Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Basel II, tuy nhiên các NHTM này đang tiến hành xây dựng để đáp ứng lộ trình triển khai Basel II vào QTRRTD.

Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Hệ thống khởi tạo khoản vay LOS, Hệ thống quản lý tài sản đảm bảo, Hệ thống quản lý thu hồi nợ, Hệ thống quản lý văn bản, Công cụ tính toán vốn là các hệ thống mà trên 56% ngân hàng đã chuẩn bị để sẵn sàng tiếp cận Basel II. Tuy nhiên, các công cụ quản lý rủi ro này chưa được ứng dụng hiệu quả do sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống dữ liệu.

Để bổ sung cho kết quả khảo sát (3/2016) và hỗ trợ căn cứ các nhận định trong Luận án, tác giả tham khảo kết quả “Khảo sát mức độ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam” do ngân hàng BIDV thực hiện 2013. Các kết quả khảo sát chính mà Luận án kế thừa bao gồm: (i) Cơ cấu tổ chức về QTRR: 90% ngân hàng khảo sát đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro, 87% ngân hàng đã có bộ phận riêng để quản lý nợ; 77% các ngân hàng đã tách bạch các bộ phận theo các chức năng; (ii) Hệ thống văn bản, chính sách: 60% ngân hàng được khảo sát có chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên các chính sách còn chồng chéo, bất cập, thiếu đồng bộ giữa các phòng ban nghiệp vụ; (iii) Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng: 17% ngân hàng chủ động nghiên cứu và thực hiện xác suất vỡ nợ (PD); kiểm định giả thuyết (back testing), kiểm chứng kịch bản xấu (stress testing). Ngoài ra, có 66% ngân hàng đã triển khai và áp dụng hệ thống XHTD nội bộ, 26% ngân hàng thực hiện QTRRTD theo phương pháp chuẩn (SA); 2/30 ngân hàng chưa quan tâm đến các công cụ đo lường rủi ro hiện đại do hạn chế về năng lực tài chính; (iv) Quản trị rủi ro theo hạn mức tín dụng: Hiện nay, các NHTM Việt Nam chủ yếu sử dụng 03 công cụ truyền thống trong QTRRTD, đó là: Quản lý danh mục tín dụng được 89% ngân hàng áp dụng; Quản lý hạn mức, giới hạn tín dụng 96% và trích lập dự phòng rủi ro 88%. Ngoài ra, 58% ngân hàng đã thiết lập hạn mức tín dụng theo ngành nghề, nhóm khách hàng, địa lý, sản phẩm.

Ngoài ra, tác giả nghiên cứu một ngân hàng cụ thể (VPBank) khảo sát về quy trình phân tích, đánh giá chênh lệch năng lực so với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, với mục đích bổ sung căn cứ cho các nhận định của tác giả trong Luận án.

Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực QTRRTD theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II. Những nhận định về thực trạng năng lực QTRRTD căn cứ theo số liệu thu thập được lẫn kết quả khảo sát sẽ là cơ sở khoa học đưa ra các kiến nghị, đề xuất

giải pháp nhằm nâng cao năng lực QTRRTD tại các NHTM của Luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận về: Quản trị rủi ro tín dụng; Năng lực quản trị rủi ro tín dụng, phân tích mối quan hệ biện chứng năng lực quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ hai, Luận án xác định những nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, tổng hợp thành Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II.

Thứ ba, Luận án khảo sát nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, mức độ sẵn sàng tiệm cận các chuẩn mực Basel II tại nhóm các ngân hàng thương mại chuẩn bị triển khai Basel II tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thứ tư, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các nhân tố năng lực thành phần trong Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ năm, Luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, hỗ trợ về văn bản, chính sách, quy định liên quan đến triển khai Basel II cho các ngân hàng thương mại; Cải thiện công tác quản trị, giám sát ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận:

Luận án nghiên cứu, xác định và tổng hợp lại 8 nhóm nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Các nhân tố này trước đây chỉ được đánh giá riêng biệt chưa được nhận định trong mối quan hệ tổng thể Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Luận án làm rõ mối quan hệ biện chứng, tương tác cùng chiều giữa quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Về thực tiễn:

Kết quả khảo sát về thực tế tiệm cận và mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel II của nhóm 10 ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra các nhận định liên quan đến thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, tiềm lực của các ngân hàng trong lộ trình triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

Các nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại và kiến nghị đối với cơ quản quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước là những khuyến nghị dưới góc

nhìn khoa học có thể sử dụng làm các gợi ý thay đổi và hoàn chỉnh chính sách quản lý hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 4 chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận, các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro trong ngân hàng bao gồm mọi khía cạnh của quản lý rủi ro và nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm và thực thi của quản trị rủi ro và xem xét những kỹ thuật và vấn đề thực tế mới nhất, bao gồm: quản trị rủi ro tại ngân hàng, quản lý nợ tài sản, quy định rủi ro và tiêu chuẩn kỹ thuật, các mô hình rủi ro, mô hình danh mục tín dụng, yêu cầu phân bổ vốn, quản lý danh mục đầu tư tín dụng Quản trị rủi ro nói chung trong đó có quản trị rủi ro tín dụng nói riêng được nhiều học giả và nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, cụ thể một số nghiên cứu điển hình:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã làm nổi bật lên một nhu cầu đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống ngân hàng phải hiểu và tận dụng một cách khôn ngoan quản trị rủi ro, quản trị rủi ro chưa bao giờ quan trọng như hiện nay. Được cập nhật và mở rộng, phiên bản mới “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” tác giả Joel Bessis [52] là cẩm nang tốt về khái niệm và công cụ cần thiết để tránh các cuộc khủng hoảng tài chính. Tái bản lần 3, 2012, cuốn sách đã được chỉnh sửa, cập nhật toàn diện để nghiên cứu gương mặt thay đổi của quản trị rủi ro. Hoàn toàn được tái cấu trúc với những tài liệu, thảo luận mới về những sản phẩm tài chính mới, phái sinh, Basel II, mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi những hệ thống rủi ro và mô hình cường độ của vỡ nợ, nó còn bao gồm một mục về dưới chuẩn để nói về cơ chế khủng hoảng và những điều kiện tài chính khó khăn gần đây. Cuốn sách cho rằng, những cách thức và kỹ thuật quản trị rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một cách đúng đắn và sự điều hành phù hợp. Quản trị rủi ro trong ngân hàng khảo sát mọi khía cạnh của quản trị rủi ro từ tổng quát quản trị rủi ro tại ngân hàng đến các mô hình rủi ro cụ thể trong tác giả đề cập xuyên suốt từ mục 11 đến mục 15 chi tiết về rủi ro tín dụng từ rủi ro tín dụng riêng lẻ, rủi ro tín dụng theo danh mục, phân bổ vốn theo rủi ro tín dụng, quản lý các danh mục tín dụng. Cuối cùng, cuốn sách đã tổng hợp một số kiến nghị từ diễn đàn ổn định tài chính dựa trên khái niệm “procyclicality‟‟, liên quan đến độ phóng đại biên độ chu kỳ trong lĩnh vực tài chính, với 3 nhóm ưu tiên trong việc thực thi chính sách gồm: quy định về vốn, chính sách trích lập dự phòng ngân hàng,

và tương tác giữa giá trị và đòn bẩy. Nghiên cứu này về cơ bản đã trả lời được câu hỏi: „Làm cách nào để tiếp cận và ứng dụng các lý thuyết về quản trị rủi ro vào hoạt động kinh doanh nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng?‟ và „Khả năng áp dụng thực tế các công cụ quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng‟, Nghiên cứu là một cái nhìn toàn diện về cách quản trị rủi ro mở rộng và tiến hóa phức tạp trong nghệ thuật quản trị rủi ro, cẩm nang cho các nhà quản trị rủi ro. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu nghiên cứu điều kiện của nền tài chính không phải G10 như các thị trường kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để có thể áp dụng các mô hình, công cụ tiên tiến (bao gồm các chuẩn mực Basel) thì các quốc gia đang phát triển phải tìm và lấp đi khoảng trống giữa mô hình quản trị hiện tại và mô hình quản trị tiên tiến như thế nào.

Sách “Credit Risk Measurement” tác giả Anthony Saunders & Linda Allen

[81] do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Hai tác giả đã đi sâu tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp, các biến số, sự phụ thuộc các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng, nhằm dự báo, tính toán xác suất rủi ro để có những biện pháp chủ động đối phó. Từ đó, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng củ6A

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022