Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Nhtm Trên Thị Trường

- Các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ NHBL, đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

- Tại Việt Nam, kinh tế tăng trưởng liên tục, môi trường pháp lý đang hoàn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường dịch vụ NHBL còn nhiều tiềm năng phát triển.

1.2.2 Đặc trưng của thị trường Ngân hàng bán lẻ.

1.2.2.1 Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ:

Hiện nay có rất nhiều tranh luận và cách hiểu về sản phẩm dịch vụ, có quan điểm cho rằng: Sản phẩm Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất…

Nhưng bên cạnh đó sản phẩm dịch vụ có những đặc trưng riêng biệt như:

Tính không thể tách rời: Trong đa số các trường hợp dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng thì chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.

Tính chất không đồng nhất về chất lượng: Do sản phẩm dịch vụ được thực hiện bởi những nhà cung cấp khác nhau, ở những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, thậm trí có cả sự can thiệp khách nhau của khách hàng, do đó mà sản phẩm dịch vụ được tạo ra khác nhau, không có sự đồng nhất về chất lượng.

Tính vô hình: Sản phẩm dịch vụ không có hình hài rõ rệt, chúng ta không thể

thấy trước, cảm nhận được trước khi tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tính không lưu trữ được: Với những đặc tính này sẽ có những ảnh hưởng đến cách thức đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nói chung và NHTM nói riêng.

1.2.2.2 Đặc trưng của Ngân hàng bán lẻ.

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải trên Thị trường bán lẻ - 3

- Số lượng khách hàng lớn: Đặc trưng này có thể thấy qua đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đó chủ yếu là các cá nhân có thu nhập khá, có trình độ và hiểu biết tương đối về lĩnh vực tài chính, là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như các công ty tư nhân, công ty TNHH…làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao và ổn định. Trong khi đó dân số trên thế giới ngầy càng tăng lên qua các năm. Ở nhiều nước, đi đôi với phát triển kinh tế xã hội là sự cải thiện đáng kể thu nhập của người dân. Do đó đây thực sự là những đối tượng khách hàng tiềm năng lớn. Tuy nhiên, do có số lượng đông đảo nên các ngân hàng cũng phải thận trọng trong khi xác định cho mình khách hàng chình để từ đó có những bước đi phù hợp.

- Giá trị của các món vay nhỏ: Mỗi món vay cung cấp cho một cá nhân không thể so sánh với những khoản tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh với quy mô lớn. Vay chỉ để mua sắm nhà, ô tô, du học hay đơn thuần chỉ để phục vụ cuộc sống thường nhật, do đó chi phí giám sát, quản lý đối với từng cá nhân là lớn. Tuy nhiên, với số lượng đông đảo, các khách hàng này vẫn mang lại nguồn thu rất đáng kể cho các ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng có thể thực hiện việc tiết kiệm nhờ quy mô.

- Nhu cầu của khách hàng mang tính thời điểm: Như chúng ta đã biết, theo thang thứ bậc nhu cầu của Maslow, con người luôn có các nhu cầu cần được thỏa mãn. Từ nhu cầu thấp đến những nhu cầu cao hơn. Một khi nhu cầu này được đáp ứng là ngay lập tức có một nhu cầu khác sẽ xuất hiện. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Các dịch vụ mà mỗi cá nhân mong muốn ngân hàng cung cấp cho mình chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định. Cùng với sự thay đổi của các điều kiện xung quanh cuộc sống của họ, nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi. Nếu ngân hàng nào nhanh nhạy trong việc nắm bắt trước các nhu cầu của khách hàng để từ đó thỏa mãn họ thì sữ giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh này. Lịch sử đã minh chứng cho

điều này bằng sự thay thế rất nhiều dịch vụ cũ bằng nhứng dịch vụ mới hiện đại hơn, đem lại nhiều tiện ích hơn….

- Độ phức tạp cao: Điều này thể hiện ở việc nhóm khách hàng tiêu dùng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất đa dạng, nhiều sản phẩm dịch vụ được đưa ra, nhiều kinh phân phối được sử dụng...Mỗi dịch vụ được ngân hàng cung cấp đến khách hàng của mình chứa đựng rất nhiều công sức từ việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm đến khách hàng sao cho tiện lợi và hiệu quả cao nhất…Trong khi đó, một ngân hàng bán lẻ ở Châu Âu thường có khoảng 300 dịch vụ khác nhau cho các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp. Mỗi khách hàng lại có nguyện vọng khác nhau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, việc này cũng đơn giản hơn phần nào nhưng mặt khác đó cuãng chính là nguyên nhân khiến các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và hiện đại hóa sản phẩm của mình.

- Đòi hỏi mức độ chuyên môn hóa cao: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ được đưa đến khách hàng có tính chuyên biệt lớn. Do đó, nó đòi hỏi lực lượng lao động phong phú và có kiến thức chuyên môn giỏi, đồng thời cuãng cần xây dựng nhiều kênh và địa điểm cung cấp, mức độ công nghệ cao áp dụng tối đa để phân phối sản phẩm nền tảng công nghệ cao. Nhờ sự phát triển của công nghệ mà ngân hàng có thể tiếp cận tới khách hàng ở khắp nơi trên thế giới, xóa dần khoảng cách về không gian và thời gian.

- Marketing ngày càng giữ vai trò quan trọng: Khoảng đến thập niên 80 thì hoạt động marketing trở nên rầm rộ hơn, hầu hết các ngân hàng bán lẻ lớn đều có một bộ phận marketing chuyên trách. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động vủa ngân hàng và mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Hoạt động ngân hàng bán lẻ càng đòi hỏi phải thực hiện marketing thường xuyên hơn do những đặc điểm của nó. Và phải làm tăng được tính hữu hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ mới được đưa ra trên thị trường một các liên tục với những tính năng mới, đối tượng khách hàng mới…Thông qua các hoạt động marketing, sản phẩm dịch vụ sẽ dễ dàng và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.

1.2.3 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Trong thực tế, dịch vụ ngân hàng bán lẻ được phát triển và mở rộng dựa trên những dịch vụ truyển thống. Các sản phẩm đa dạng, phong phú này tập trung vào các nhóm sau:

1.2.3.1 Dịch vụ huy động vốn.

+ Tiền gửi tiết kiệm : Là dịch vụ có tính truyền thống tiêu biểu trong hoạt động ngân hàng. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm là vì mục tiêu lợi nhuận thông qua hưởng lãi suất là chủ yếu.Tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để thanh toán như sử dụng séc, thẻ thanh toán…không có hoặc rất ít khả năng chuyển nhượng. Khi chưa đến kì hạn rút tiền mà khách hàng đã rút thì sẽ bị phạt hoặc hưởng mức lãi suất thấp hơn thỏa thuận ban đầu. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm:

Tiết kiệm không kì hạn: Giống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể rút ra và gửi vào thưo yêu cầu nhưng không được sử dụng vào mục đích thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn nhưng không phải chịu phí như tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Thông thường với loại tiết kiệm này khách hàng không được rút trước hạn hoặc được rút nhưng phải bảo trước hoặc phải chịu một khoản lãi phạt. Kỳ hạn gửi tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao và thông thường cao hơn nhiều so với tiết kiệm không kỳ hạn. Loại này thích hợp với mọi đối tượng khách hàng có tiền nhàn rỗi chưa sử dụng trong một thời hạn xác định. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, kỳ hạn thường dài và có khả năng tích lũy, gia hạn thêm.

+ Giấy tờ có giá: Là một dạng tiết kiệm có kỳ hạn với mục đích huy động tiền nhàn rỗi nhưng được ngân hàng huy động nhằm sử dụng vào mục đích cụ thể trong từng thời kỳ và có thể dùng làm công cụ chuyển nhượng trực tiếp hoặc thông qua thị trường chứng khoán. Vì thế giấy tờ có giá có thể mua bán trên thị trường chứng khoán, không được rút trước hạn và cũng không được gia hạn: Có một số loại như sau:

Chứng chỉ tiền gửi: Là một giấy biên nhận về số tiền gửi có ghi lãi suất hoặc phương thức xác định lãi suất. Chứng chỉ tiền gửi có thể được trả lãi suất theo thị

trường hoặc lãi suất cố định tùy theo từng phương thức trả lãi của ngân hàng. Có thể là chứng chỉ dài hạn hoặc ngắn hạn.

Kỳ phiếu: Kỳ phiếu là chứng chỉ vay nợ ngắn hạn, được phát hành từng đợt theo nhu cầu vốn ngắn hạn của ngân hàng, có thời hạn có mệnh giá và có lãi. Kỳ phiếu có thể ghi tên người sở hữu hoặc vô danh.Kỳ phiếu vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ kỳ phiếu.Kỳ phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn, thời hạn trả lãi tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Trái phiếu ngân hàng: Là chứng chỉ vay nợ, trung dài hạn được phát hành từng đợt nhằm mục đích gọi vốn trung dài hạn cho các dự án đàu tư trên đó có quy định rõ thời hạn, mệnh giá, lãi suất. Trái phiếu có thể là trái phiếu đích danh hoặc vô danh.Phương thức trả lãi tùy thuộc vào từng ngân hàng.

+ Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán được gửi vào ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả của khách hàng. Tiền gửi thanh toán có thể rút ra bất kỳ lúc nào và dùng để chi trả thường xuyên hoặc định kỳ, vì vậy còn được gọi là tiền gửi theo nhu cầu ( Demand deposits). Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn rẻ mà các ngân hàng có thể sử dụng một phần để cho vay vì vậy đối với các ngân hàng, việc mở rộng thu hút nguồn tiền gửi này rất quan trọng. Trong thực tế, tài khoản tiền gửi thanh toán có thể được sử dụng chung cho nhiều mục đích khác nhau: nhận tiền lương, thu nhập, chi trả tiền hàng hóa dịch vụ, trả lãi vay…Chủ tài khoản cũng có thể được phát hành séc, thẻ rút tiền mặt…

1.2.3.2 Dịch vụ tín dụng:

Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, mua sắm của cá nhân và hộ gia đình. Khoản tiền vay này thường được sử dụng vào những mục đích xây dựng, sửa chữa và mua nhà ở, mua đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại, các chi phí cá nhân như du lịch, trang trải viện phí, du học...

Với dịch vụ cho vay tiêu dùng khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả nợ vay một lần khi khoản vay đáo hạn hoặc chọn phương thức trả góp nhiều lần liên tiếp thường theo tháng, quý, năm.

Cho vay thẻ tín dụng: Cho vay thẻ tín dụng là một loại tín dụng tuần hoàn cấp cho chủ thẻ tín dụng. Mỗi chủ thẻ tín dụng được cấp một hạn mức tín dụng nhất định căn cứ vào độ tín nhiệm và khả năng đảm bảo chi trả của chủ thẻ. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên việc tổng hợp các thông tin khác nhau như: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ, địa vị xã hội của khách hàng.

Cho vay thấu chi tài khoản: là loại cho vay trên tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng. Khách hàng được phép chi vượt số dư có trên tài khoản của mình một số tiền tối đa bằng hạn mức thấu chi mà ngân hàng cho phép. Để được hưởng dịch vụ cho vay thấu chi tài khoản, chủ tài khoản phải kí hợp đồng cung ứng dịch vụ với ngân hàng. Hạn mức thấu chi được xác định với từng khách hàng. Và khách hàng được sử dụng tiền của ngân hàng không phải thế chấp hay ký quỹ cũng không phải ra ngân hàng để làm thủ tục trả nợ gốc hay lãi mà ngân hàng chủ động thực hiện thu nợ khi tài khoản khách hàng phát sinh ghi có.

1.2.3.3 Dịch vụ thanh toán.

Một trong những dịch vụ đóng vai trò quan trọng của ngân hàng là tổ chức thanh toán thương mại và phi thương mại cho nền kinh tế và cho dân cư. Đây là một nhóm dịch vụ điển hình và có vai trò chìa khóa cho hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Ngày nay dịch vụ thanh toán được tổ chức cung ứng cho người tiêu dùng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp dựa trên hệ thống kỹ thuật hạ tầng và công nghệ xử lý hiện đại. Với sự tiến bộ này, khách hàng ngày càng nhận được những dịch vụ thanh toán có tính an toàn, chính xác, tiện ích cao, không những trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

+ Séc : Là phương tiện thanh toán kinh doanh thương mại do người ký phát lập,

ra lệnh cho ngân hàng trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.

+ Ủy nhiệm thu: là hình thức thanh toán chuyển nợ trực tiếp trong đó người bán lập lệnh và gửi kèm hóa đơn đến ngân hàng phục vụ người mua để nhờ thu hộ số tiền cung ứng dịch vụ. Ủy nhiệm thu thường được sử dụng để thanh toán các khoản cung cấp dịch vụ, hàng hóa định kỳ có dụng cụ đo lường hoặc hợp đồng đã ký giữa người cung cấp và người sử dụng, như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, các khoản vay tư nhân, tiền mua nhà trả góp. Vì vậy, ngân hàng người bán có thể là

ngân hàng của người mua nhưng có thể là ngân hàng khác do người mua có tài khoản tại các ngân hàng khác nhau.

+ Ủy nhiệm chi, chuyển tiền: Người mua hàng ủy nhiệm cho ngân hàng thực hiện chi trả tiền cho người bán hàng. Giống như ủy nhiệm thu, đây là dạng thanh toán gián tiếp, thường thực hiện đối với các khoản thanh toán mà người mua có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ trước khi trả tiền. Như vậy, ngân hàng thực hiện ủy nhiệm của người mua để trả tiền cho người cung cấp dịch vụ.

+ Thanh toán thẻ: Thẻ do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền mặt trong phậm vụ số dư tài khoản tiền gửi của mình hoặc trong hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động ATM.

1.2.3.4 Các dịch vụ khác.

+ Bảo quản vật có giá và cho thuê két: Ngày nay việc các ngân hàng cho thuê két sắt (safe deposit hay deposit box) không chỉ còn là quá trình nhận gửi thông thường mà đã thành một kỹ nghệ có quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, với hệ thống kho chứa, tủ, kột kiên cố. Ngoài những vật có giá, những đồ vật gửi trong két có thể là giấy tờ có giá, cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, các dữ liệu quan trọng, dữ liệu dự phòng…các đồ vật khác. Những đồ vật này có thể được bảo quản theo phương thức “mở” trong đó hợp đồng nhận gửi sẽ ghi chi tiết những thứ được gửi, còn theo hình thức “kín”, khi đó ngân hàng không biết khách hàng gửi gì bên trong. Dịch vụ này vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam.

+ Tư vấn và cung cấp thông tin: Ngân hàng là người hiểu sâu sắc nhất nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, tiền tệ vì vậy có lợi thế trong việc tư vấn cho khách hàng. Tận dụng thế mạnh này, các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin không những cho khách hàng doanh nghiệp mà còn cho khách hàng cá nhân. Ngoài tư vấn các dịch vụ ngân hàng, ngân hàng còn tư vấn về các lĩnh vực như pháp, luật đầu tư, thuế.

+ Dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán.

1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường

Ngân hàng bán lẻ.

Theo Michael Porter để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn, hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, yếu tố quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm.Đối với NHTM, sản phẩm của NHTM là sản phẩm dịch vụ tài chính, có những yếu tố cấu thành riêng. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM dựa vào các phương diện như: Năng lực tài chính; Thị phần trên thị trường; Năng lực công nghệ; Nguồn nhân lực; Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức; Sự đang dạng hóa sản phẩm dịch vụ; Chiến lược kinh doanh; Quản trị rủi ro; Uy tín thương hiêu, chất lượng,…

Và để đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng bán lẻ thường các Ngân hàng sẽ tập trung quan tâm vào các nhóm chỉ tiêu sau:

1.3.1 Năng lực tài chính

Đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM, vấn đề đầu tiên thường được quan tâm là tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Tiềm lực tài chính được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, ở đây chỉ đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhất, đó là: Quy mô nguồn vốn, mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn, chất lượng tài sản, mức sinh lợi…

a. Quy mô nguồn vốn.

Quy mô nguồn vốn của một NHTM thể hiện trước hết ở quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô vốn chủ sở hữu như là tấm đệm đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn đối với những “cú sốc” của môi trường kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện môi trường kinh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023