một cấp nào đó mà yếu kém về phẩm chất đạo đức, thiếu hiểu biết về lý luận, tư duy lẫn lộn, thiếu sáng tạo, bảo thủ, trì trệ thì những quyết định của họ sẽ mạng lại những tác hại lớn cho cách mạng.

Đối với việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược yêu cầu người cán bộ lãnh đạo phải có được và không ngừng nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất những chủ trương, đường lối, chính sách ở tầm chiến lược. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm và hiểu đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ của Đảng và Chính phủ đã, đang được xác định trong quá khứ, hiện tại và tương lai; hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện để tham mưu các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó tốt hơn; hiểu rõ những tác động của việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ đến các địa phương, đến vùng, miền, khu vực và toàn cầu. Sự hiểu biết này đòi hỏi được triển khai vào thực tiễn cuộc sống với những tính toán cụ thể về giải pháp, nguồn, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thời gian thực hiện tối ưu; phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thiết thực của các bản chương trình, kế hoạch; phải lường trước những khó khăn, bất trắc, những tình huống phức tạp có thể xảy ra làm cho chương trình, kế hoạch khó triển khai thực hiện, để từ đó có các đối sách và những giải pháp khắc phục.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là nòng cốt, là linh hồn, là người trực tiếp chèo lái đưa quê hương, đất nước vươn tới những thành tựu mới, hội nhập, sánh vai cũng các quốc gia khác trên toàn thế giới. Bằng năng lực và trình độ cả về tư duy và hoạt động thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo đều tạo nên


những ảnh hưởng đối với sự phát triển trên quy mô rộng lớn. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay đạt trình độ nhất định về tư duy chiến lược, có những người có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ thực sự đạt ở mức độ cao. Tuy nhiên, nâng cao trình độ tư duy chiến lược là đòi hỏi cấp thiết trong tình hình mới. Việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tư duy chiến lược thực sự cần sự phát huy vai trò nhân tố chủ thể. Đó là lòng quyết tâm học tập bằng tất cả tình cảm và phẩm chất đạo đức, trí tuệ của chủ thể; đó là khát khao được nâng tầm tư duy, vươn tới tầm nhìn chiến lược trước thời đại đem lại sự phát triển cho Tổ quốc; đó là mong muốn được cống hiến những cái mới, sự sáng tạo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhân tố chủ quan luôn giữ một vai trò quan trọng đối với tất cả những hoạt động, một người cán bộ lãnh đạo có năng lực trí tuệ tốt, có thể phát hiện ra nhiều yếu tố mới, nhưng không quyết tâm học tập nâng cao trình độ, thiếu khát khao cống hiến, không đem những điều mới có lợi cho sự phát triển ứng dụng vào thực tiễn thì vai trò của chủ thể đó cũng không được ghi nhận đối với sự phát triển.


Tiểu kết chương 2

Tư duy chiến lược là một bước phát triển quan trọng trong quá trình tư duy của con người. Ngày nay, trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, để có sự phát triển tối ưu đều cần tư duy ở tầm chiến lược. Đặc biệt đối với nước ta đang cần những bước đi dài, đi tắt, đón đầu để bắt kịp sự phát triển của thế giới lại càng đòi hỏi phải có tư duy chiến lược, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường như hiện nay.

Người cán bộ lãnh đạo ở cả góc độ nhận thức hay hoạt động thực tiễn đều đòi hỏi phải có cái nhìn khái quát, toàn diện, tổng thể nhưng đồng thời cũng phải hiểu sâu sắc về các vấn đề cả ở lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn. Trên cơ sở đó phải xử lý thông tin, đưa ra được các quyết định đúng đắn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan, đề xuất những phương án có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, nâng cao trình độ tư duy chiến lược có vai trò to lớn cả về mặt nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với người cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.


Có thể nói, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là nòng cốt, là linh hồn, là người trực tiếp chèo lái đưa quê hương, đất nước vươn tới những thành tựu mới, hội nhập, sánh vai cùng các quốc gia khác trên toàn thế giới. Bằng năng lực và trình độ cả về tư duy và hoạt động thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo tạo nên những ảnh hưởng đối với sự phát triển trên quy mô rộng lớn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng, cả mặt tích cực và hạn chế đến việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nước ta hiện nay, đó là tình hình kinh tế - xã hội; những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; yếu tố truyền thống văn hóa và sự nỗ lực của chính bản thân nhân tố chủ quan người cán bộ, lãnh đạo.

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay là yêu cầu tất yếu cho công cuộc phát triển đất nước. Để xây dựng được nội dung cụ thể cho việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nước ta đảm bảo có được tầm nhìn xa, trông rộng, mang tính sáng tạo vượt trước, có được những dự báo đúng xu hướng vận động của thực tiễn thì việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng tư duy chiến lược của đội ngũ này là cơ sở cần thiết.


Chương 3

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1.1. Những kết quả đạt được trong nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta và nguyên nhân

3.1.1.1. Những kết quả đạt được

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta trong thời gian qua ngày càng trưởng thành trên mọi lĩnh vực, từ trình độ tư duy đến năng lực hoạt động thực tiễn. Trình độ tư duy chiến lược không ngừng được nâng cao, điều này được thể hiện rõ trước hết thông qua các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng ta và cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách đó vào thực tiễn đem lại những thành công đưa đến sự phát triển của đất nước trên nhiều mặt khác nhau.

Thứ nhất, nâng cao tầm nhìn xa trông rộng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta khẳng định được tầm nhìn xa trông rộng qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, đã xây dựng và thực hiện đạt kết quả tốt trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với những kế hoạch cho nhiều năm, trong những giai đoạn đạt kết quả đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được trong nâng cao trình độ tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay là kết quả trực tiếp từ công cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy do Đại hội lần thứ VI của Đảng ta khởi xướng. Trước khi Đại hội Đảng VI diễn ra, đất nước ta rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc do những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Những sai lầm tồn tại trên nhiều mặt khác nhau, đặc biệt sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Chúng ta đã mắc những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là ở lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản của những năm 1976 -

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí