Phân Tích Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Và Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cổ Phần Nam Dược

Ngoài tập khách hàng cũ, công ty cũng có hoạt động tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng mới. Hiện nay quy mô khách hàng của công ty mở rộng không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà còn mở rộng vào một số tỉnh miền Trung và miền Nam.

Nhà cung ứng:

Công ty chuẩn hóa các vùng dược liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào. Nam Dược tiến hành hợp tác về dược liệu với các đơn vị chuyên môn như: Viện Dược liệu, Viện di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Cục Y học cổ truyền, …với mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng với các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu dược liệu thô và các sản phẩm là thuốc, thực phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thuốc Nam ra thị trường thế giới. Ngoài ra, Nam Dược cũng hợp tác với gần 70 nhà cung cấp trong và ngoài nước nhằm tiến hành kiểm tra đánh giá và lựa chọn những nhà cung cấp đạt chuẩn theo quy trình chọn lựa rất nghiêm ngặt. Các nguồn nguyên liệu, dược liệu, bao bì được tổ chức đánh giá theo từng lô cho từng sản phẩm. Nam Dược kết hợp với các nhà cung cấp đánh giá tiêu chuẩn đầu vào tại thực địa, xem xét các quá trình cải tiến để nâng cao chất lượng hàng hóa ngay từ phía nhà cung cấp. Công ty trực tiếp nghiên cứu và ký kết hợp đồng với các khách hàng của mình, do đó công ty không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp, không gặp các vấn đề như ép giá, thuê nhân công ngoài và có thể đảm bảo đúng tiến độ hàng hóa đủ chất lượng.

*Ảnh hưởng các nhân tố bên trong Nhóm yếu tố thuộc về tài chính:

Đây là nguồn lực quan trọng nhất ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Nam Dược đã thành lập gần 20 năm vì vậy mà công ty có nguồn lực tài chính khá là vững chắc hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty luôn huy động được thanh toán hàng tháng đúng hẹn, từ đó tạo được niềm tin đối với người lao động. Các khoản vay, các khoản khi mua hàng công ty luôn thanh toán đúng hoặc trước hạn, tạo dựng được uy tín nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Nhóm yếu tố thuộc về nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức thể hiện ở năng lực đàm phán, bán hàng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên. Công ty có các đánh giá đúng năng lực để giao phó công việc chính xác, đề ra mức lương hợp lý tùy theo năng lực của mỗi người.

Năng lực tổ chức quản lý:

Nam Dược chú trọng phương pháp quản trị mục tiêu (BSC) trong toàn hệ thống và hệ thống đánh giá nhân sự theo kết quả công việc (KPI); Nam Dược luôn đặt ra những tầm nhìn thách thức và tìm các mô hình tiên tiến của thế giới với sự hỗ trợ của các chuyên gia để định hình rõ hướng đi phù hợp. Nam Dược đầu tư các phần mềm trong hệ thống quản trị đảm bảo quản trị số liệu minh bạch, quản trị công việc realtime, tương tác trong hệ thống kịp thời, nhanh gọn. Nam Dược kiểm soát tương đối tốt các yếu tố trước, trong và sau quá trình cung ứng sản phẩm. Không sử dụng lãng phí cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý công ty, đồng thời sự trao đổi thông tin trong ban lãnh đạo diễn ra nhanh chóng cho phép ứng phó linh hoạt với biến động thị trường. Nhà lãnh đạo cấp cao của công ty giỏi về chuyên môn và được công nhân trong công ty tin tưởng, kính trọng. Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Nam Dược

2.2.1. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty Cổ phần Nam Dược

*Khả năng cân đối vốn.

Số vốn điều lệ khi công ty mới thành lập vào năm 2004 là 3.500.000.000 đồng. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, năm 2020 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 59.640.000.000 đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn cố gắng huy động, sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả, không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.2: Quy mô vốn của Công ty qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Giá trị

Tốc độ tăng (%)

Giá trị

Tốc độ tăng (%)

Nợ phải trả

65,3

59,7

(8,6)

68

13,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Dược trên thị trường nội địa - 6

hữu

194,6

232

19,2

286,9

23,7

Tổng nguồn vốn

259,9

291,7

12,24

354,8

21,63

Nguồn vốn chủ sở

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Tổng nguồn vốn của công ty ngày càng tăng. Năm 2019 tăng 12,24% so với năm 2018, năm 2020 tăng 21,63% so với năm 2019. Trong đó vốn chủ sở hữu tăng ổn định, năm 2019 tăng 19,2 % so với năm 2018 và năm 2020 tăng 23,7% so với năm 2019. Về nợ phải trả, vào năm 2019 giảm 8,6% so với năm 2018, năm 2020 tăng 13,7% so với năm 2019.

Bảng 2.3: Hệ số về cơ cấu vốn


Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hệ số Nợ/Tổng tài

sản

0,25

0,20

0,19

Hệ số Nợ/Vốn chủ

sở hữu

0,34

0,26

0,24

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty rất thấp và ngày càng giảm cho thấy công ty sở dụng chủ yếu là VCSH để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đem lại sự an toàn trong kinh doanh và sự tin tưởng của các đối tác cũng như cổ đông. Tuy nhiên, hệ số nợ thấp cũng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính, hiệu quả kinh doanh trong trường hợp công ty có lãi như ba năm qua cũng vì thế mà giảm đi.

*Khả năng thanh toán.

Bảng 2.4: Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty


Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hệ số thanh toán

ngắn hạn

2,18

1,91

2,36

Hệ số thanh toán

nhanh

1,19

1,02

1,52

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2019 là 1,91 giảm 0,88 lần so với năm 2018 thể hiện năng lực tài chính của công ty vào năm 2019 hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vào năm 2010 hệ số thanh toán ngắn hạn tăng 1,24 lần so với năm 2019 tương đương với 2,36; điều này phản ánh khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn của Công ty rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp, công ty sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

*Năng lực hoạt động của công ty.

Bảng 2.5: Hệ số về năng lực hoạt động của công ty


Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch

2019

so với 2018

2020

so với 2019

Vòng quay

hàng tồn kho

3,64

4,36

4,60

0,72

0,24

Doanh thu thuần/Tổng tài

sản

1,59

1,68

1,55

0,09

-0,13

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Vòng quay hàng tồn kho tăng theo các năm, năm 2020 tăng 0,24 vòng so với năm 2019. Do giá vốn hàng bán tăng, năm 2020 giá vốn hàng bán tăng 30.621triệu so với năm 2019 tương đương tăng 13,7%.

Tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2019 tăng 0,09 so với năm 2018, nhưng vào năm 2020 tỷ số này lại giảm 0,13 so với năm 2019 điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang kém hiệu quả hơn so với năm trước, công ty cần phải chú trọng đầu tư mua sắm tài sản một cách hợp lý.

*Khả năng sinh lời.

Nhìn chung cả ba năm công ty kinh doanh đều có lãi. Tình hình kinh doanh tốt nhất là vào năm 2020 với doanh thu tăng 12,4% và lợi nhuận tăng 47,1%. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty tương đối cao. Cả ba năm đều lớn hơn trung bình ngành, đặc biệt là năm 2020 cao hơn mức trung bình ngành là 6,52%. Công ty đạt tỷ suất cao như vậy là do tỷ trọng giá vốn và các chi phí so với doanh thu thuần là tương đối thấp. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng so với doanh thu thuần cao nhất là năm 2020 chỉ chiếm 46%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy một phần là do đặc thù kinh doanh ngành. Các chi phí khác của công ty rất thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Chi phí bán hàng chỉ chiếm cao nhất là 29% so với doanh thu thuần vào năm 2020, chi phí hoạt động tài chính năm 2020 giảm 81% so với năm 2019 Cho thấy khả năng quản lý các loại chi phí của công ty rất tốt.

Công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy khả năng này để hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao hơn.

Bảng 2.6: Hệ số về khả năng sinh lời của công ty


Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Trung bình

ngành

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Doanh thu thuần

0,11

0,10

0,13

0,0648

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/vốn chủ sở hữu

0,24

0,22

0,25

0,132

Hệ số lợi nhuận sau

thuế/Tổng tài sản

0,18

0,17

0,20

0,072

Hệ số lợi nhuận từ

HĐKD/Doanh thu thuần

0,12

0,12

0,15

0,078

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần của công ty năm 2020 tăng 2% so với năm 2018 và tỷ suất này luôn cao hơn mức trung bình ngành điều này cho thấy công ty đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời tốt, công ty đã quản lý hiệu quả các chi phí đặc biệt là chi phí tạo ra từ tài sản của công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2020 đều tăng hơn so với hai năm trước và đều cao hơn mức trung bình ngành điều này cho thấy sức sinh lời từ tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty tốt hơn mặt bằng chung của các công ty cùng ngành, đây là một lợi thế giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

2.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Nam Dược

*Về chất lượng nguồn nhân lực:

Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sức cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Khi nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì các doanh nghiệp rất cần những người lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ sản xuất hiện đại.

Do đặc thù là một công ty chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm nên nhu cầu về lao động cao vì vậy mà số lượng nhân viên tương đối lớn. Đây là ngành sản xuất ra

các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe con người nên người lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ít nhất là phải sở hữu bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên. Các cá nhân làm trong ngành dược phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về Dược và các kỹ năng cần có của một người Dược sĩ.

Bảng 2.7: Đội ngũ lao động của công ty giai đoạn 2018-2020


Trình độ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

% 2019 so với

2018

% 2020 so với

2019

Số lượng

Tỷ

%

lệ

Số lượng

Tỷ

%

lệ

Số lượng

Tỷ

%

lệ

Tuyệt đối

Tươn g đối

(%)

Tuyệt đối

Tươn g đối

(%)

Tổng

470

100

524

100

556

100

54

11,5

32

6,1

Trên đại học

07

1,48

07

1,34

08

1,44

0

0

1

14,3

Đại học

120

25,5

151

28,82

163

29,32

31

25,8

12

8

Cao đẳng

65

13,8

72

13,74

91

16,37

7

10,8

19

26,4

Trung cấp

169

35,9

215

41,03

221

39,75

46

27,2

6

2,8

Sơ cấp + khác

109

25,1

72

13,74

71

12,77

(37)

(34)

(1)

(1,4)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Nhìn chung số lượng lao động của công ty ngày càng tăng. Năm 2018, công ty có 470 lao động, năm 2019 số lao động tăng thêm 11,5% tương đương với 54 lao động, vào năm 2020 số lao động tăng thêm 6,1% so với năm 2019 đạt tổng cộng 556 lao động. Sự gia tăng lao động này là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh ở các tỉnh miền Trung và Nam. Tuy số lượng lao động của Nam Dược khá đông, nhưng tỷ lệ lao động trên đại học còn thấp, chỉ chiếm 1,44% vào năm 2020 và hầu như không có sự thay đổi qua các năm. Lao động ở trình độ trung cấp chiếm gần 40%, lao động ở trình độ đại học và cao đẳng chiếm gần 46% tổng số lao động của công ty năm 2020.

Ban lãnh đạo luôn quan tâm động viên kịp thời, tổ chức tốt các phong trào phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật; thưởng phạt nghiêm minh, chế độ phúc lợi của người lao động luôn được đảm bảo; công ty luôn quan tâm đến chất lượng lao động, thường xuyên mở các khóa đào tạo huấn luyện, đồng thời đánh giá KPI toàn bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực và có những chế độ lương thưởng phù hợp với từng nhân viên. Nhờ vậy, mà Công ty luôn tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích người lao động, thu hút ngày càng nhiều cán bộ, nhân viên có năng lực, nội bộ gắn bó đoàn kết, trung thành với công ty. Ban lãnh đạo công ty luôn tuyên truyền, khuyến khích tất cả các bộ phận trong công ty, từ giám đốc cho tới những người công nhân, nhân viên bảo vệ, tất cả mọi người đều là những nhân viên bán hàng bằng cách luôn làm tốt công

việc của mình và phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình, cởi mở. Tuy nhiên vì số lượng nhân viên đông, và nhân viên ở trình độ dưới trung cấp chiếm tỷ lệ khá lớn nên ít nhiều sẽ có những hạn chế về trình độ, hiệu quả công việc và cả trong trong qua trình quản lý, đào tạo.

Tình hình lao động của công ty trong những năm vừa qua là tương đối khả quan và chất lượng ổn định, số lượng lao động tăng lên các năm, đặc biệt là lao động ở trình độ đại học tăng lên đáng kể tăng từ 25% năm 2018 lên gần 30% năm 2020. Đây là điều rất có lợi cho công ty cũng chính là lợi thế mà không phải công ty nào cũng có được, đặc biệt là công ty ngành dược luôn đòi hỏi nguồn lao động ở trình độ cao. Nếu phát huy được thế mạnh này công ty nhất định sẽ ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường.

Với cơ cấu nhân sự hiện tại, Công ty cần có những chiến lược đào tạo chuyên sâu cho từng bộ phận để có đủ điều kiện về nhân lực để thực hiện những kế hoạch mục tiêu đề ra trong những năm tới. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có những chính sách, chiến lược để thu hút thật nhiều nhân tài ngành dược trình độ cao cũng đồng thời để giữ chân các cán bộ nhân viên trong công ty.

*Về chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp

Vấn đề chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo phù hợp.

Về chiến lược kinh doanh, với chính sách mới về chia nhóm sản phẩm chiến lược và nhóm sản phẩm bán điểm. Với các sản phẩm bán điểm, Nam Dược thực hiện quản trị địa bàn đối với khách hàng bán điểm theo mô hình độc quyền tại địa bàn và cam kết bán đúng giá, đồng thời điều chỉnh ngân sách Marketing cho các sản phẩm này sang thành ngân sách chiết khấu cho các nhà sách bán điểm để họ ưu tiên giới thiệu hàng Nam Dược. Khi khách hàng là trung gian là nhà thuốc có lợi nhuận cao từ hoạt động bán hàng bán điểm họ sẽ gắn bó hơn với công ty và chú trọng bán hàng của Nam Dược nhiều hơn.

Đối với nhóm hàng chiến lược: Nam Dược quyết tâm thực hiện chính sách bình ổn giá bán ra cho các nhà thuốc trên toàn quốc trên tinh thần học hỏi các doanh nghiệp đi trước đã làm thành công. Nam Dược đã bỏ qua một bước trung gian phân phối đó là các đại lý để bán thẳng các sản phẩm về tới từng nhà thuốc nhỏ lẻ trên toàn quốc. Việc này giúp công ty gắn bó sâu sát với các nhà thuốc, kết hợp với việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng tiên tiến DMS giúp công ty quản lý được chi tiết số liệu bán hàng tại

bất kỳ thời điểm nào, số liệu bán hàng minh bạch hơn nhiều do bớt đi một khâu trung gian. Kết hợp giữa việc thay đổi ở kênh phân phối và chính sách bình ổn giá giúp công ty gia tăng nhanh độ bao phủ trên thị trường. Các nhà thuốc trung gian thông qua việc thực hiện chính sách bình ổn giá đã có được mức lợi nhuận cao hơn, hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thuốc đẩy giá bán sản phẩm xuống mức thấp.

Hình ảnh nhân sự tại địa bàn được chuẩn hóa để tạo ra hình ảnh nhận diện chuyên nghiệp về tác phong, trang phục, công cụ làm việc DMS. Nhân sự của công ty tiếp tục được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện để nâng cao chất lượng năng lực, đồng thời chuẩn hóa quy trình làm việc và kiểm soát nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống. Ngoài ra công ty còn triển khai chính sách bán hàng theo câu lạc bộ (Kim cương, Vàng, Bạc) với các chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng ưu đãi thu hút được nhiều khách hàng tham gia nên tạo được sự cam kết ủng hộ với doanh số ổn định. Tổ chức thêm nhiều chương trình tri ân khách hàng, mời khách hàng đi thăm nhà máy sản xuất và các vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO để khách hàng thêm tự tin về chất lượng sản phẩm của Nam Dược.

Về lãnh đạo, Nam Dược chú trọng phương pháp quản trị mục tiêu (BSC) trong toàn hệ thống và hệ thống đánh giá nhân sự theo kết quả công việc (KPI). Kể từ khi triển khai, hệ thống này giúp việc gắn kết giữa mục tiêu của Nam Dược đến từng Phòng/Ban và cấp nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng cách trang bị cho mọi cá nhân trong tổ chức năng lực và các công cụ giúp nhận biết rõ ràng về các mong đợi của công ty, tạo điều kiện để cho các cá nhân có thể hoạt động hiệu quả, phát huy được mọi khả năng, tiềm năng của họ và đóng góp vào thành công của Nam Dược. Duy trì thực hiện tốt quy chế đánh giá hiệu quả công việc theo KPI. Hàng tháng giao và đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận và cá nhân làm cơ sở trả lương. Chính sách này đảm bảo người lao động được trả lương nhất quán, minh bạch, rõ ràng, đúng với tính chất công việc, hiệu quả làm việc và nỗ lực của bản thân, tạo động lực làm việc cho người lao động.

*Về năng lực triển khai các chính sách marketing

Công ty đã trải qua nhiều năm tham gia vào thị trường sản xuất và phân phối dược phẩm. Do vậy hình ảnh công ty đã khá quen thuộc với người dân cả nước, có thể nói các sản phẩm của công ty đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành Dược là một ngành vô cùng hot, nhiều rủi ro và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Công ty cần phải dùng nhiều cách để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường trong đó có hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo có vai trò hết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023