thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Các ngân hàng phải nhận biết được điều này để tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Có như vậy các ngân hàng mới có thể giữ vững và phát triển được thị phần, lợi nhuận trong điều kiện mở cửa thị trường, có sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
Thứ tư, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) chưa cao.
Từ những phân tích trên, cùng với tầm quan trọng và đặc điểm của ngành ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân, để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại hiện nay là vấn đề tất yếu khách quan.
Hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế đã trở thành trào lưu và xu hướng tất yếu lan rộng đến tất cả các nước trên thế giới với tốc độ và quy mô ngày một tăng nhanh. Với việc xác lập một đồng tiền chung, một siêu ngân hàng trung ương và xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế về tài chính giữa các nước trong khu vực, có thể nói, Châu Âu đã trở thành người đi tiên phong trong quá trình hội nhập ngân hàng, tài chính ở cấp khu vực. Trên phạm vi toàn cầu, các ngân hàng của các nước EU đã có mặt trên hầu khắp các thị trường tài chính ở các quốc gia trên thế giới.
Các nước đang phát triển cũng đã nhận thức rõ lợi ích của xu thế hội nhập toàn cầu, dần dỡ bỏ những hạn chế về xâm nhập thị trường đối với các tổ chức tài chính, qua đó thúc đẩy quá trình tự đổi mới của các ngân hàng trong nước. Một số nước cho phép ngay các tổ chức tài chính nước ngoài mở chi nhánh cung cấp dịch vụ, số khác lại cho phép mở văn phòng đại diện. Trong một số trường hợp khác như Hồng Kông, Panama và Singapore lại xem xuất khẩu dịch vụ tài chính như một nguồn giải quyết việc làm và ngoại hối. Thực hiện các cam kết hội nhập đồng nghĩa với việc quốc gia đó cho phép các tổ chức ngân hàng nước
ngoài hoạt động trong cùng một môi trường pháp lý như ngân hàng trong nước và áp dụng các quy định lỏng hơn cho các tổ chức tài chính nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Về Công Nghệ Thông Tin
- Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đối Với Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Để tăng tính hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực cũng như phá bỏ sự kìm hãm đối với khu vực tài chính, vào đầu những năm 80, Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách cạnh tranh trong thị trường tài chính bằng việc giảm điều tiết đối với các tổ chức phi ngân hàng, nới lỏng đáng kể hàng rào ngăn cản việc xâm nhập thị trường. Các tổ chức tài chính nước ngoài bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ được phép mở chi nhanh. Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của Chính phủ được phép tư nhân hóa. Chính phủ cũng đã xóa bỏ lãi suất cho vay ưu đãi và không thực hiện thêm bất kỳ một chương trình tín dụng chỉ định nào, đồng thời cũng thúc đẩy cạnh tranh mạnh hơn giữa các tổ chức tài chính bằng cách cho phép họ mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
Sự hội nhập của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới không chỉ thể hiện trong tự do hóa thương mại đối với các dịch vụ tài chính mà còn thể hiện ở các tài sản tài chính. Các hạn chế đối với các dòng vốn đã được nới lỏng ở nhiều nước phát triển thường nằm trong một chương trình cải cách mở rộng lớn. Các dòng vốn đã hoàn toàn được thả nổi ở Argentina, Chile, Malaysia, Mexico, Philipines, Thailand, Urguay. Ngày càng có nhiều nước đang phát triển khuyến khích sự tham gia của nước ngoài vào các thị trường chứng khoán trong nước.
Tuy nhiên, trong một thế giới ngày càng được quốc tế hóa và toàn cầu hóa, tự do hóa trên quy mô toàn cầu thì việc xóa bỏ các quy chế đối với các thị trường đã làm tăng thêm bất ổn tài chính. Trước khi tiến hành tự do hóa, các ngân hàng thương mại được quản lý rất chặt chẽ. Các trung gian tài chính này hoạt động theo hướng trực tiếp nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay tới các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp lớn, thường là thuộc sở hữu hay có mối quan hệ mật thiết với nhà nước. Do vậy, họ tránh được cạnh tranh mạnh mẽ và vẫn thu được lợi nhuận, tuy hiệu quả còn thấp. Khi gặp khủng hoảng gây phá sản hàng loạt thì kết quả hoạt động của trung gian tài chính vẫn có thể dự đoán trước được cũng như có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.
Khi xem xét toàn bộ quá trình phát triển hàng năm của hệ thống ngân hàng cho thấy các ngân hàng lớn ở các nước đang phát triển hiếm khi gặp thất
bại. Tuy nhiên, ngày nay do xóa bỏ các quy chế kiểm soát đã làm gia tăng thêm ảnh hưởng của các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Hoạt động các ngân hàng đã chuyển từ thị trường trong nước bảo hộ sang một môi trường mới và không ổn định - thị trường được tự do hóa, tỷ giá thả nổi và áp lực phải thu được lợi nhuận cao hơn trong một thế giới tăng trưởng kinh tế thấp hơn và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn. Thị trường toàn cầu mới hình thành phải đối phó với rủi ro trong hoạt động kinh doanh về dịch vụ ngân hàng vốn dĩ đã nhạy cảm. Trong môi trường mới, các ngân hàng buộc phải chấp nhận rủi ro cao hơn để giữ khách hàng, vốn và giá trị cổ phần của họ. Việc tham gia của các tổ chức nước ngoài có thể không mang lại lợi ích như mong muốn đối với thị trường cạnh tranh trong nước trong khi làm giảm đi quyền tự chủ của chính sách tài chính và tiền tệ trong nước.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản của các doanh nghiệp. Những đe doạ, thách thức hay cơ hội của doanh nghiệp chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Các Mác đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh tư bản như sau: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để đạt lợi nhuận siêu ngạch”.
Cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bằng những biện pháp ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, tâm lý... để tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra nhiều sản phẩm mới với năng suất và hiệu quả cao nhất.
Trong một ngành kinh doanh, mọi điều kiện bên ngoài là bình đẳng, sau một chu kỳ nhất định, ai giành được thị phần lớn nhất, có lợi nhuận cao nhất,
phát triển một cách bền vững nhất thì người đó giành chiến thắng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trong cạnh tranh sẽ phát sinh ra người có khả năng cạnh tranh mạnh/yếu hay sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh/yếu. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì các chủ thể cạnh tranh cần phải có khả năng cạnh tranh, mà khả năng cạnh tranh đó chính là sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, nhằm “mua” và “bán” một lợi ích có liên quan tới tài chính song không tồn tại dưới dạng vật chất. Đã là doanh nghiệp thì khái niệm cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đúng cho các NHTM. Trên quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là một quá trình mà trong đó các doanh nghiệp đấu tranh, ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để thoả mãn nhu cầu của khách hàng tối đa, thông qua đó đạt được các mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như lợi nhuận, thị phần và vị thế kinh doanh. Như vậy, cạnh tranh được chủ thể thực hiện nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích, đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng đó là sự thoả mãn nhu cầu do tiêu dùng sản phẩm mang lại.
Ngoài ra, còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song tựu trung lại, có thể tiếp cận khái niệm cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (sản phẩm, dự án…), các điều kiện có lợi (thị trường, khách hàng…) với mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách ổn định giá, chính sách phân biệt giá…), cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng, hậu mãi, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…
Tóm lại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, giành khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi ích.
1.2.1.2. Năng lực cạnh tranh
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỉ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỉ lệ đòi hỏi tài trợ cho những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể được chia thành 3 cấp:
+ Năng lực cạnh tranh quốc gia: Là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó đạt được.
+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: Được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó, dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại dựa trên năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nền kinh tế có sức cạnh tranh cao sẽ tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Theo Michael Porter: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp khả năng nắm giữ và chiếm lĩnh thị trường của chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả tối ưu trong một môi trường kinh doanh cụ thể”.
Cũng theo tác giả, năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng hoá dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn và tài nguyên của một quốc gia. Năng suất cao tạo ra mức lương cao (cho người lao động), đồng tiền mạnh (cho một quốc gia), lợi nhuận hấp dẫn trên một đồng vốn (cho doanh nghiệp) và cuối cùng là mức sống cao (cho người dân).
Theo Warner, Trung tâm kinh tế quốc tế Australia, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Van Duren thì năng lực cạnh tranh của được hiểu là năng lực tìm kiếm lợi nhuận và duy trì thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy, trên thực tế đang tồn tại rất nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh, song tựu trung lại, có 4 vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ yêu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sản xuất, kinh doanh. Cùng một loại sản phẩm, các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những nhu cầu rất khác nhau.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng phải là thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này chủ yếu được tạo thành từ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp.
Ba là, khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so sánh với doanh nghiệp hữu quan (các đối thủ cạnh tranh) cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên sức mạnh thực thụ, doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ có lợi thế này, doanh nghiệp có thể giữ được khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, các biểu hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh khi có khả năng thoả mãn đầy đủ nhất tất cả những yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh nghiệp nào đạt được điều này vì thường có lợi thế về mặt này lại yếu thế về mặt khác. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm giải pháp tăng năng lực cạnh tranh.
1.2.1.3. Năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại
NHTM là doanh nghiệp, nhưng hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, đó là kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan. Vì vậy, nếu dựa trên sự phân chia cấp độ về năng lực cạnh tranh của WEF, thì năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM được xét trên cấp độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó có khả năng chiếm lĩnh thị trường, thu hút được nhiều khách hàng đến với mình bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, tiện ích, tạo được sự hài lòng của khách hàng, có được uy tín, danh tiếng trên thị trường, đồng thời thu được lợi nhuận đủ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM là sự tổng hợp tất cả khả năng của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng về việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, đa dạng và phong phú, tiện ích và thuận lợi, có tính độc đáo so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường, tạo ra được lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế cao trên thị trường, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
“Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM là khả năng ngân hàng tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, tạo ra lợi nhuận cao và phát triển bền vững”.
1.2.2. Nội dung năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại
1.2.2.1. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đặt các doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì thế, việc nâng cao chất lượng chất lượng sản phẩm hàm ý phải thoả mãn cao nhất những yêu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng.
Theo quan niệm của khách hàng, một sản phẩm ngân hàng có chất lượng phải đáp ứng được tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng, đem lại cho khách hàng một tập hợp tiện ích và lợi ích. Do vậy, khi đánh giá một sản phẩm ngân hàng có chất lượng, khách hàng thường dựa vào các tiêu chí sau: Mức độ tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ít và đơn giản, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, mức độ chính xác cao, hiệu quả mang lại cho khách hàng lớn, thái độ phục vụ tốt, trình độ công nghệ hiện đại.
1.2.2.2. Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm. Giá cả có vai trò quan trọng đối với quyết định của khách hàng. Đối với các NHTM, giá cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho các khách hàng.
Trong quá trình xác định lãi suất và mức phí, các NHTM luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn, đó là: Nếu NHTM quan tâm đến khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần thì cần phải đưa ra lãi suất và mức phí hấp dẫn, ưu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm thu nhập của NHTM, thậm chí có thể khiến NHTM bị thua lỗ. Song cũng như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, các NHTM luôn quan tâm đến mục tiêu tối thượng là tối đa hoá lợi nhuận, do đó các NHTM cũng muốn đưa ra lãi suất và mức phí cao mà điều này có thể làm cho ngân hàng bị mất khách hàng, giảm thị phần trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là cạnh tranh bằng giá cả đang trở thành một biện pháp ít được lựa chọn nhất.
1.2.2.3. Cạnh tranh bằng việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng, các NHTM phải cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, độc đáo, tạo ra nét riêng