VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 62.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TÔ THỊ ÁNH DƯƠNG 2.TS. LÊ THỊ KIM NGA
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 15
1.3. Vấn đề nghiên cứu của Luận án 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng 22
2.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản trị rủi ro tín dụng 38
2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng 46
2.4. Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II 48
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về cách tiếp cận và ứng dụng chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro rín dụng 61
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 69
3.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 69
3.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II 78
3.3. Kết luận chung về thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 109
3.4. Nguyên nhân của thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 112
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 114
4.1. Định hướng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 114
4.2. Điều kiện áp dụng khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng 115
4.3. Hệ thống giải pháp đối với các ngân hàng thương mại để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng 120
4.4. Kiến nghị đề xuất đối với Cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước 141
KẾT LUẬN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 157
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt | Tiếng Anh | |
AIRB | Phương pháp tiếp cận nội bộ nâng cao theo Basel II | Advance Internal Rating Based Approach |
AMC | Công ty quản lý tài sản của ngân hàng thương mại | Asset Management Company |
BASEL | Bộ quy định ngân hàng (Basel I,II,II) do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) ban hành (gọi tắt là chuẩn mực Basel) | The Basel Accords |
BĐH | Ban điều hành | Broad of Management |
CAR | Tỷ lệ vốn tối thiểu | Capital Accuracy Ratio |
CIC | Trung tâm thông tin tín dụng | Credit Information Center |
CNTT | Công nghệ thông tin | |
CSDL | Cơ sở dữ liệu | |
DATC | Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam | Debt and Aseet Trading Corporation |
DPRR | Dự phòng rủi ro | |
EAD | Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ | Exposure At Default |
EDF | Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của khoản vay/khách hàng | Expected Default Frequency |
EL | Tổn thất dự kiến | Expected Loss |
EWS | Hệ thống cảnh báo sớm | Early Warning System |
FIRB | Phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản theo Basel II | Foundation Internal Rating Based Approach |
GAP | Khoảng chênh lệch | Gap |
HCS | Hệ thống đánh giá sức khỏe hoạt động của Ngân hàng Ấn Độ | The Heath Code Systems |
HĐQT | Hội đồng quản trị | Broad of Directors |
ICAAP | Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ | Internal Capital Adequacy Assesment Process |
IRB | Phương pháp tiếp cận nội bộ theo Basel II | Internal Rating Based |
KHCN | Khách hàng cá nhân | |
KHDN | Khách hàng doanh nghiệp | |
KSNB | Kiểm soát nội bộ | |
KTNB | Kiểm toán nội bộ | |
LGD | Tổn thất của ngân hàng khi người vay không trả được nợ | Loss Given Default |
MAS | Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore | Monetary Authority of Singapore |
NHNN | Ngân hàng nhà nước | |
NHNNG | Ngân hàng nước ngoài | |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Ngân hàng thương mại cổ phần | ||
NHTM NN | Ngân hàng thương mại Nhà nước | |
NHTW | Ngân hàng trung ương | |
OCBC | Tập đoàn ngân hàng hải ngoại Trung Quốc tại Singapore | Overseas Chinese Banking Corporation, Singapore |
PD | Xác xuất không trả được nợ | Probability of Default |
QTRR | Quản trị rủi ro | Risk Management |
QTRRTD | Quản trị rủi ro tín dụng | Credit risk management |
RIB | Ngân hàng dự trữ quốc gia Ấn Độ | The Reserve Bank of India |
RRT | Hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng VPBank | Risk Rating Tool |
RRTD | Rủi ro tín dụng | Credit risk |
RW | Trọng số rủi ro | Risk Weighted |
RWA | Tài sản “Có” điều chỉnh rủi ro | Risk Weighted Assets |
SA | Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn theo Basel II | Standardized Approach |
SRP | Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát | |
TCTD | Tổ chức tín dụng | |
TGĐ | Tổng giám đốc | |
TSĐB | Tài sản đảm bảo | |
TTGSNH | Thanh tra giám sát ngân hàng | |
UL | Tổn thất ngoài dự kiến | Unexpected Loss |
VAMC | Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam | Vietnam Asset Management Company |
VaR | Giá trị tại rủi ro tín dụng | Value at Risk |
VPBank | Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng | |
XHTD | Xếp hạng tín dụng |
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông thường 26
Hình 2.2: Khung quản trị rủi ro chuẩn theo thông lệ quốc tế 29
Hình 2.3: Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng 37
Hình 2.4 : Mô hình năng lực ASK 40
Hình 2.5 : Mô hình thẻ điểm cân bằng 40
Hình 2.6: Mô hình nhân tố năng lực quản trị ngân hàng 41
Hình 2.7: Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II
..................................................................................................................................................... 49
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (2009 – 10/2015) 70
Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 71
Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng (2013 -2014) 73
Hình 3.4: Khó khăn trong quá trình triển khai Basel II tại 10 NHTM 79
Hình 3.5: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đo lường PD, LGD, EAD 82
Hình 3.6: Mô hình tính vốn cho rủi ro tín dụng 84
Hình 3.7: Chiến lược tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng tại các NHTM 88
Hình 3.8: Mô hình quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam 90
Hình 3.9: Những điểm mạnh của NHTM trong quá trình triển khai Basel II 93
Hình 3.10: Khảo sát hệ thống CNTT tại các NHTM 94
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 48
Bảng 2.2: Yêu cầu về thời gian thu thập số liệu để xây dựng mô hình 58
Bảng 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn của 10 NHTM áp dụng Basel II 86
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu giới hạn rủi ro tín dụng 98
Bảng 3.3: Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng 99
Bảng 4.1: Định hướng phát triển hoạt động tín dụng (2010 – 2020) 114
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể tác động rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác, gây tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, cho nên để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, thông qua hệ thống quản trị rủi ro các mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển của ngân hàng được thực hiện hiệu quả và thành công (ở cả góc độ vĩ mô và vi mô). Muốn vậy, hệ thống quản trị rủi ro tín dụng chất lượng tại ngân hàng thương mại đảm bảo được các vai trò quan trọng như: tăng uy tín cạnh tranh thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận ngân hàng và duy trì niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh, chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, biểu hiện khả năng quản trị kém, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng, các chính sách, quy định có khoảng cách xa so với thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang có năng lực quản trị rủi ro tín dụng ở mức trung bình, thậm chí dưới trung bình so với các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện bởi chiến lược kinh doanh không bài bản, mô hình tổ chức không phân tách chức năng, quyền hạn rõ ràng, các công cụ đo lường rủi ro không đáp ứng được tiêu chuẩn do cơ sở dữ liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực có chất lượng cao chưa được chuẩn bị sẵn sàng.
Như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, phải xây dựng hệ thống năng lực quản trị rủi ro tín dụng và có các giải pháp nâng cao khả năng, điều kiện sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng đảm bảo thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng, duy trì chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tốt.
Kể từ khi Ủy ban Basel II chính thức công bố các chuẩn mực Basel, đã có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và triển khai có hiệu quả Basel II, Basel III nhằm duy trì hoạt động bền vững của ngân hàng.
Trong bối cảnh Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011
- 2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg đã hoàn thành giai đoạn 1, đạt được một số mục tiêu nhất định về lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng. NHNN quyết định lựa chọn 10 ngân hàng thương mại triển khai Basel II vào cuối năm 2015 theo công văn số 1601/NHNN- TTGSNH, nghiên cứu ứng dụng các thông lệ quốc tế, trong đó có hệ thống các quy định Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Mặc dù, nhiều nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức trên thế giới cũng như trong nước, tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu nghiên cứu năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại và chưa xây dựng một khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng, đáp ứng yêu cầu Basel II và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam’’ để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa năng lực quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Luận án xác định những nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế, tổng hợp thành Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Hai là, Luận án đi sâu nghiên cứu các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, kinh nghiệm một số nước về cách tiếp cận và áp dụng chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng;
Ba là, Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, so sánh với khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II;
Bốn là, Luận án đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó bao gồm các chuẩn mực Basel II là các chuẩn mực đang được hầu hết các ngân hàng thương mại tiên tiến thế giới thừa nhận và áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, các thông lệ quốc tế, chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các chuẩn mực quốc tế khác chỉ đề cập trong mối tương quan nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Luận án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hoạt động tín dụng ngân hàng rất rộng, bao gồm cả huy động vốn, bảo lãnh và cho vay tài trợ thương mại. Tuy nhiên, Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Không gian nghiên cứu:
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm nhóm ngân hàng cổ phần nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, nhóm ngân hàng nước ngoài và ngân hàng chính sách. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nhóm 10 ngân hàng thương mại được lựa chọn triển khai Basel II vào cuối năm 2015 theo công văn số 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN, đó là các NHTM: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB. Các nhóm ngân hàng khác chỉ nghiên cứu trong mối tương quan so sánh.
- Thời gian nghiên cứu:
Giai đoạn 2009 – 2014 là giai đoạn có nhiều biến động trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cao, hàng loạt các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2014, và cập nhật tình hình năm 2015.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, phỏng vấn chuyên gia).
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, các NHTM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin, dữ liệu của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB) và một số cơ quan kiểm toán quốc tế như E&Y, Deloitte. Cách thức thu thập dữ liệu cho việc thực hiện mục đích nghiên cứu trong luận án bằng thiết kế bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia, sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp nghiên cứu của Luận án được thực hiện cụ thể:
Phân tích tổng hợp: Từ các số liệu về tài sản, nguồn vốn, dư nợ, nợ quá hạn, các số liệu liên quan hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian nghiên cứu (2009 - 2014). Luận án đưa các nhận định thực trạng về hoạt động kinh doanh ngân hàng, công tác QTRRTD giai đoạn này là: Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào khu vực ngân hàng; Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh trước đây đã giảm mạnh; Nợ xấu tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tại tất cả các nhóm ngân hàng;Tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều; Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của hệ thống ngân hàng diễn biến chiều hướng xấu đi.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thống kê qua các năm để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của các NHTM trong thời gian thực hiện nghiên cứu; Từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II vào nâng cao năng lực QTRRTD, so sánh với điều kiện Việt Nam trong quá trình triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam;
Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia:
Tác giả đã tiến hành khảo sát về thực trạng tiệm cận và mức độ sẵn sàng triển khai Basel II tại 9/10 NHTM Việt Nam trong danh sách triển khai thí điểm thực hiện Basel II theo công văn số 1601/NHNN - TTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN. Bảng
khảo sát gồm 10 câu hỏi (Chi tiết tại Phụ lục 3.7: Bảng khảo sát về thực trạng tiệm cận và mức độ sẵn sàng triển khai Basel II), tác giả thực hiện vào tháng 3/2016.
Đối tượng khảo sát: 10 NHTM Việt Nam được lựa chọn triển khai Basel II vào cuối năm 2015 (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank và ACB).
Thành phần tham gia trả lời bảng khảo sát: Cán bộ quản lý cấp cao về QTRR, Giám đốc dự án triển khai Basel II, các chuyên gia cao cấp, thành viên các dự án về QTRRTD tại các NHTM.
Kết quả khảo sát: Tác giả thu thập được thông tin của 9/10 NHTM (không tiếp cận được thông tin của ngân hàng ACB), với các thông tin nổi bật:
(i) Đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Basel II của các NHTM được khảo sát và phản hồi: 9/10 NHTM đã hoàn thành các báo cáo đánh giá hiện trạng; Các NHTM đều có các dự án liên quan đến triển khai Basel II (12 dự án về Basel II đã, đang và sẽ thực hiện tại 9 NHTM); 9 NHTM đã liệt kê 15 điểm mạnh và tập hợp 21 khó khăn chính của ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II; và 9/10 NHTM đưa ra 32 kiến nghị tổng hợp thành 7 kiến nghị chính đối với NHNN.
(ii) Thực trạng tiệm cận Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho thấy:
Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng có 6/9 ngân hàng đã tách biệt rõ ràng theo 3 lớp phòng thủ, 3/9 ngân hàng còn một số phòng ban còn hoạt động đồng thời 2 lớp. Cơ cấu tổ chức về quản lý rủi ro các NHTM có xây dựng mô hình tổ chức QTRRTD hướng theo Basel II, có chiến lược và khẩu vị rủi ro, đang nghiên cứu xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, tính toán yêu cầu vốn theo phương pháp chuẩn. Tuy nhiên, các nhân tố khung năng lực về QTRRTD của các ngân hàng đều chưa thể đáp ứng, hoặc đáp ứng rất ít các chuẩn mực Basel II.
Kết quả khảo sát tháng 3/2016 cho thấy về cơ bản 6/9 (66%) NHTM được chọn đều có chiến lược và khẩu vị rủi ro được quy định chính thức và rà soát hàng năm, 2/9 Ngân hàng có quy định nhưng lại không rà soát hàng năm, và 1 ngân hàng không quy định nhưng có sự rà soát hàng năm. Tuy nhiên, việc hoạch định chiến lược còn khá đơn giản ở tất cả các NHTM và chưa theo quy chuẩn quốc tế. Chiến lược kinh doanh không bài bản, mang tính định tính theo kinh nghiệm mà không đánh giá mức độ rủi ro và khả năng quản trị tương xứng. Chiến lược chỉ mang nội dung định hướng phát triển chung chứ chưa đưa ra được một danh mục tín dụng kế hoạch nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tập trung.
Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng: Chưa ngân hàng nào sử dụng Hệ thống XHTD nội bộ ước tính về PD, LGD, EAD trong