Tổng Quan Tình Hình Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Nam Dược

- Phân biệt theo phương thức thanh toán: Mức giá với người thanh toán ngay phải ưu đãi hơn so với người trả chậm.

- Phân biệt theo thời gian: Giá bán có thể thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào tình hình giá cả trên thị trường, cách phân biệt này hay áp dụng với các loại sản phẩm có tính mùa vụ.

*Chính sách tổ chức và tiêu thụ sản phẩm

- Lựa chọn hệ thống kênh phân phối


Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.

- Một số chính sách yểm trợ bán hàng


Chính sách quảng cáo: Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền đưa thông tin về sản phẩm đến với người tiêu dùng. Mục tiêu quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt của sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng biết rõ ưu thế sản phẩm đang cung cấp ra thị trường.

Chào hàng: Chào hàng là một phương pháp chiêu thị qua các nhân viên của doanh nghiệp đi tìm khách hàng để bán hàng. Qua việc chào hàng cần nêu rõ được ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng để thoả mãn nhu cầu đó.

- Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến sức cạnh tranh sản phẩm trên các khía cạnh sau:

+ Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm.

+ Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.

- Chính sách dịch vụ sau bán


Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phải chấm dứt sau khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắc chung “ai sản xuất thì người đó phục vụ kỹ thuật”. Công tác chuẩn bị cho việc phục vụ kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm bởi khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảo chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt.

Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:

+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nếu sản phẩm không đúng với thỏa thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhu cầu của họ.

+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.

+ Cung cấp các dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM DƯỢC.

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Nam Dược

2.1.1. Khái quát về thị trường sản phẩm, mạng lưới phân phối và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Nam Dược trong ba năm gần đây.

*Thị trường

Thị trường dược phẩm Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng đầy hứa hẹn cho đến năm 2019 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm từ 2021 đến 2026. Thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng nhờ các yếu tố như nhu cầu tăng cao đối với thuốc tân dược điều trị các bệnh mãn tính, vấn đề về thần kinh và các bệnh gây ung thư ngày càng gia tăng. Ngoài ra, những sáng kiến của Chính phủ nhằm thúc đẩy công nghệ để nghiên cứu thuốc và sản xuất dược phẩm cũng đang hỗ trợ cho đà tăng trưởng của thị trường. Điều kiện sống được cải thiện và sự chú trọng của người dân vào lối sống cũng đang hỗ trợ ngành dược trong nước. Hơn nữa, khoảng 12% GDP cả nước đến từ ngành chăm sóc sức khỏe. Các chính sách và quy định dành cho sản xuất, thương mại hóa và ứng dụng các sản phẩm dược phẩm và thuốc cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam trong 5 năm tới. Dựa trên loại sản phẩm, thị trường được phân chia giữa thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Thuốc không kê đơn được dự đoán sẽ chiếm thị phần doanh thu lớn nhất trên thị trường và thống trị ngành trong 5 năm tới do chi phí thấp hơn một cách tương đối và khả năng tiếp cận thuốc dễ dàng hơn. Ngoài ra, những loại thuốc này có thể mua được mà không cần sự chấp thuận, kê đơn của bác sĩ. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Công ty Cổ phần Nam Dược phát triển và sản xuất kinh doanh sản phẩm hiệu quả hơn. Nhiều sản phẩm chức năng của công ty nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn như viên ngâm họ An phế, Thông xoang tán, … và sản phẩm mới bột sủi thanh nhiệt livecool giúp tăng sức đề kháng phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay. Ngành Dược có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên đây lại là một ngành cạnh tranh vô cùng gay gắt. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ phần Nam Dược là Công ty Cổ phần dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty Cổ phần dược khoa, Công ty Cổ phần TRAPHACO, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, … đây là những đối thủ có bề dày kinh nghiệm, đạt nhiều thành tựu cũng như có một vị thế khá vững chắc trên thị trường. Những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đều đa dạng, có hiệu quả cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng, có những sản phẩm có chức năng tương đương. Chính điều này khiến công ty cần phải linh hoạt để phù hợp với thị trường, từ đó có thể tạo được lợi thế cạnh tranh. Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên, Công ty còn có hàng loạt đối thủ cạnh tranh lớn hơn, nhỏ hơn và một số doanh nghiệp đang có ý định tham gia ngành. Đối với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này, công ty có lợi thế chính là sự tín nhiệm của khách hàng đã được khẳng định từ lâu về chính sách bán hàng, dịch vụ chăm sóc đối với khách hàng.

Như vậy, đứng trước sự cạnh tranh rất khốc liệt của nhiều đối thủ đã có uy tín thương hiệu trên thị trường, đòi hỏi sản phẩm của công ty vừa phải có chất lượng tốt được nhóm khách hàng mục tiêu lựa chọn và sử dụng, vừa phải có mức giá bán đảm bảo tính cạnh tranh so với đối thủ. Mặt khác các hoạt động xúc tiến bán, hệ thống kênh phân phối cũng phải có sự điều chỉnh để đảm bảo tính hiệu quả cũng như năng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ trên thị trường.

*Mạng lưới phân phối

Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Nam Dược đã trở thành một trong những công ty có quy mô lớn tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc Đông dược góp phần to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước. Các đơn vị trực thuộc của

Nam Dược gồm 4 chi nhánh và một nhà máy luôn sáng tạo không ngừng nỗ lực để đưa thương hiệu ngày càng phát triển hơn.

Các công ty con:

- Công ty TNHH Nam Dược – Lô M13(C4-9), Khu công nghiệp Hòa Xá, Thành phố Nam Định.

Đơn vị trực thuộc:

- Công ty cổ phần Nam Dược – Chi nhánh Miền Nam tại U12 đường Bạch Mã Phường 12 quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

- Công ty Cổ phần Nam Dược – Chi nhánh Miền Trung tại Số 76 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

- Công ty Cổ phần Nam Dược – Chi nhánh Miền Tây tại số 33, đường Phan Đăng Lưu, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Công ty Cổ phần Nam Dược – Chi nhánh Bắc Miền Trung tại Khu nhà ở Chung cư phía đông đại lộ Lê Nin xóm 20, Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

Công ty Cổ phần Nam Dược đã xây dựng được một mạng lưới phân phối sản phẩm và bán hàng xuyên suốt cả nước với lượng khách hàng to lớn. Với uy tín lâu dài, khả năng tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng là nền tảng để công ty ngày càng mở rộng phát triển thị trường và giữ chân được những khách hàng trung thành. Hiện tại Công ty đã phân phối sản phẩm trên 54 tỉnh thành thông qua các chi nhánh và nhà thuốc của công ty. Năm 2020 công ty đã bán hàng cho 40.000 đối tác là các công ty, nhà thuốc, quầy thuốc trên khắp cả nước. Ngoài ra công ty còn phân phối sản phẩm của mình thông qua các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, …. Về chính sách phân phối Nam Dược bỏ qua một bước ở trung gian phân phối là các đại lý để bán thẳng về tới từng nhà thuốc nhỏ lẻ trên toàn quốc. Việc này đã giúp công ty gắn bó sâu sát với từng nhà thuốc kết hợp với việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng tiên tiến DMS giúp số liệu minh bạch, dễ quản lý hơn rất nhiều do bớt đi một khâu trung gian.

*Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2018-2020

(Đơn vị: triệu đồng)



STT


Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020


% 2019 so với 2018


% 2020 so với 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược trên thị trường nội địa - 5





Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

1

Tổng tài sản

259.948

291.690

354.816

31.742

12,2%

63.126

21,6%

2

Doanh thu thuần

413.939

489.634

550.393

75.695

18,3%

60.759

12,4%

3

Giá vốn hàng bán

181.471

223.587

254.208

42.116

23,2%

30.621

13,7%

4

Lợi nhuận gộp

232.467

266.047

296.185

33.580

14,4%

30.138

11,3%

5

Doanh thu HĐ tài

chính

1.177

571

701

-606

-51,5%

130

22,7%

6

Chi phí HĐ tài

chính

2.200

1.423

260

-777

-35,3%

-1163

-81%

7

Chi phí bán hàng

141.870

159.570

159.192

17,7

12,4%

-0,378

-0,23%

8

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

40.146

48.759

53.765

8.613

21,4%

5.006

10,2%

9

Thu nhập khác

382

4

17

-378

-99%

13

325%

10

Chi phí khác

559

199

864

-360

-64,4%

665

334,1%

11

Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh

49.425

56.862

83.668

7.437

15,0%

26.806

47,1%

12

Lợi nhuận khác

-177

-195

-847





13

Lợi nhuận trước

thuế

49.248

56.667

82.821

7.419

15,1%

26.154

46,2%

14

Lợi nhuận sau

thuế TNDN

46.431

50.517

71.609

4.176

9,0%

21.092

41,8%

15

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế/doanh thu thuần

0,11

0,10

0,13






(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2018, 2019, 2020

của CTCP Nam Dược.)

Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2019 đạt 489.634 triệu đồng tăng 18,3% so với năm 2018, doanh thu thuần năm 2020 đạt 550.393 triệu đồng tăng 12,4% so với năm 2019

Nguyên nhân: Sự bùng phát của dịch bệnh khiến cho nhu cầu về dược phẩm tăng đột biến với các dòng thuốc tăng cường sức đề kháng các bệnh viện và các cá nhân đều có nhu cầu tích trữ thuốc để phòng dịch. Và Công ty Cổ phần Nam Dược là một trong những công ty hưởng lợi trong đợt dịch này. Việc sản xuất các trang thiết bị y tế, các công cụ bảo hộ trong thời gian dịch bệnh covid diễn ra đã góp phần tăng

doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho công ty. Đại dịch Covid 19 tạo ra những khó khăn thách thức nhưng cũng mở ra một cơ hội đáng kể, là dịp để công ty nhìn lại mình, tái cấu trúc hoạt động, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa máy móc thiết bị. Nam Dược đã tận dụng thời cơ khi đại dịch bùng phát đã nhanh chóng phát triển ra sản phẩm mới tăng sức đề kháng, kháng khuẩn chống dịch tiêu biểu là bộ sản phẩm sủi thanh nhiệt livecool được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, đạt mức tăng trưởng nhảy vọt trong thời gian qua, ngoài ra hương vị của sản phẩm này cũng được công ty nghiên cứu thay đổi như hương chanh, vị dưa gang không đường, … để tăng sự lựa chọn cho khách hàng nhằm nâng cao doanh số.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 50.517 triệu đồng tăng 9% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 71.609 triệu đồng tăng 41,8 % so với năm 2019

Nguyên nhân: Lợi nhuận sau thuế của Công ty 2020 so với năm 2019 tăng 41,8% cao hơn 32,8% so với lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 so với năm 2018 chỉ tăng 9% nguyên nhân là do Công ty có những chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp cho doanh thu giai đoạn 2019-2020 tăng mạnh vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cùng với đó giai đoạn năm 2019 đến nay tình hình dịch bệnh khó khăn, nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ, giảm thuế cho các doanh nghiệp trên cả nước củ thể: năm 2020 và 2021 Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế như: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 và Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020; Nghị quyết số 116/2021/QH14 về giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước.

Trong năm 2020, đại dịch Covid 19 tác động tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam. Việc đóng cửa không giao dịch của nhiều quốc gia, kèm theo sự gián đoạn trong hoạt động logistics dẫn đến chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó Nam Dược đã nỗ lực để duy trì hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường. Nhiều giải pháp đã được triển khai như mở rộng danh mục NCC, dự báo và lập kế hoạch dài hạn, linh hoạt trong tổ chức sản xuất, …. Kết quả là hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty vẫn được thông suốt và công ty về đích vượt kế hoạch đề ra.

Nhìn chung trong những năm gần đây từ năm 2018 đến năm 2020 công ty hoạt động và phát triển ổn định, năm 2019, 2020 là những năm khó khăn do dịch bệnh covid hoành hành, tuy nhiên công ty vẫn có thể vượt qua khó khăn bằng những chiến lược và kế hoạch đúng đắn và luôn đạt kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu đề ra trước đó. Điều này cho thấy việc kinh doanh của công ty là rất có hiệu quả.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty công ty Cổ phần Nam Dược

*Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế:

Đây là yếu tố có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Các yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu, phân tích và dự báo. Qua 3 năm gần đây, doanh thu của công ty tăng theo từng năm và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong môi trường kinh tế, doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố như: tổng sản phẩm quốc nội(GDP), yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất, tiền lương và thu nhập. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 đạt khoảng 7,02% lạm phát đạt 2,79%; Do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19, năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 2,91% so với năm 2019 và lạm phát tăng 2,31% so với năm 2019 nhưng đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên với một nước đang phát triển như Việt Nam với mức lạm phát dưới 10% thì đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam và cho các doanh nghiệp ở Việt Nam bởi nó giúp kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, .... Nhìn chung những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.

Môi trường chính trị - pháp luật:

Bối cảnh kinh tế tại Việt Nam có sự ổn định, vững chắc hơn so với vài năm về trước. Ngoài ra, chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, …các chính sách, đường lối, phương hướng của nhà nước luôn có ảnh hưởng sâu sắc mạnh mẽ tới hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là điểm thuận lợi để công ty Cổ phần Nam Dược phát triển các hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở tuân thủ đúng đắn các chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời cũng là cơ hội để công ty mở rộng và quy mô và phát triển hơn trong tương lai.

Môi trường văn hóa - xã hội:

Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ phát triển, dân số gia tăng, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng; thời tiết biến đổi,

môi trường ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tật ở mọi lứa tuổi vì vậy mà nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn. Đó là tập khách hàng chính và là cơ hội để công ty Cổ phần Nam Dược phát triển, đưa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến với thị trường và chiếm lĩnh thị trường. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty Cổ phần Nam Dược phải có những chiến lược kinh doanh phân phối cụ thể, việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Chính vì vậy, Nam Dược cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố văn hóa, xã hội để từ đó hiểu được và thỏa mãn nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng. Là yếu tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong khu vực mà mình phân phối

Đối thủ cạnh tranh (cạnh tranh nội bộ ngành):

Kinh doanh luôn có các đối thủ cạnh tranh, công ty phải luôn thực hiện các đối sách liên tục thay đổi linh hoạt so với các đối thủ trên thị trường trong điều kiện các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt về sản phẩm hoặc sự đổi mới các sản phẩm giữa các công ty cùng có, cùng tồn tại trong một thị trường. Hiện tại, công ty đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh chính như: Công ty Cổ phần dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty Cổ phần dược khoa, Công ty Cổ phần TRAPHACO, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây … Tuy nhiên, Nam Dược đã và đang tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh bằng lợi thế về chi phí thấp và cải thiện về chất lượng và sự đa dạng sản phẩm của công ty mình.

Khách hàng:

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, mang lại kinh tế cho doanh nghiệp. Đa số khách hàng của Nam Dược là các công ty các nhà thuốc lớn nhỏ, là những người đóng vai trò trung gian phân phối các sản phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe. Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với thị trường dược phẩm ngày càng nhiều nhãn hiệu, nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập, khách hàng càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình. Họ so sánh rất kĩ để tìm ra những ưu, nhược điểm của từng loại sản phẩm của các công ty khác nhau, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất. Vì vậy, công ty Cổ phần Nam Dược luôn không ngừng nỗ lực cải tiến hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng để thỏa mãn nhiều tập khách hàng khác nhau, thu hút nhiều khách hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023