Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Chase, Barclays, Bank of America Merrill Lynch, UBS. Nhóm ngân hàng này tập trung chủ yếu vào việc tài trợ vốn cho các DN, các cá nhân và thậm chí cả các chính phủ trong và ngoài nước với nhiều loại hình cấp vốn như: IPO cổ phần và nợ, chào bán trái phiếu, M&A, quản lý danh mục đầu tư...Nhìn chung, nhóm này thường tập trung vào các khách hàng lớn và những vụ có tầm cỡ khu vực và thế giới, giúp khách hàng tiếp cận vốn từ khắp các nước.

Nhóm ngân hàng tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ : đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc" của Việt Nam như ANZ, HSBC, CitiBank,... với trọng điểm, nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng với những đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Với những bước đi khôn ngoan và kết nối trực tiếp tới khách hàng, chính sách tốt cho các đối tác liên kết đã giúp các NH này nhanh chóng chiếm lĩnh một thị phần lớn tại Việt Nam [5],[10],[32],[36],[58].

Một số ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam tập trung vào việc tài trợ cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các DN FDI tại Việt Nam như Korea Exchange Bank, Industrial Bank of Korea, Woori, Taipei Fubon, Malayan Banking Berhad, Bank of China, ICBC, China Construction Bank, Mizuho... Nổi bật trong nhóm này là các ngân hàng đến từ Hàn Quốc. Hoạt động đầu tư và thương mại mạnh mẽ, cũng như cộng đồng DN Hàn tại Việt Nam rất đông đã tạo nên một chiến lược kinh doanh biệt lập của nhóm các ngân hàng này.

Có thể thấy, với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực hoặc được ký kết trong năm 2015 như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP, cam kết WTO..., các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng khu vực sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Quy mô, chiến lược kinh doanh bài bản của họ sẽ là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước ngay trên thị trường nội địa.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng thương mại Việt nam

2.3.3.1. Tăng quy mô vốn điều lệ theo đúng lộ trình gắn liền với đảm bảo độ an toàn tài chính một cách bền vững

Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mà các ngân hàng thương mại đều áp dụng là nâng cao quy mô vốn điều lệ và đảm bảo tình trạng tài


chính ở phạm vi an toàn bằng hoặc trên mức Basel. Mỗi nước, mỗi ngân hàng thương mại, tùy vào thực trạng của mình mà sử dụng các tập hợp giải pháp khác nhau nhằm nâng cao quy mô vốn điều lệ và lành mạnh tình trạng tài chính. Nhưng các giải pháp phổ biến là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

- Chủ sở hữu tăng thêm vốn điều lệ bằng cách góp vốn hoặc phát hành chứng khoán thu hút vốn, phát hành trái phiếu chuyển đổi.

- Sát nhập nhiều ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn có năng lực tài chính lớn hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn.

- Tái cơ cấu bằng cách bán nợ, bán cổ phiếu cho các tổ chức mua nợ phù hợp, chú trọng bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Siết chặt kỷ luật cho vay và quy chế quy định về an toàn kinh doanh ngân hàng. Chính phủ và từng ngân hàng nghiêm túc thực hiện quy định ở mức cao của pháp luật về đảm bảo an toàn cho hoạt động của bản thân các ngân hàng, cho cả xã hội. Các ngân hàng chỉ được phép huy động vốn và cho vay ở một mức độ nào đó so với vốn tự có của ngân hàng theo quy chế của Ngân hàng trung ương.

- Cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh để thu hút vốn tư nhân, tạo

động lực thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư với ngân hàng trong nước,

đặc biệt là các cổ đông chiến lược, cổ đông là các ngân hàng lớn trên thế giới.

2.3.3.2. Mạnh dạn đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ở trình độ tiên tiến của thế giới

Hầu hết các ngân hàng thương mại đều mạnh dạn đổi mới quy trình và đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo hướng:

- Ứng dụng công nghệ tin học và tự động hóa trong cả quy trình cung ứng dịch vụ ngân hàng hiểu theo nghĩa rộng gồm các thay đổi phương thức của toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ, tạo ra các quy trình mới, tự động hóa các khâu có thể, kết nối mạng nội bộ với khách hàng,…Các điều kiện để áp dụng thành công công nghệ mới được nhiều ngân hàng thương mại trải nghiệm là: chuẩn bị con người với kỹ năng nhất định; mua sắm máy móc thiết bị cần thiết; cải tổ cấu trúc tổ chức quản lý; cải tiến quy trình nghiệp vụ.


Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, công nghệ cung ứng dịch vụ càng được các ngân hàng coi trọng sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại, tạo nên lợi thế cạnh tranh. Với hàng loạt các giải pháp nhằm cải thiện công nghệ như trang thiết bị hiện đại, ứng dụng rộng rãi sản phẩm tin học đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên, rút ngắn quy trình xử lý dịch vụ sắp xếp tổ chức hợp lý các ngân hàng thành công đã cải thiện được vị thế của mình trước khách hàng và trước đối thủ cạnh tranh.

2.3.3.3. Kiên quyết đổi mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng

Hầu hết ngân hàng thành công đều làm tốt công tác nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Lãnh đạo các ngân hàng này thường coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức hành nghề cho nhân viên. Đồng thời họ gây áp lực để giảm chi phí bằng cách sàng lọc, loại bỏ những nhân viên thừa, tìm mọi cách loại bỏ hư phí.

Quản trị ngân hàng hiện là tiêu chuẩn để tuyển chọn và sử dụng cán bộ, thậm chí nhiều ngân hàng còn thuê chuyên gia nước ngoài, thay thế cán bộ cũ và hợp tác để ngân hàng nước ngoài đưa chuyên gia vào quản lý ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động. Một số ngân hàng thành công của Nhât Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cải cách quản trị ngân hàng sau đây:

- Thay đổi chiến lược kinh doanh và cạnh tranh theo hướng đa dạng, kinh doanh

đa năng và toàn cầu.

- Tăng cường quy chế kiểm tra kiểm toán nội bộ và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường kiểm soát rủi ro và khống chế chặt chẽ mức trần nợ xấu, kiên quyết xử lý nợ khó đòi.

2.3.3.4. Giữ vững thương hiệu và củng cố uy tín

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, danh tiếng, uy tín ngân hàng thuộc nguồn lực vô hình song có giá trị rất lớn trong việc tạo nên sức cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. Chính vì thế, trong chừng mực có thể, cả chính phủ lẫn chủ đầu tư và giới quản trị ngân hàng đều nỗ lực hỗ trợ để các ngân hàng danh tiếng trụ được qua thời điểm khó khăn. Đồng thời chính phủ, ngân hàng trung ương (NHTW), cơ quan giám sát và quản lý ngân hàng, hiệp hội ngành nghề của ngân hàng thương mại cần xử phạt nghiêm


khắc các ngân hàng thương mại làm ăn thiếu thận trọng, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch.

2.3.3.5. Có chiến lược đúng đắn về mở rộng thị phần và phát triển mạng lưới

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, tùy theo khả năng của mình, các ngân hàng thương mại đều cố gắng giữ thị phần đã có, mở rộng thị phần trong nước và quốc tế thông qua nhiều giải pháp đa dạng như đa dạng hóa dịch vụ cung ứng, tạo thêm tiện ích cho khách hàng, mở thêm các điểm giao dịch ở các khu dân cư đô thị mới, khu công nghiệp, chú trọng thực hiện các chiến lược marketing.

Đặc biệt, giải pháp mà nhiều ngân hàng thương mại ưa thích sử dụng là liên doanh, liên kết, hợp tác với ngân hàng trong và ngoài nước để tranh thủ thị trường của họ. Xác định đúng phân khúc khách hàng trọng tâm với phù hợp với năng lực hiện tại để triển khai .

2.3.3.6. Có kế hoạch cụ thể đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Khái quát lại có thể thấy, các ngân hàng được đề cập ở phần trên cần có 5 biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại cho khách hàng:

Một là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại Việt nam cần căn cứ vào tình hình thực tế để có giải pháp phát triển dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, của các đối tượng khách hàng cụ thể và trang bị máy móc thiết bị, công nghệ tương ứng. Việc phát triển phải bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu của sản phẩm dịch vụ.

Hai là, để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hiệu quả, mỗi ngân hàng thương mại Việt nam cần có chiến lược phát triển tốt, nhạy bén, năng động trong quản trị điều hành đựa trên cơ sở nền tảng công nghệ tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hoạt động marketing.

Ba là, vốn đóng vai trò rất quan trọng, có lộ trình tăng vốn điều lệ trên cơ sở đó có điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ. Song quan trọng hơn là phải sử dụng vốn có hiệu quả, tức là đầu tư vào những lĩnh vực gì phù hợp với trình độ chung và xu hướng phát triển của khu vực.


Bốn là, cạnh tranh dịch vụ phải gắn liền với tăng cường hợp tác cùng phát triển. Thông qua hợp tác, liên kết, giữa các ngân hàng tận dụng được công nghệ, thương hiệu, uy tín và trình độ quản trị điều hành từng mảng dịch vụ lẫn nhau, có như vậy vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Năm là, sản phẩm dịch vụ cần đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước nhưng cần có sản phẩm đặc thù .


Kết luận chương 2


Thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, trong chương 2 luận án đã hoàn thành các nội dung chính sau đây:

Khẳng định, từ trước đến nay có khá nhiều quan điểm, cơ sở lý luận, các vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng được đưa ra. Đối với riêng ngân hàng thương mại có những tính chất, đặc điểm đặc thù về cạnh tranh.

Các quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng có nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, luận án đã đưa ra quan điểm riêng về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có một hệ thống chỉ tiêu khác nhau, từ năng lực tài chính, đến công nghệ, sản phẩm dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực và màng lưới hoạt động.

Có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, nhân tố trong nước và nhân tố ngoài nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các nhân tố khách quan ngoài nước ngày càng trở nên quan trọng.

Từ thực tiễn kinh nghiệm quốc tế có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay.


Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ


3.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1. Tổng quan hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng Việt nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới vào năm 1988. Đến hết năm 2012, bước đầu cơ cấu lại lần hai, với sự phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và mô hình tổ chức, bao gồm: Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của nhà nước, 34 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương (từ giữa năm 2013 chuyển đổi sang ngân hàng hợp tác xã), hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô [58].

3.1.2. Cạnh tranh phát triển quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây có sự chuyển mình rất lớn sau khi Việt nam tham gia vào WTO. Tự do hóa tài chính là điều kiện bắt buộc khi trở thành thành viên của WTO. Điều này sẽ làm thay đổi xu hướng cạnh tranh cũng như phân phối lại thị phần hoạt động của các ngân hàng. Để làm rõ sự vận động của các ngân hàng, cần thiết phải phân tích xu hướng dịch chuyển giữa các khối ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn và tín dụng của 3 khối ngân hàng trong bối cảnh môi trường, cơ sở pháp lý và nền kinh tế có nhiều sự thay đổi từ năm 2008 trở lại đây.

Do đặc thù sở hữu, các ngân hàng hoạt động tại Việt nam được phân chia thành 3 nhóm. Nhóm NHTMNN hoặc nhà nước là cổ đông chi phối có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Nhóm ngân hàng nước ngoài (NHNNg) hoạt động chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước đây các NHNNg hoạt động tại Việt nam bị giới hạn về loại hình dịch vụ cung cấp, do đó mức


độ cạnh tranh chỉ diễn ra trên một số mảng hoạt động. Sau khi NHNN cho phép các NHNNg được chuyển đổi mô hình và chức năng hoạt động tại Việt nam, 5 ngân hàng ANZ, HSBC, Standard Chattered, Wooribank Việt nam và Ngân hàng Hong Lehong hoạt động đầy đủ chức năng như một ngân hàng thương mại trong nước.

Để dần đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỉ đồng lên 3.000 tỉ đồng. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu. Biểu đồ 3.1 chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Các Ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm hơn là do không có phần thặng dư vốn cổ phần. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTMCP và NHNNg, giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng trưởng ổn định. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng này trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro để giảm tỉ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Biểu đồ 3.1: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng

Đơn vị tính : Tỷ đồng


Nguồn Báo cáo cạnh tranh VCB tháng 5 2013 http www sbv gov vn tính toán của tác 1


Nguồn: Báo cáo cạnh tranh VCB tháng 5/2013; http://www.sbv.gov.vn/; tính toán của tác giả từ số liệu trên trang web của các NHTM [15],[58]


Biểu đồ 3.2: Diễn biến tổng tài sản của các nhóm ngân hàng

Đơn vị tính : Tỷ đồng


2500000.0

2000000.0

1500000.0

1000000.0

500000.0

.0

2008

2009

2010

2011

2012

Khối NHTM Nhà nước

Khối NHTM Cổ phần

Khối NHLD, nước ngoài


Nguồn: Báo cáo cạnh tranh VCB tháng 5/2013; http://www.sbv.gov.vn/; tính toán của tác giả từ số liệu trên trang web của các NHTM [15],[58]

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008- 2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các NHNNg tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

3.1.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn

Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là 2 mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu để nâng cao tỉ lệ an toàn vốn, cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế không chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022