Tiêu Chuẩn Đánh Giá Sự Phát Triển Bền Vững Của Tổ Chức Tín Dụng


mạnh chỉ còn dưới 10%. Do đó, ROE, ROA ở các thời kỳ kinh tế khác nhau sẽ khác nhau, mặc dù trong cùng một ngành.

Đối với ngành ngân hàng, chỉ số ROE nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng đó kém.

+ Từ 10%-20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường.

+ Lớn hơn 20%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu.

Riêng đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo ra chỉ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1%-2%, và còn phụ thuộc vào các thị trường, quốc gia khác nhau. Các yếu tố từ vĩ mô như lãi suất các loại (cho vay, huy động), luật pháp, cạnh tranh cũng đóng góp không nhỏ vào việc lý giải sự khác nhau của chỉ số ROA ở các thị trường khác nhau, mặc dù cùng hoạt động trong ngành ngân hàng.

Cụ thể, chỉ số ROA của ngành ngân hàng nếu nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, thường chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối, hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay mới đạt mức ROA thấp như thế này.

+ Từ 0.5% - 1%: hầu hết các thị trường ngân hàng đều nằm ở nhóm này.

+ Từ 1% - 2%: lợi nhuận khỏe mạnh.

+ Từ 2% - 2,5%: lợi nhuận tốt, nhưng cần lưu ý đến những mô hình bất thường trong hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao.

+ Lớn hơn 2,5%: bất thường, cần thận trọng và xem xét kĩ bởi các hoạt động rủi ro của ngân hàng.

Những ngân hàng thương mại có ROA và ROE cao thường được đánh giá cao hơn các ngân hàng thương mại khác, và vị thế của ngân hàng thương mại đó trong mắt khách hàng và những nhà đầu tư cũng lớn hơn. Vì vậy hiệu quả cao là chỉ tiêu tốt phản ảnh sức mạnh tài chính, tạo nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

- Mức độ rủi ro được xem xét trên hệ số an toàn vốn và chất lượng tín dụng:

+ Hệ số an toàn vốn: Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNNVN về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong


hoạt động của các tổ chức tín dụng, thì các tổ chức tín dụng tại Việt nam phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định và được xác định theo công thức [52].

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR (Capital Adequacy Ratio)

Vốn tự có

= Tổng tài sản có rủi ro


x 100%

Theo quy định của NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một NHTM phải đạt được là 9%. Quy định này cũng phù hợp với điều chỉnh của Hiệp ước Basel [53].

+ Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng chủ yếu đo bằng tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, ngược lại, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng quản lý tín dụng chưa tốt, tình hình tài chính cần được quan tâm.

b. Trình độ công nghệ ngân hàng

Trong thời đại ngày nay, hiệu quả hoạt động phụ thuộc rất lớn vào mức độ áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Khoa học công nghệ đã được thừa nhận như là lực đẩy khiến NHTM tiến những bước vượt bậc về phía trước trên các phương diện: tốc độ xử lý nghiệp vụ, tích hợp chức năng, chính xác, tiện dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế công nghệ ngân hàng tiến tiến có độ lan tỏa nhanh, các ngân hàng đi đầu có thể gặp một chút khó khăn trong việc giúp khách hàng làm quen với công nghệ mới, nhưng khi công nghệ mới đã định vị, các NHTM lạc hậu sẽ chắc chắn mất khách hàng. Chính vì thế, trình độ công nghệ quyết định ở phạm vi khá lớn năng lực cạnh tranh, bởi vì công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại với giá thành hạ, tự động hóa các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng. Việc đầu tư vào trang thiết bị hiện đại cũng cho phép thực hiện chính xác và nhanh hơn các nghiệp vụ, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thường người ta so sánh năng lực cạnh tranh giữa các NHTM với nhau trên các tiêu chí: Đã ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán liên ngân hàng và thanh toán nội bộ ngân hàng; đã ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý vốn ngoại tệ tập trung; mức độ ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, triển khai ứng dụng thanh toán swift, dịch vụ thẻ,…Bởi vì ứng dụng công nghệ thông tin đa dạng trong các lĩnh vực kể trên cho phép NHTM giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm nhờ mở rộng qui mô hoạt động và tăng cường khả năng khai thác công nghệ ngân hàng.


Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ cũng là một trong những tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh, cho phép tiến nhanh, vững chắc và chủ động hơn các ngân hàng khác. Nói cách khác, cho dù các sản phẩm dịch vụ có thể giống nhau, nhưng ngân hàng nào có trình độ công nghệ cao thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng được thị phần hơn, năng lực cạnh tranh cũng mạnh hơn.

Việc chú trọng đầu tư vào phần mềm công nghệ là để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường và có tính cạnh tranh cao. Tiếp tục khai thác chuyên sâu phần mềm công nghệ để xây dựng chỉ số KPI đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị và tăng năng lực cạnh tranh cao hơn nữa.

c. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành

Vốn quý nhất của bất kỳ ngân hàng nào cũng chính là yếu tố con người. Sử dụng một cách có hiệu quả những người có trình độ kỹ năng và đạo đức và cá tính tốt là điều kiện then chốt để thành công.

Nếu ngân hàng thương mại sở hữu những cán bộ có trình độ quản lý, điều hành tốt, họ sẽ giúp cho ngân hàng giảm bớt được rất nhiều chi phí như: chi phí rủi ro, chi phí tiền lương, chi phí vật chất, tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Quản lý tốt cũng có nghĩa là sử dụng đúng người, đúng chỗ, biết cách tổ chức điều hành công việc, giám sát kiểm tra, quản lý chặt chẽ, biết phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng ban, chú trọng vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

Những người lãnh đạo giỏi có kinh nghiệm sẽ biết cách sử dụng các công cụ quản lý một cách có hiệu quả nhất, ứng phó một cách linh hoạt trước những biến động thường xuyên trên thị trường, họ nhạy bén hơn trong kinh doanh, nhanh chóng phát hiện ra những thời cơ, đồng thời giảm thiểu những sai sót không đáng có.

Sự tài giỏi của nhà lãnh đạo điều hành, đội ngũ nhân viên thành thạo kỹ năng, tuân thủ đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, có trình độ cao, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt, nâng cao uy tín, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Ngược lại, nếu cán bộ quản trị kém cỏi thì dù có năng lực tài chính, có công nghệ cao,… ngân hàng thương mại cũng có nguy cơ làm


ăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Chính vì thế, năng lực quản trị, điều hành là tiêu chí rất quan trọng đo lường mức độ hiệu quả và sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Mức độ áp dụng, thực hiện các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế là các tiêu chí mà các NHTM luôn hướng tới để đảm bảo được sự minh bạch, chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả với năng suất lao động cao. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định chắc chắn là với sự trợ giúp vô cùng tích cực của công nghệ thông tin, năng suất thực hiện giao dịch tại các NHTM đã được cải thiện đáng kể. Những hoạt động trước đây được tiến hành thủ công thi giờ đã được tự động hóa và làm rút ngắn thời gian giao dịch. Với nền tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng có thể thực hiện cùng lúc hàng nghìn giao dịch.

d. Cổ đông góp vốn

Các cổ đông tham gia góp vốn giầu tiềm lực tài chính để đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu cho ngân hàng được cung cấp đầy đủ, bảo đảm và an toàn. Ngoài ra họ có kinh nghiệm để tham gia vào hội đồng quản trị trực tiếp nắm quyền điều hành các hoạt động và quản lý ngân hàng, gắn quyền lợi sát với mục tiêu khoản đầu tư sẽ phần nào bảo đảm cho chính ngân hàng hoạt động an toàn, có hiệu quả và có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Cổ đông tham gia hội đồng quản trị cũng phải là các cá nhân và tổ chức thực sự minh bạch trong hoạt động điều hành ngân hàng, không tạo ra các lợi ích nhóm “sân sau” và tình trạng sở hữu chéo để tác động trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng nặng nề đến mức độ hiệu quả và an toàn của Ngân hàng như trong những năm về đây.

Ngoài ra họ cũng phải là những nhà đầu tư cam kết đầu tư và gắn bó lâu dài với ngân hàng không chỉ đơn thuần là nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận và cố tức trong khoảng thời gian ngắn mà còn phải vì lợi ích của ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động. Thậm chí thường xuyên phải có những ý kiến đóng góp thiết thực, rót thêm các nguồn tài chính để tái đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho sự phát triển bền vững và lớn mạnh của ngân hàng.

e. Sự phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được xem là phát triển bền vững nếu có sự phát triển và ổn định theo theo thời gian, đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong hệ thống các


tiêu chí nhất định. Ngân hàng thế giới đã xây dựng một phương pháp xác định mức độ phát triển của hệ thống tài chính trong đó bao gồm ngân hàng và TTCK. Mỗi khu vực, mỗi bộ phận của hệ thống tài chính trên 4 khía cạnh: quy mô, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và mức độ ổn định - thông qua một tập hợp các tiêu chí xác định rất đa dạng nhằm phản ánh các đặc trưng nổi bật nhất của từng lĩnh vực và bộ phận đó. Đây là phương pháp đánh giá trên cơ sở tiếp cận mang tính chất hệ thống toàn diện và chuẩn mực. Để đánh giá ngân hàng thương mại phát triển bền vững, theo phương pháp này mức độ phát triển của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu sau: quy mô, khả năng tiếp cận ngân hàng, tính bền vững, tính ổn định.

Nhóm chỉ tiêu về quy mô của ngân hàng: Quy mô của ngân hàng thương mại được xác định thông qua các tiêu chí như: năng lực tài chính, số dư vốn tiền gửi, doanh số cho vay và dư nợ, số lượng cán bộ, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch,…Thông thường ngân hàng thương mại có quy mô lớn thường có tất cả các chỉ tiêu trên đều tốt. Với sự ổn định và tăng tiến theo thời gian của các chỉ tiêu trên cũng đồng nghĩa với sự phát triển của ngân hàng trên phương diện quy mô hoạt động của ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng tiếp cận ngân hàng: Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng của ngân hàng. Chỉ tiêu mức độ tiếp cận được đo lường thông qua hai giác độ: độ rộng của tiếp cận và độ sâu của tiếp cận

- Độ rộng của tiếp cận: Độ rộng trong tiếp cận của ngân hàng là mức độ tiếp cận đối với khách hàng trên diện rộng. Tức là khả năng mọi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đều có thể tiếp cận và được cung cấp những sản phẩm dịch vụ này. Như vậy, ngân hàng nào càng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của khách hàng thì có thể đánh giá ngân hàng đó đã đạt được độ rộng của tiếp cận. Ngoài ra độ rộng của tiếp cận còn được đo lường thông qua chỉ tiêu số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, của dư nơ tín dụng và tiết kiệm, sự gia tăng số lượng khách hàng cả về con số tuyệt đối và tương đối,…

- Độ sâu của tiếp cận: Đây là khái niệm dùng để đo lường khả năng các khách hàng khác nhau có thể tiếp cận dịch vụ của ngân hàng tới mức nào, cũng như giá trị ròng mà khách hàng nhận được. Tuy vậy, các chỉ tiêu đo lường độ sâu của tiếp cận trực tiếp thông qua sự thay đổi ròng của giá trị thu nhập và tài sản khách hàng sau khi


tiếp cận được với dịch vụ tín dụng rất khó xác định. Vì vậy, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá độ sâu của tiếp cận

Mức vay bình quân: Mức vay bình quân thấp có nghĩa là kể cả những khách hàng có thu nhập thấp cũng được vay tại ngân hàng. Quy mô món vay trung bình/GDP bình quân đầu người được coi như là một chỉ tiêu dùng để so sánh độ sâu của tiếp cận đến các khách hàng của ngân hàng trên tầm quốc tế:

Quy mô vốn vay trung bình

Mức cho vay trung bình

= GDP bình quân đầu người


x 100%


Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ mức độ tiếp cận của ngân hàng càng sâu. Đây là chỉ số được ưa thích bởi cách tính toán đơn giản và có thể dùng để so sánh xuyên quốc gia. Theo chuẩn quốc tế tỷ lệ này dưới 20% thì các dịch vụ của ngân hàng đã tiếp cận được đến nhóm khách hàng có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Nếu tỷ lệ dao động trong khoảng 20% - 150% thì đã giao dịch với các khách hàng trung bình và có mức tiếp cận rộng. Nếu trên 150% thì đang chỉ tập trung vào tầng lớp khách hàng giàu có [10],[19].

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ: Hai nhóm tỷ lệ này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các tỷ lệ này càng thấp, chứng tỏ chất lượng của hoạt động tín dụng càng cao, độ sâu tiếp cận tốt. Trong điều kiện ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều nhóm khách hàng khác nhau với quy mô tăng trưởng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ ngân hàng đó không đạt yêu cầu về mở rộng hoạt động. Theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này ở mức 5% là hợp lý. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tốt hơn chất lượng tín dụng, vì đã xét tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này ở mức 3% là chấp nhận được.

Nhóm chỉ tiêu về tính bền vững của ngân hàng: Tính bền vững của ngân hàng là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài. Tính bền vững được đo bằng các tỷ lệ bền vững và các hệ số sinh lời. Có ba mức độ bền vững là: tự bền vững về hoạt động OSS (Operational Self Sustainablity), tự bền vững về tài chính FSS (Financial Self Sustainablity) và tự bền vững về thể chế ISS (Institution Self Sustainablity) [7],[57].


Tự bền vững về hoạt động (OSS): Tỷ số tự bền vững về hoạt động OSS thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động (đây còn được coi là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng). Các nhà tài trợ và quản lý ngân hàng sử dụng tiêu chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem ngân hàng đã tự trang trải được các chi phí hoạt động của nó bằng thu nhập từ hoạt động này hay chưa.

Thu nhập hoạt động

OSS =

Tổng chi phí hoạt động


Ngân hàng được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS > 100%, theo thông lệ quốc tế thì để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120% [29],[32].

Tự bền vững về tài chính (FSS): Tỷ số tự bền vững về tài chính cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một ngân hàng có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một ngân hàng sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường tài chính thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà tài trợ. Khi tính tới chi phí từ lạm phát FSS được tính theo công thức sau:

Thu nhập hoạt động được điều chỉnh FSS =

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh Ngân hàng được coi là tự bền vững về tài chính nếu FSS > 100%

Theo Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD (International Fund for

Agriculture Development) thì các tiêu chuẩn đáng giá mức độ phát triển bền vững của một tổ chức tài chính được tổng kết như sau:


Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng


Tiêu chí

Chỉ số

Tiêu chuẩn hoạt động


Mức độ

tiếp cận

1. Số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng


Không có tiêu chuẩn

2.Số lượng và mức tăng trưởng của khách hàng

3. Số lượng và mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng

4. Số lượng và mức độ tăng trưởng của số dư tiết

kiệm


5. Mức cho vay trung bình/GDP

> 150% thị phần thu nhập cao. Từ 20% đến 150% thị phần bậc trung. < 20% thị phần khách hàng nghèo

6. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

Tối đa 5%

7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

Tối đa 3%

Tính bền vững

8. Tự bền vững về hoạt động OSS

Tối thiểu 120%

9. Tự bền vững về tài chính FSS

Tối thiểu 100%

10. ROA

Tối thiểu 2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 8

Nguồn : IFAD [7].

2.2.5.2. Nhóm sản phẩm, dịch vụ

a. Sản phẩm dịch vụ

Về sản phẩm các ngân hàng thương mại đa phần đều có chung các sản phẩm tương đồng, sự khác biệt nếu có ở đây chủ yếu là từ hoạt động dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng vào kết quả hoạt động, góp phần tạo hình ảnh, vị thế của ngân hàng trên thị trường. Một ngân hàng có mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ được đông đảo đối tượng khách hàng sẽ được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác và ngược lại. Nhìn chung danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi rất lớn và hỗ trợ cho khách hàng thỏa mãn hầu hết các nhu cầu liên quan đến tiền của mình tại một ngân hàng và một địa điểm. Đa dạng hóa và nâng cao mức tiện dụng của các loại hình dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng rất hiệu quả.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí