Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nâng Cao Trình Độ Tư Duy Chiến Lược


Với tất cả những yêu cầu trên, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo một mặt, phải nắm chắc, hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương chung của Đảng; mặt khác phải tường tận tình hình thực tế của đất nước, của từng địa phương về mọi mặt và xu hướng vận động của nó. Từ đó xây dựng được các chương trình, kế hoạch, có những giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn cụ thể, tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể làm cho kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển. Để đáp ứng được những yêu cầu chung đó, đòi hỏi người lãnh đạo cần không ngừng học tập, rèn luyện nằm nâng cao năng lực cá nhân ở mọi phương diện.

Con người trong cuộc sống đều có mục tiêu, lý tưởng của mình. Việc áp dụng các kỹ năng tư duy chiến lược trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là cần thiết đối với bất cứ ai, bởi nó sẽ đưa lại cơ hội tốt hơn, đưa tầm nhìn của chủ thể vào thực tiễn hiệu quả, đem lại những thành công trong cuộc sống. Nhưng hơn ai hết, người cán bộ lãnh đạo phải là những người có tư duy chiến lược. Người cán bộ lãnh đạo ở cả góc độ nhận thức hay hoạt động thực tiễn đều đòi hỏi phải có cái nhìn khái quát, toàn diện, tổng thể, nhưng đồng thời cũng phải hiểu sâu sắc về các vấn đề cả ở lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn. Trên cơ sở đó phải xử lý thông tin, đưa ra được các quyết định đúng đắn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan, đề xuất những phương án có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, nâng cao trình độ tư duy chiến lược có vai trò to lớn cả về mặt nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với người cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.

Về mặt nhận thức, việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược sẽ nâng cao khả năng nhận thức của người cán bộ lãnh đạo trước mọi vấn đề đặt ra. Trước thế giới đầy biến động, nhiều thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức như hiện nay, sự nhìn nhận đúng các thách thức, nguy cơ từ thực tiễn có vai trò rất quan trọng. Những thách thức cơ bản đang đặt ra hiện nay mà chúng ta có thể thấy đó là: tính bất định cao trong mọi khía cạnh với rất nhiều yếu tố mới xuất hiện, bên cạnh đó đòi hỏi về sự tương tác trong xã hội ngày càng cao. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất của những nguy cơ, thách thức; thêm vào đó, do là những yếu tố mới nên chưa có hệ thống quy trình, thủ


tục và căn cứ để giải quyết mà những quy định cũ lại trở nên bất cập. Vậy, trước những diễn biến mới trong mớ chằng chịt những mối quan hệ mới ấy, đâu là yếu tố cốt lõi, là cái cơ bản và phải giải quyết những mối quan hệ như thế nào để bảo đảm cho sư phát triển bền vững? Do vậy, vấn đề về nhận diện cái bản chất, cùng đó là các thách thức, đặc biệt là các tính chất mới của chúng là vấn đề cơ bản trong quá trình tư duy. Đây là những yêu cầu tất yếu về mặt nhận thức ở người cán bộ lãnh đạo, đòi hỏi họ phải là những người có trình độ tư duy chiến lược vượt lên tư duy thông thường.

Tư duy chiến lược cung cấp cho người cán bộ lãnh đạo những phương pháp tư duy có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lôgic chặt chẽ, giúp người cán bộ lãnh đạo có khả năng xem xét, phân tích sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, phát triển, linh hoạt, sáng tạo và nhạy bén trước sự vận động của những mối liên hệ chằng chịt của nó. Nâng cao trình độ tư duy chiến lược sẽ làm tăng khả năng thu nhận tri thức, tăng năng lực khái quát hóa tri thức và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, bản thân tri thức, tư duy lý luận của người cán bộ, lãnh đạo được nâng cao, phát triển, hình thành khả năng tư duy khoa học về những vấn đề chung tổng thể, có tầm nhìn toàn cục trước những vấn đề đặt ra, có những sáng tạo trong tư duy, thoát khỏi những lối mòn của tư duy cũ, đồng thời vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn trong hoạt động lãnh đạo của mình.

Đối với hoạt động lãnh đạo, việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta hiện nay. Tình hình thế giới và khu vực những năm qua và đặc biệt thời gian gần đây có nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã tạo ra nhiều hệ lụy, bao gồm cả cơ hội lẫn thách thức đối với các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đầy bất định, bất ổn và bất an đó, Việt Nam bên cạnh giữ vững mục tiêu, kiên trì đường lối phát triển đất nước theo đúng định hướng, đồng thời triển khai chính sách đối ngoại, thực hiện sự hội nhập một cách chủ động, tích cực và linh hoạt. Trên tất cả các mặt hoạt động


ngoại giao, hoạt động chính trị, hoạt động kinh tế, văn hóa… yêu cầu phải được đẩy mạnh trên cả bình diện song phương lẫn đa phương. Tính chất khó khăn, phức tạp của công cuộc đổi mới đặt ra yêu cầu phải có những bước đi đúng đắn, tạo lập sự phát triển quan trọng thông qua những phương pháp khác nhau, bao gồm cả đi tắt đón đầu. Thực tiễn đó đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải biết phân tích, lý giải để nhận thức và lãnh đạo quần chúng đạt hiệu quả. Nếu không được bồi dưỡng, nâng cao trình độ tư duy chiến lược, nâng cao năng lực tư duy lý luận sẽ gặp khó khăn trong công tác lãnh đạo để đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ cách mạng mới hiện nay và trong tương lai. Nâng cao trình độ tư duy chiến lược sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, tránh bị rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, có tầm nhìn xa trông rộng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, hoạch định được những chính sách cho sự phát triển lâu dài, có những phương án dự phòng khắc phục những diễn biến bất lợi bất ngờ từ thực tiễn. Tư duy chiến lược giúp cho việc lãnh đạo có tính kế hoạch, tính khoa học, tính dự báo và tính định hướng sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược là tiền đề quan trọng để người cán bộ lãnh đạo xây dựng được những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mang tính dài hạn cho đất nước và các vùng miền, nâng cao được năng lực dự báo, định hướng trong hoạt động lãnh đạo của họ, tạo ra bước tiến vững chắc. Như vậy, việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhận thức mà cả đối với hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.

2.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 7

2.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện thể chế, phát triển


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là giai đoạn đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 (Văn kiện Đại hội XII) nêu rõ về tình hình kinh tế - xã hội nước trước những biến đổi của thế giới, trong đó có cả thuận lợi và không ít khó khăn. Từ sau Đại hội XII đến nay, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Kinh tế vĩ mô ổn định và liên tục tăng trưởng, tốc độ cao hơn nhiệm kỳ trước; lạm phát được kiểm soát, chất lượng, sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô về kinh tế được nâng cao. Ba đột phá chiến lược đã đề ra được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực (Ba đột phá chiến lược đó là: 1) Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện; môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh có bước được cải thiện. 2) Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học - công nghệ đạt được những kết quả tích cực. 3) Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả quan trọng); cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu; văn hóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu nổi bật; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế - xã hội nước ta cũng còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, bất cập. Đó là kinh tế vĩ mô tuy cơ bản được ổn định nhưng chưa vững chắc, mặc dù có sự phát triển nhưng ở nhiều ngành được đánh giá là phát triển nóng, chưa thực sự bền vững; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, chưa đồng bộ. Năng suất,


chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao là nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của nền kinh tế ở nước ta còn thấp. Do những nguyên nhân đó mà việc thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại cho tới thời điểm này được xác định là chưa đạt mục tiêu đề ra. Cùng với kinh tế thì trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng được đánh giá là còn nhiều mặt yếu kém và việc khắc phục còn chậm. Một trong những vấn đề được toàn cầu chú ý hiện nay đó là ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ở nước ta tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Đối với hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động quản lý cũng còn hạn chế ở nhiều nhiều mặt, nhiều khâu, nhiều công đoạn. Ở mỗi quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội phải có sự gắn kết với bảo đảm quốc phòng an ninh. Đối với nước ta, mối quan hệ gắn kết này chưa thực sự chặt chẽ. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được đẩy mạnh, tuy vậy chúng ta, trong lĩnh vực công tác này có mặt chưa thật sự chủ động và hiệu quả chưa cao. Như vậy, trong những năm qua, tuy nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những bước phát triển mang dấu ấn lịch sử nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm cần phải khắc phục.

Như vậy, cùng với những thuận lợi, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn phải đối mặt, vượt qua để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Những điều này đặt ra một loạt những vấn đề đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tập trung giải quyết bằng cách xử lý tốt các mối quan hệ lớn đã được xác định, đó là: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm


chủ” [28, tr.80]. Đứng trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới ảnh hưởng, bao gồm cả những nhân tố thuận lợi, cả khó khăn, thách thức đều đặt ra cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta yêu cầu mới về mặt tư duy, đó là phải tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo nâng cao hơn nữa trình độ tư duy chiến lược, từ đó có được những bước đi vững chắc, vượt qua được những khó khăn thách thức, hòa nhịp cùng sự phát triển chung của thế giới, hơn nữa còn có được những cống hiến vì sự tiến bộ của toàn nhân loại.

2.3.2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đúng như dự báo của C. Mác trước đây, khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nó đã thực sự làm một cuộc đảo lộn toàn bộ đời sống của xã hội loài người. Với các phát minh vạch thời đại, khoa học đã tạo ra một hệ thống công nghệ mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chỉ một thời gian ngắn với một sức mạnh như vũ bão nó đã cuốn mọi quốc gia vào một quá trình toàn cầu hóa hết sức sâu sắc ở mọi lĩnh vực của đời sống con người. Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa. Với một sức mạnh đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cuối thế kỷ XX đã đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới. Đặc biệt, với công nghệ vũ trụ, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mới, công nghệ gen và công nghệ thông tin - cuộc cách mạng công nghệ đang từng bước làm thay đổi một cách căn bản tư duy của toàn nhân loại nói chung.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có cả nước ta. Nó yêu cầu chúng ta cần phải đổi mới tư duy, trong đó có tư duy chiến lược. Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Hiện nay, cuộc cách mạng sản xuất mới có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những khó khăn, thách thức đối với quá trình phát triển. Cuộc cách mạng công


nghiệp lần thứ tư đã mở ra những cơ hội có thể tranh thủ để thúc đẩy sự phát triển của của Việt Nam. Cụ thể là: nó có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau; việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân; khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước; trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các quốc gia khác nhau. Chúng ta cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện đổi mới, sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Muốn làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Để cả thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này không phải là một sớm, một chiều mà nó là thành tựu của nhân loại trải qua hơn hai trăm năm, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ra đời vào cuối thế kỷ XVIII. Tốc độ phát triển và phạm vi ứng dụng những thành tựu của các cuộc cách mạng này ngày càng sâu rộng và đem lại hiệu quả lớn trên nhiều phương diện được ứng dụng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có phạm vi ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, vượt xa so với những cuộc cách mạng trước. Cùng với giá trị mà nó đem lại thì đồng thời cũng đặt con người vào hàng loạt vấn đề lớn cần lý giải, ứng dụng và tiếp tục hoàn thiện.

Trước hết, chúng ta đều có thể nhận thấy những giá trị đem lại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất lớn ở nhiều lĩnh vực. Với sự xuất hiện của robot mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội, nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, có khả năng thay thế con người ở nhiều vị trí. Trong cuộc cách mạng công nghiệp


lần thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong lĩnh vực dệt may, trước đây các nước có ngành dệt may phát triển như Mỹ, Anh vì thiếu lao động nên đã dịch chuyển thuê nhân công sang nước ta - nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công nghệ robot trong cuộc cách mạng lần thứ tư này, nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt Nam có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều robot. Báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Robot cũng đã hiện diện ở những vị trí công việc vốn được cho rằng không thể thay thế con người như lễ tân khách sạn, cơ quan, nhà hàng,... Khi có khách đến robot có thể tự động nhận dạng, ghi nhớ để chào hỏi, nhớ được sở thích, trả lời các nhu cầu của khách hàng bằng giọng nói hoàn toàn như con người. Trong lĩnh vực giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo an toàn cao gấp nhiều lần so với người lái bởi nó được cài đặt chế độ an toàn nhất có thể và trong quá trình lái không bị cảm xúc chi phối.

Trong lĩnh vực Y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh "Bác sỹ biết tuốt" có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. Cỗ máy này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác. Đầu năm 2017, một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023