Tiêu Chí Và Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

suất R&D bao gồm những thành tựu trong việc triển khai các sản phẩm mới, công tác tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ngân quỹ dành cho R&D. Hiệu suất R&D cao cho phép sản phẩm có được sức mạnh trong đổi mới công nghệ, có ưu thế vượt trội trong giới thiệu sản phẩm mới thành công, cải tiến và cập nhật liên tục các sản phẩm hữu hiệu.

Các NLCT thi trường.

Thị phần thị trường: Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường.

Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp/Tổng doanh thu toàn

ngành

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng

rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu DN có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần DN có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.

Chính sách sản phẩm: Là một trong bốn nhân tố quan trọng của Marketing – Mix, mục tiêu chính sách sản phẩm chỉ là nâng cao khả năng bán sản phẩm và tạo điều kiện sinh lời khi tham gia bán. Do vậy chính sách sản phẩm bao gồm các yếu tố về chất lượng sản phẩm, cơ cấu chủng loại, kiểu dáng mẫu mã, … Yếu tố phải nói đến đầu tiên đó là chất lượng sản phẩm, chất lượng là yếu tố cốt lõi và là linh hồn của sản phẩm, là thước đo biểu giá trị sử dụng của sản phẩm và là vũ khí cạnh tranh sắc bén trên thị trường. Do vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải xem xét cả hai khía cạnh trên theo một quy trình nhất định, đòi hỏi về thời gian, ngân sách và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội lực của công ty.

Chính sách định giá: Giá cả sản phẩm là thước đo tiêu chuẩn giá trị sản phẩm. Giá bán sản phẩm là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không thể bỏ qua giá bán sản phẩm. Có nhiều chiến lược cạnh tranh về giá mà công ty có thể áp dụng như chính sách giá thấp, chính sách ngang giá thị trường, chính sách giá cao, chính sách giá phân biệt. Doanh nghiệp phải căn cứ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh, chính sách giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị

trường, mục tiêu công ty, … Việc quyết định mức giá có ảnh hưởng rất lớn tới vị thế của doanh nghiệp và góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối của sản phẩm là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng tới chính sách Marketing của sản phẩm và giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một mạng lưới phân phối tốt có thể giúp tăng thị phần sản phẩm cho doanh nghiệp đồng thời cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ Marketing của mình như cung cấp thông tin đến khách hàng và phản hồi thông tin từ khách hàng.

Công cụ xúc tiến thương mại: Các hình thức xúc tiến thương mại rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, bán trực tuyến, … Khi sử dụng nhiều phương tiện xúc tiến cần quan tâm tới sự nhất quán trong thông điệp, cách thể hiện và cùng hướng mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Một chính sách xúc tiến đúng thời điểm là một cú hích quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của sản phẩm đó trên thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược trên thị trường nội địa - 3

Uy tín và thương hiệu: Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá NLCT của DN. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn nhất là có một lượng khách hàng lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận, … Nhưng để đạt được các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường. Cơ sở để tạo được uy tín đó là nguồn vốn và con người trong doanh nghiệp.

1.2.2. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù tổng hợp thể hiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trong cạnh tranh. Doanh nghiệp có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi về mặt khác. Do đó phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Các chỉ tiêu định tính:

Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả phức hợp của nhiều nhân tố: Năng suất lao động, năng lực và trình độ công nghệ, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

*Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một nhân tố khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của

một đơn vị hay cả nền kinh tế-xã hội. Năng suất lao động, trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất lao động và trình độ yếu kém thì sẽ khó có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

*Các yếu tố đầu vào

Đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng, nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau, do đó các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để tránh tình trạng có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho mình một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Vì vậy tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, vì chi phí nguyên vật liệu cũng nằm trong giá thành sản phẩm, chủ động được đầu vào đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trước lợi thế cạnh tranh.

*Giá cả hàng hóa, dịch vụ

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thỏa thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Giá cả hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao. Với mức giá ngang bằng với thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp khó giải quyết nguy cơ thâm hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với doanh nghiệp có tính độc quyền hoặc với các loại hàng hóa đặc biệt. Khi đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tùy thuộc vào đặc điểm thị trường, mỗi doanh nghiệp có các chính sách

giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế.

*Chất lượng sản phẩm

Là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thỏa mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hóa và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ lao động, trình độ quản lý, …

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt nền sản xuất Việt Nam còn trong trong quá trình phát triển, phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài ưu thế hơn hẳn trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất lượng không được đảm bảo đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng bên bờ phá sản.

*Sự đa dạng của chủng loại sản phẩm.

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu của thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Các chỉ tiêu định lượng:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tập trung vào 3 yếu tố đó là: Sản lượng, tỷ suất lợi nhuận và thị phần. Sử dụng 3 chỉ tiêu này sẽ cho biết các doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh hay bị đẩy ra khỏi thị trường.

*Thị phần

Thị phần của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì quy mô tiêu thụ càng lớn, và từ đó có thể xác định vị trí tương đối của các doanh nghiệp trong ngành với nhau.

Thị phần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào bởi lẽ đây là kết quả của cả quá trình phấn đấu, quá trình cạnh tranh quyết liệt trên thương trường. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để tăng thị phần của mình trong ngành hay trong một khu vực cụ thể. Và để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải sử dụng tổng

hợp các biện pháp không chỉ trong khâu bán hàng mà từ khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người sử dụng và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng.

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản phẩm tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình mà còn phải biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ gồm tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế...Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh như: tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp, mở rộng quan hệ với các đối tác trên thị trường…

Thị phần là thị phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Được thể hiện qua các công thức sau:

𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑐ủ𝑎 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔

Hay


𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 =

𝑆ố 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑏á𝑛 𝑟𝑎 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới

Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share):

𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đố𝑖 =

𝑃ℎầ𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝑃ℎầ𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 đố𝑖 𝑡ℎủ 𝑐ạ𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ

Hay


𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đố𝑖 =

𝑆ố 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑏á𝑛 𝑟𝑎 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝑆ố 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑏á𝑛 𝑟𝑎 𝑐ủ𝑎 đố𝑖 𝑡ℎủ 𝑐ạ𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ


Nếu thị phần tương đối > 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp Nếu thị phần tương đối < 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ

Nếu thị phần tương đối = 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

Thị phần là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.

Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích.

*Doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh thu để đảm bảo cho việc trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng hay thu hẹp lại.

*Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi phí tạo ra và thực hiện sản phẩm đó. Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các chủ sở hữu và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển. đồng thời giúp cho việc phân bổ các nguồn lực doanh nghiệp cũng như nền kinh tế hiệu quả hơn.

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nó không chỉ phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị cũng như chất lượng lao động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đã biết quản lý kinh doanh tốt cũng như chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất và có lợi nhuận cao nhất.

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 = 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑋 100


1.2.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính

Năng lực tài chính có nghĩa là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Hay hiểu chính xác

năng lực tài chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Khi đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, cần tập trung vào 3 tiêu chí chính bao gồm: Tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh.

o Đánh giá tình hình tài sản:

Bao gồm hoạt động so sánh tổng số tài sản cuối kỳ và đầu kỳ, kết hợp xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số tài sản, xu hướng biến động để thấy tỷ trọng cao hay thấp, có phù hợp với loại hình kinh doanh hay không. Từ đó ta có thể xem xét mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

o Đánh giá tình hình nguồn vốn:

Bao gồm hoạt động phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn để thấy được doanh nghiệp đang tự chủ hay phụ thuộc tài chính cũng như biết được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp.

o Đánh giá kết quả kinh doanh:

Bao gồm hoạt động lập bảng phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm, xem xét biến động thấy doanh nghiệp có lãi hay không, từ đó xác định được năng lực tài chính tốt hay yếu.

Bốn nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Khi đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần chú ý tới 4 nhóm chỉ tiêu chính về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng sinh lợi và đánh giá hiệu quả hoạt động.

o Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:

Khi đánh giá khả năng thanh toán, có 3 chỉ tiêu cần chú ý bao gồm:

+ Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Thể hiện ý nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ từ bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, thể hiện khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑡ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 = 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

+ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Thể hiện ý nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản có thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền, thể hiện khả năng nhanh chóng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑇𝑆𝐾𝑁𝑇𝑇𝑁 = 𝑡𝑖ề𝑛+đầ𝑢 𝑡ư 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛+𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛


+ Tỷ số khả năng thanh toán tức thời: Thể hiện ý nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản tiền, thể hiện khả năng ngay lập tức thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

𝑡ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 = 𝑡𝑖ề𝑛


o Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng cân đối vốn:

Khi đánh giá khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp, ta sẽ nhìn vào 4 chỉ tiêu quan trọng, gồm:

+ Hệ số nợ: Thể hiện ý nghĩa trung bình trong số 100 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu gồm bao nhiêu đồng có được từ việc vay mượn.

ℎệ 𝑠ố 𝑛ợ =

𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛


+ Hệ số tự tài trợ: Thể hiện ý nghĩa trung bình trong số 100 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu gồm bao nhiêu đồng có được không phải từ việc vay mượn.

𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

ℎệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢


+ Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Thể hiện ý nghĩa trung bình 1 đồng vốn bỏ ra cần vay mượn bao nhiêu đồng vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑡ỷ 𝑠ố 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả


+ Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE): Thể hiện ý nghĩa 1 đồng chi phí lãi vay được tài trợ bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

𝑡ỷ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 = 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023