Đa Dạng Hoá Chủng Loại Sản Phẩm Cà Phê

Với những vùng cà phê đã được quy hoạch tập trung cũng sẽ dễ dàng đưa các loại giống mới có năng suất tốt vào trồng và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các chuyên gia cũng cho rằng, cơ sở của thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, chất lượng cao và an toàn. Nhưng thực tế hiện nay, chỉ mỗi vùng nguyên liệu cà phê Đắc Lăk là tương đối lớn còn những vùng nguyên liệu khác ở Đông Nam Bộ hay ở Bắc Trung Bộ còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, cần khuyến khích hơn nữa các hộ nông dân xây dựng các trang trại cà phê tiến tới trở thành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới chuyên sản xuất và kinh doanh cà phê gắn trực tiếp với hộ nông dân.

Để có được những vùng cà phê tập trung như vậy một mặt cần thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo ra trang trại cà phê có diện tích đủ lớn, đủ điều kiện áp dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Mặt khác việc xây dựng dự án đầu tư phát triển cây cà phê gắn với vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến theo công nghệ tiên tiến hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy thương hiệu cà phê.

Ngoài ra, tại các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh cần xây dựng và ban hành quy chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến đối với cây cà phê để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội. Một vấn đề quan trọng là áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, thực hành chế biến tốt (GAP và GMP). Cà phê Việt Nam được đánh giá là có năng suất cao nhất thế giới. Đó là kết quả của việc thâm canh cao độ vườn cây với việc tăng cường bón phân tưới nước cho cà phê. Nước, phân, cần, giống là những yếu tố quyết định năng suất cà phê. Tuy nhiên, cũng không thể lạm dụng quá mức các yếu tố đó. Bón nhiều phân hoá học, tưới nước với một lượng quá cao, tưới không đúng phương pháp đều tác động xấu đến đất trồng và qua đó ảnh hưởng đến độ bền vững của vườn cây. Chúng ta chủ trương xây dựng hệ thống thực hành nông

nghiệp tốt (GAP) trên cơ sở thân thiện với môi trường, thân cận sinh thái. Vườn cà phê có cây che bóng, có đai rừng, trồng xen theo hướng đa dạng sinh học, đa dạng sản phẩm.

Để cây cà phê phát triển một cách bền vững, tiếp tục giữ vững là mặt hàng chiến lược trong những năm tới, Nhà nước mà cụ thể là ngành nông nghiệp cần có chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi sang cưa ghép bằng các dòng cà phê vối chọn lọc; chuyển những diện tích cà phê trồng trên những vùng đất không thích hợp sang ca cao hoặc các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

3.2.3. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm cà phê

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời yêu cầu của thị trường cũng ngày càng khắt khe hơn. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê thì cũng cần chú trọng đến đa dạng hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng cà phê sau nhân.

Đối với cà phê nhân cần tăng cường xuất khẩu cà phê không có hạt đen, cà phê chế biến ướt, cà phê hữu cơ để tăng giá trị xuất khẩu. Cà phê chế biến ướt không chỉ giữ được hương vị tự nhiên của cà phê mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm vì trong phương pháp chế biến ướt chỉ sử dụng được những quả đã chín, những quả chưa chín phải được chọn lọc bằng tay rồi cho vào bao nilon cho chín tiếp, đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó ở nước ta, thu hoạch chủ yếu vẫn là tuốt cả cành nên không thể áp dụng phương pháp chế biến ướt, phải chế biến khô dẫn đến chất lượng kém. Công nghệ chế biến cà phê nhân của nước ta còn yếu nên mặt hàng cà phê hết sức đơn điệu, hầu hết là xuất khẩu cà phê nhân sống, không đa dạng được mặt hàng, chất lượng hàng hoá chưa bắt kịp nhu cầu của thị trường thế giới. Hiện cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193- 2005 chỉ chiếm khoảng 1,5% sản lượng.

Để nâng cao chất lượng, tiến tới xuất khẩu mạnh hai loại cà phê phổ biến hiện nay cần:

- Đối với cà phê rang xay: Hầu hết các nhãn hiệu cà phê rang xay của Việt Nam hiện nay (ngoại trừ Vinacafe) đều rất khó xuất khẩu vì pha trộn quá nhiều phụ gia không có lợi cho sức khoẻ và không hợp “gu” người tiêu dùng nước ngoài. Cà phê rang xay của Việt Nam đã mất uy tín, do đó, việc mà ngành cà phê cần làm ngay là thay đổi suy nghĩ của các nhà sản xuất cà phê rang xay theo hướng làm ra cà phê xay nguyên chất để có cơ hội xuất khẩu sản phẩm này. Cà phê rang xay vừa phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong nước, nó cũng như những sản phẩm sạch ở các lĩnh vực khác, vừa phù hợp với điều kiện tài chính, vừa hướng tới sự hưởng thụ của khách hàng. Trong tương lai gần chúng ta sẽ đẩy mạnh phát triển loại cà phê này và đưa ra thị trường quốc tế, mà trước hết là thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Đối với cà phê hòa tan: Nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới cũng như thị trường nội địa ngày càng tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm cà phê hoà tan. Ở Việt Nam, tính đến thời điểm này, có 5 đơn vị lớn sản xuất cà phê hoà tan, trong đó, Vinacafe chiếm thị phần lớn nhất, sau đó là đến Nescafe, Trung Nguyên, Vinamilk (cà phê Moment) và Max Coffee của Singapore. Trong số các loại cà phê hoà tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê hoà tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại khoảng 86% là cà phê hoà tan 3 trong 1 (thường gọi là cà phê sữa).

Cà phê hoà tan được xem là sản phẩm cà phê chế biến cao cấp, nó đòi hỏi nhà sản xuất không những có vốn đầu tư lớn mà phải có kỹ thuật, công nghệ và cả kinh nghiệm nữa. Nói một cách chính xác, thì cà phê hoà tan thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về vốn và khoa học kỹ thuật.Chính vì lẽ đó, hướng phát triển bền vững của cà phê Việt Nam là phải tăng sản lượng cà phê hoà tan vì nó là nguyên liệu cơ bản để làm ra những loại cà phê sữa hoà tan, là sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Có thể có những doanh nghiệp sản xuất được cà phê 3 trong 1 nhưng chưa thể sản xuất được cà phê hoà tan, họ vẫn phải nhập cà phê hoà tan.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 10

Tuy nhiên, để đầu tư một nhà máy cà phê hoà tan đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư một lượng vốn rất lớn và đây sẽ là trở ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta rất cần hỗ trợ vốn vay của nhà nước.

Bên cạnh đó, hiện nay, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu và sản xuất thêm loại cà phê đóng lon rất phù hợp với nhân viên giới văn phòng ở các nước phát triển, nhiều nhất là Nhật Bản. Trên thị trường Việt Nam mới xuất hiện loại cà phê lon Birdy của Thái Lan cũng bắt đầu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Việc các doanh nghiệp sản xuất cà phê của Việt Nam càng đưa được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại đa dạng ra thị trường sẽ là bước đệm rất tốt cho xây dựng thương hiệu cà phê nước ta.

3.2.4. Xây dựng thương hiệu mạnh cho cà phê Việt Nam

Nói đến thương hiệu thì không chỉ có cà phê mà hầu hết ở các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong vài năm trở lại đây mới được thực sự quan tâm. Đặc biệt khi mà các ngành xuất khẩu hạn chế dần xuất nguyên liệu thô thì yếu tố thương hiệu mới thực sự trở thành mối quan tâm của mọi ngành và của cả nền kinh tế.

Ưu thế của sản phẩm có thương hiệu là các doanh nghiệp có thể định giá cao hơn các sản phẩm cùng loại mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Đối với cà phê thì từ khi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vấn đề xây dựng một thương hiệu mạnh cho cà phê Việt Nam mới trở nên cực kỳ cấp thiết vì chậm xây dựng ngày nào thì hình ảnh cà phê càng lu mờ ngày đó, thua thiệt ngày càng lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, việc xây dựng thương hiệu trước tiên phải được xây dựng từ chất lượng. Chúng ta đều thấy rằng hầu hết các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đều phải xây dựng nên hình ảnh về một sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đáp ứng thỏa mãn nhất mọi nhu cầu của khách hàng (ví dụ như Honda, Toyota, Canon). Trong lĩnh vực cà phê, chúng ta mới chỉ biết đến một vài thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của nước ngoài mà trong đó có sử

dụng cà phê của Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất như (Starbucks, Tullys) Trong khi đó, nước ta là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới lại không có thương hiệu mạnh cho riêng mình quả là một điều đáng để suy nghĩ.

Cơ sở căn bản nhất để xây dựng nên một thương hiệu mạnh cần có sự liên kết chặt chẽ vai trò của cả người trồng cà phê, người thu mua và sản xuất cà phê cùng các cơ quan quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển nhiều hơn nữa các vùng cà phê chuyên canh, chất lượng cao, đảm bảo chất lượng để đưa vào các thị trường trọng điểm. Bởi lẽ, đây là bước đệm quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu.

Song song với đó là khuyến khích các doanh nghiệp, các tổng công ty lớn nhanh chóng sản xuất các dạng cà phê cao cấp mà thế giới đang ưa chuộng và marketing mạnh vào các thị trường tiềm năng. Ngành cà phê nên chú ý tập trung khuyến khích phát triển từng loại, từng nhãn hiệu cà phê để tránh dàn trải.

Bên cạnh đó, chính phủ cần có một chiến lược lâu dài để hỗ trợ xuất khẩu cà phê thành phẩm cũng là một khâu quan trọng trong chiến lược tạo thương hiệu quen thuộc cho cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Chúng ta sẽ phải chấp nhận giảm bớt số lượng cà phê xuất khẩu trong một thời gian để tập trung mọi nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng tạo uy tín cũng như tạo những thương hiệu cà phê Việt Nam quen thuộc đối với người tiêu dùng quốc tế.

Để xây dựng thương hiệu mạnh cho cà phê Việt Nam, điều quan trọng nhất là phải áp dụng bắt buộc TCVN 4193: 2005.

Từ lâu nay cà phê của Việt Nam bị thải loại ở các cảng của Châu Âu với số lượng rất lớn, có nhiều ý kiến cho rằng cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng kém nhưng thực ra cà phê Robusta của chúng ta có chất lượng vào loại cao trên thế giới; các yếu kém là do kết quả của việc thu hái, chế biến

chưa thực sự phù hợp, khâu mua bán chưa áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005. Mặc dù TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân xuất khẩu đã ban hành từ năm 2006, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm khoảng 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu.

Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 là căn cứ để đánh giá, phân loại cà phê theo số lỗi trong một mẫu 300g. Do cà phê Việt Nam không đạt chuẩn ISO, nên phần lớn phải bán rẻ cho người nước ngoài rồi sau đó họ chỉ cần sàng sảy, là thu lời lớn gấp bội. Có thể thấy, đây là những lỗi sơ đẳng nhất mà chúng ta không khắc phục được. Và khi đã bị thải loại trên sàn giao dịch thì các nhà rang xay ở nước ngoài tha hồ ép giá cà phê của chúng ta vì không thể mang về nước được, lợi nhuận đương nhiên rơi hầu hết vào túi những nhà rang xay đó. Cho nên việc quan trọng nhất lúc này là các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, cả người mua và người bán trong và ngoài nước đều phải thực hiện đúng TCVN 4193:2005. Làm được điều đó, chắc chắn chỉ trong một thời gian ngắn sẽ đạt được tiêu chuẩn thuỷ phần không cao hơn 12,5% đo theo phương pháp ISO 6673; tạp chất thấp hơn 0,5%; hạn chế hạt bị mốc, hạt chưa chín ở mức thấp nhất.

Để thực hiện tiêu chuẩn mới này, vừa thúc đẩy cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta, cục trồng trọt đã đưa ra lộ trình áp dụng TCVN 4193: 2005, gồm 3 bước:

- Bước đầu cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có, để xây dựng, ban hành quy chuẩn quốc

gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

- Bước tiếp theo cần phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như độ ẩm, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc.

- Cuối cùng, tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193: 2005 trước khi thông quan.

Nếu không áp dụng sớm TCVN 4193-2005 thì chắc chắn rằng Việt Nam vãn mãi chỉ là cường quốc cà phê “nông dân”, chỉ là quốc gia sản xuất nguyên liệu thô cho nước ngoài thu lợi nhuận của chính nước mình. Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tập quán, tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Điều cốt yếu lúc này là chúng ta phải áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn chất lượng từ khâu trồng trọt, thu hái cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì là nước có sản lượng cà phê lớn trên thế giới nên dần dần chúng ta cũng phải tiến tới nắm quyền chủ động trong việc chọn đối tác để xuất khẩu theo tiêu chuẩn mà chúng ta đã đạt được để tránh bị ép giá quá đáng. . Vì vậy, những việc cần phải làm ngay đối với những nhà kinh doanh xuất khẩu cà-phê đó là phải tuân thủ những quy định của Nghị quyết 420 của ICO về chất lượng cà-phê. Nhà nước cần có quy định bổ sung mặt hàng cà-phê nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi thông quan.

Bên cạnh đó, phải lập cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng cà phê trước để sản phẩm được sản xuất “ sạch” ngay từ khâu đầu đến khâu cuối.

Chúng ta biết rằng từ trước đến nay việc mua bán cà phê của nước ta vẫn dựa chủ yếu vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mặc dù việc mua bán ấy có thể ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của một quốc gia. Các doanh nghiệp thu mua vẫn thu mua cả quả xanh lẫn quả chín, sau đó sơ chế đơn giản rồi xuất khẩu làm giảm chất lượng cà phê Việt Nam. Chính vì lẽ đó, nếu một khi chúng ta đã xác định cà phê là một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia thì nên thành lập ngay một cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng bắt buộc đối với cà phê xuất khẩu, nếu không, chất lượng cà phê Việt Nam sẽ vẫn mãi bị thả nổi, làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hệ quả thể hiện rõ nhất là chất lượng cà phê kém bị thải loại ở các cảng của Châu Âu, do chúng ta vẫn bán cà phê ở dạng “xô “, phân loại theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93 (Bản tiêu chuẩn này không xếp hạng theo số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá rất đơn giản với 3 chỉ tiêu: hàm lượng ẩm %, hạt đen vỡ % và tạp chất %). Trong khi cà phê nhân xuất khẩu phải có chứng nhận kiểm tra chất lượng theo TCVN 4193: 2005. Cho nên nếu có cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng cà phê, phân loại từ trong nước thì sẽ tránh được tình trạng bị thải loại đó. Việc thành lập cơ quan chuyên trách này là để

- Kiểm định chất lượng của tất cả các mặt hàng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193: 2005, khi có giấy chứng nhận của cơ quan này thì mới cho thông quan.

- Cập nhật những yêu cầu về chất lượng tới từng doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Theo đó sự tồn tại của cơ quan này sẽ góp phần giảm thiểu những trở ngại trong xuất khẩu cà phê do chất lượng kém mang lại.

Để có thể hoạt động hiệu quả, cơ quan kiểm định này cũng cần phải được luật hoá để có thể kiểm soát tốt chất lượng của cà phê xuất khẩu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023