Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Số hiệuNội dungTrang


Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng phân bổ (trụ sở chính) của hệ thống NHTM Việt Nam

năm 2013 76

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị phần huy động 77

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị phần tín dụng 78

Biểu đồ 2.4: Thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt

Nam 2005 - 2013 85

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay của hệ thống NHTM

Việt Nam 2005 - 2013 86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam và tốc

độ tăng GDP của Việt Nam 2005 - 2013 87

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ tín dụng /tổng huy động của hệ thống NHTM Việt Nam

2001-2011 88

Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ cho vay / huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng các

nước trong hai năm 2009 - 2010 89

Biểu đồ 2.9: Biến động các loại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 90


Số hiệuNội dungTrang


Sơ đồ 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 40

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam 64

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức điển hình của các NHTM Việt Nam 65

Sơ đồ 2.3: Thực trạng sở hữu chéo của hệ thống NHTM Việt Nam 81

Sơ đồ 2.4: Thực trạng sở hữu chéo giữa các NHTM Việt Nam 83

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực, gia nhập WTO cũng có nghĩa chấp nhận cạnh tranh trên cùng một sân chơi với hệ thống ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh với sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh có trình độ, đẳng cấp và kinh nghiệm hoạt động hơn hẳn, thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề tất yếu. Đối với bất kì quốc gia nào, hoạt động ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong đó hệ thống các NHTM có những góp sức to lớn vào sự phát triển của đất nước.

Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và đang ngày càng gia tăng mạnh.

Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây cũng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các NHTM - tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, năng lực tài chính trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt.

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn, đặc biệt



trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính, cụ thể là từ ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, được phép huy động tiền gửi VNĐ. Với những kinh nghiệm lâu năm, với những công nghệ hiện đại, với nguồn vốn hùng hậu được hậu thuẫn bởi những tập đoàn tài chính vững mạnh và có uy tín trên thế giới. Họ tuyên bố một cách hùng hồn rằng sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về lĩnh vực tài chính cho người Việt. Ngân hàng ngoại đã dần xâm nhập sâu vào thị trường nội địa. Các tập đoàn tài chính nước ngoài chính là thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt Nam.

Theo NHNN Việt Nam, hiện các ngân hàng ngoại có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng nhưng ngân hàng nội chỉ cung cấp được vài dịch vụ, khi họ dần đứng vững, các ngân hàng nội sẽ bị mất dần thị phần và khách hàng, vì lợi thế của các ngân hàng Việt Nam như: có nhiều khách hàng truyền thống, am hiểu địa phương... là không còn phù hợp trong nền kinh tế hội nhập. Cùng quan điểm này, đại diện NHTM cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam cho rằng NHTM nội sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp thị phần và kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng. Khi đó, với sự hơn hẳn về công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng và sự đa dạng của hệ thống sản phẩm sẽ làm nên tính vượt trội của ngân hàng ngoại.

Sau hơn 6 năm gia nhập WTO, NHTM Việt Nam đã thể hiện nhiều sự yếu kém của mình như: Năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%/ năm. Yếu tố “sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Với những hoạt động của ngân hàng truyền thống thì tương lai không xa chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên sân nhà.

Đầu năm 2011, sự biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và chứa đựng nhiều nguy cơ - rủi ro. Các ngân hàng đã xé rào trong việc huy động vốn với lãi suất huy động thỏa thuận giữa người gửi và các ngân hàng, tùy



theo mức gửi và thời gian gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau đó các ngân hàng cho vay với lãi suất cao ngất ngưởng 25%/năm, cộng thêm các loại phí như: Phí quản lý tài sản; Phí định giá tài sản..., cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì nợ xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam rất thấp, có nguy cơ đổ vỡ rất cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Nội dung chiến lược: Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cũng thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.

Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cho thấy, việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ở giai đoạn này là rất quan trọng, vì từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện được cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách có cơ sở, định hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học...

Sau khi đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM, sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó giúp các nhà quản lý ở cấp độ vi mô, vĩ mô có căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu vi mô: các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy lùi được nguy cơ đổ vỡ, phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh tốt với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài



hoạt động ở Việt Nam, còn ở cấp độ vĩ mô thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện thành công đề án và quyết định đã ban hành nêu trên.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mạiViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được NCS - một cán bộ của hệ thống NHTM Việt Nam lựa chọn làm đề tài nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế của mình.

Thông qua thực hiện đề tài luận án, NCS mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án

Về nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM đã được một số tác giả tiếp cận ở các góc độ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này trong thời gian vừa qua có thể kể đến:

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (2011): Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tác giả TS Kiều Hữu Thiện [57].

Nghiên cứu về vấn đề: Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập có đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả PGS,TS Nguyễn Thị Quy [51]. Nghiên cứu về Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Namcó công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Bình

(2005) do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005 [4].

Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn một số giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam (2000) do TS Nguyễn Đắc Hưng làm chủ nhiệm đề tài [18].

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế do TS Lê Đình Hạc làm chủ nhiệm đề tài [12].

Các công trình nghiên cứu này đã trình bày một cách tổng quát những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, phân tích đánh giá một



cách khá toàn diện về lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong từng lĩnh vực cụ thể để tìm ra những ưu, nhược điểm cùng các nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Cùng nghiên cứu về nội dung này còn có đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, luận án tiến sỹ kinh tế của các tác giả:

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2013), của học viên Nguyễn Thị Thanh Bình [3].

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay (2010) của học viên Lê Thu Hằng [16].

Luận án tiến sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (2013,) của NCS Sompadith Volachit [55].

Luận án tiến sỹ kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (2010) của NCS Nguyễn Quốc Trung [60].

Luận án tiến sỹ kinh tế: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2014) của NCS Đỗ Thị Tố Quyên [53]

Trong các luận văn, luận án của mình, bên cạnh nội dung trình bày về lý luận năng lực cạnh tranh, các tác giả tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh tại các hệ thống NHTM cụ thể, đồng thời đề xuất một số các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới tại các hệ thống NHTM cụ thể này.

Những công trình nghiên cứu trên đây đã trình bày tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của NHTM. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học này đã thực hiện đối với từng hệ thống NHTM cụ thể, và từ các năm trước, trong khi đó, môi trường kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng đã có những biến động hết sức mạnh mẽ trong khoảng hai



năm trở lại đây, cùng với đó là những thay đổi trong khung pháp lý, có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

NCS là một cán bộ ngân hàng đang công tác tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, là Thạc sỹ kinh tế được đào tạo từ Học viện tài chính, một cơ sở đào tạo lớn và có uy tín với thực tế kinh nghiệm công tác tại các NHTM gần 20 năm, qua các mảng nghiệp vụ cụ thể.

Vì vậy, trong luận án tiến sĩ này, tác giả tập trung nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống về năng lực cạnh tranh của các NHTM, đó là khái niệm, đặc điểm và nội dung năng lực cạnh tranh của các NHTM, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, phân tích dự báo tình hình thị trường, và có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra trong luận án dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế của ngân hàng nước ngoài, dựa trên các tài liệu tư vấn của Mc Kinsey cùng với kinh nghiệm thực tế tích lũy trong quá trình công tác của tác giả. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài không bị trùng lắp với các công trình đã công bố trước đây và có ý nghĩa thực tiễn rất cao, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các NHTM Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Mục đích nghiên cứu

- Góp phần củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện thêm những lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, những kết quả đạt được, tồn tại và yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại này;

- Từ định hướng đổi mới và phát triển luận án, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, đảm bảo an toàn phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023