Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế


với câu hỏi “Theo anh/chị cần đổi mới hoạt động quản trị nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng?”, tác giả xây dựng một số các chỉ tiêu đổi mới quản trị ngân hàng có thể ứng dụng ngay tại NHTM như sau:

+ Tỷ lệ giảm thời gian hội họp trong 1 tháng

Hội họp là một trong những cách thức hiệu quả để giải quyết công việc trong hoạt động quản trị, điều hành. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng thì hội họp sẽ trở thành “gánh nặng” mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Vì vậy cần có tư duy mới trong quản trị về vấn đề hội họp trong ngân hàng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này sẽ được tính dựa trên hai yếu tố là thời gian hội họp sau đổi mới quản trị và thời gian hội họp trước đổi mới quản trị.

Thời gian hội họp sau đổi mới quản trị

Tỷ lệ giảm thời gian hội họp =


Thời gian hội họp trước đổi mới quản trị

+ Tỷ lệ giảm chi phí hoạt động trên tổng thu nhập ngân hàng

Chi phí điều hành ngân hàng phản ánh tổng chi phí dành cho hoạt động quản trị, quản lý của ngân hàng. Định mức chi phí điều hành thực chất là biến phí và sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình hoạt động và quản lý của ngân hàng. Nếu mức tăng hay giảm chi phí điều hành của ngân hàng tỷ lệ nghịch với doanh thu thì ngân hàng cần xem xét và đánh giá lại tình hình kinh doanh từ đó tìm ra vấn đề. Tỷ lệ giảm chi phí điều hành của ngân hàng có thể được xem là một chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của đổi mới quản trị tại ngân hàng.

+ Tỷ lệ quyết sách chậm hoặc sai của Ban điều hành

Những quyết sách của Ban điều hành ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì vậy ứng dụng những phương pháp quản trị hiện đại, đổi mới là một trong những phương pháp giúp việc ra quyết định của lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng được hiệu quả hơn. Do đó, tỷ lệ quyết sách chậm hoặc sai của Ban điều hành cũng được xem là một chỉ tiêu phản ánh năng lực quản trị của lãnh dạo cấp cao ngân hàng, tỷ lệ này càng giảm thì chứng tỏ hiệu quả của đổi mới quản trị càng cao.


2.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh ngân hàng thương mại

a) Mục đích đánh giá

Chỉ số tương quan là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa hai biến số. Chỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến là đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM với nhau. Tác giả nghĩ rằng, rất cần xây dựng chỉ số K là chỉ số tương quan giữa hai biến: biến Tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh (T1) và biến Tốc độ đổi mới quản trị (T2) của NHTM nhằm mục tiêu khẳng định mối quan hệ giữa quản trị ngân hàng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, cụ thể là quản trị ngân hàng hiệu quả sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

b) Chỉ tiêu đánh giá

Dựa trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn cùng với vận dụng các biểu thức toán học, tác giả xây dựng công thức xác định chỉ số tương quan K nhằm khẳng định mới quan hệ biện chứng giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh.

Công thức xác định Chỉ số tương quan K:

𝐓𝟐

𝐊 =


𝐓𝟏

Trong đó: + K là chỉ số tương quan

+ T1 là Tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh

+ T2 là Tốc độ đổi mới quản trị

Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xây dựng chỉ số tương quan K xét trong điều kiện chỉ số Tốc độ đổi mới quản trị (T2) luôn tăng hàng năm tại ngân hàng. Thực tế chỉ ra rằng ngày càng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị là định hướng phát triển của các tổ chức kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Chỉ số tương quan K lúc này có thể sẽ xảy ra với các trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, K = 1 chứng tỏ tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 tương đương tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2.


Trường hợp thứ hai, K < 1 chỉ ra rằng tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 lớn hơn tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2. Khi K càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao.

Trường hợp thứ ba, K > 1 phản ánh tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 nhỏ hơn tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2. Khi K càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Như vậy, trong trường hợp K > 1 chứng tỏ hoạt động quản trị của NHTM đang áp dụng không mang lại hiệu quả tương xứng. Tác giả xét thấy hiệu quả kinh doanh của NHTM được nâng cao khi K ≤ 1, nghĩa là NHTM đã định hướng được một phương thức quản trị phù hợp với thực trạng và quy mô của mình

Kết luận rằng với giả thiết trên nếu cho ra kết quả K có xu hướng nhỏ dần qua các năm thì chứng tỏ hiệu quả quản trị tốt giúp tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị theo nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế (Chỉ số BGRI)

Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về quản trị ngân hàng chủ yếu mới chỉ xem xét, đánh giá công tác quản trị NHTM theo các danh mục riêng lẻ như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự,... Thực tế các nghiên cứu và thực trạng cho thấy, các ngân hàng có cơ chế quản trị minh bạch hơn có kết quả kinh doanh tốt hơn các ngân hàng có cơ chế quản trị kém rõ ràng. Vì vậy việc xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản trị NHTM là một yêu cầu rất bức thiết. Với NHTM quản trị điều hành nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của ngân hàng và nó không đơn thuần chỉ là việc quản trị mà còn là việc thực hiện các quyết định và tổ chức nội bộ, quản trị rủi ro, quản trị tài sản và cơ cấu tổ chức. Như vậy, quản trị điều hành có thể hiểu là việc tổ chức nội bộ, đưa ra các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua HĐQT, BGĐ và đồng thời quản lý, kiểm soát hoạt động điều hành. Do vậy việc ứng dụng các chỉ số để đo lường hiệu quả quản trị điều hành là điều rất cần thiết. Từ việc nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số CGI của học giả Trần Thị Thanh Tú và cộng sự [33,52] và bộ chỉ số BGRI dựa trên cơ sở bộ chỉ số CGI và bổ sung thêm


cấu phần về quản trị rủi ro (BRI) theo chuẩn mực Basel II và Basel III của Lê Quốc Minh [14] để đánh giá năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu từ bộ chỉ số của hai học giả trên để ứng dụng chấm điểm hiệu quả quản trị điều hành của Vietcombank qua hai giai đoạn sử dụng phương pháp quản trị cũ và đổi mới quản trị. Bộ chỉ số BGRI được xây dựng trên hai chỉ số thanh phần là CGI và BRI, trong đó CGI có 4 cấu phần là (1) Cổ đông và Đại hội cổ đông; (2) HĐQT; (3) Ban kiểm soát; (4) Công khai và minh bạch; BRI có 1 cấu phần là quản trị rủi ro.

Bộ chỉ số CGI gồm 57 câu hỏi và BRI gồm 16 câu hỏi thực hiện dưới 2 dạng câu hỏi “Có/Không” và câu hỏi chia theo mức độ.

+ Đối với câu hỏi thuộc nhóm “Có/Không” tác giả sẽ cho điểm 1 với các câu trả lời “Có” và cho điểm 0 với các câu trả lời “Không”, những tiêu chí ngân hàng chưa có thì thực hiện cho điểm 0.

+ Đối với câu hỏi thuộc nhóm chia theo mức độ, tác giả sẽ cho điểm theo mức độ thực hiện của ngân hàng.

Bảng 2.1. Cơ cấu điểm chỉ số BGRI


Nội dung

Số câu hỏi

Trọng số

Chỉ số CGI

57

78,08%

(i) Cổ đông và Đại hội cổ đông

18

24,66%

(ii) Hội đồng quản trị

19

26,03%

(iii) Ban Kiểm soát

8

10,96%

(iv) Công khai, minh bạch và kiểm toán

12

16,44%

Chỉ số BRI

16

21,92%

(v) Quản trị rủi ro

16


Chỉ số BGRI

73

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 9

Nguồn: Theo nhóm nghiên cứu Trần Thị Thanh Tú và cộng sự

Cơ sở để tính trọng số cho từng thanh phần trong câu phần CGI và BRI được thực hiện bằng cách lấy tổng số tiêu chí của từng thành phần chia cho tổng số tiêu chí của chỉ số BGRI. Như vậy trọng số của CGI là 78.08% và trọng số của BRI là 21.92%.

BGRI = CGI x 78,08% + BRI x 21,92%


Trên cơ sở đánh giá năng lực quản trị điều hành NHTM theo phương pháp BRGI, tác giả tiến hành đánh giá mối liên hệ giữa hiệu quả quản trị ngân hàng với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Từ nghiên cứu lý thuyết, trên cơ sở kết quả tổng quan và quan sát thực tiễn quản trị NHTM ở Việt Nam tác giả đề xuất những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trước hết tác giả muốn trình bày rõ vấn đề bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đối với đề tài luận án tiến sĩ của tác giả nó được xem như yếu tố điều kiện. Nghiên cứu hiệu quả quản trị NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được xem xét dưới các khía cạnh chủ yếu:

− Việt Nam ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (đã có 14 Hiệp định có hiệu lực và một số sắp có hiệu lực) vừa tạo ra cơ hội và cũng tạo ra thách thức đối với quản trị các NHTM ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các ngân hàng nước ngoài sẽ vào Việt Nam đem đến cơ hội cho các NHTM của Việt Nam tham gia vào việc giải ngân và cung cấp vốn đối ứng các nhà đầu tư, bao gồm có các ngân hàng Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài làm ăn. Ngay trong một quốc gia các NHTM cũng không thể làm ăn riêng lẻ mà phải đi cùng nhau, kinh doanh cùng nhau có tính tới hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

− Trong bối cảnh Intenet kết nối vạn vận, Dữ liệu lớn, công nghệ BlockChain phát triển, kinh tế số phát triển trên phạm vi toàn cầu không có NHTM nào đứng ngoài cuộc. Toàn cầu hóa làm cho các giá trị đó trở nên được các quốc gia, các tổ chức kinh tế nhận biết và thừa nhận chung. Việc cạnh tranh và liên kết trở nên như yếu tố có tác động tích cực và cũng mang yếu tố tiêu cực nếu một khi không nắm bắt và không chuẩn bị cuộc chơi một cách chủ động.


2.3.2. Mô hình phát triển kinh tế quốc gia

Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhu cầu vay vốn tăng cao, khả năng hoàn trả cũng được đảm bảo nên các ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, khi nền kinh tế suy giảm, hoạt động kinh doanh của các chủ thể gặp nhiều khó khăn thì họ có xu hướng thu hẹp sản xuất, khả năng trả nợ suy giảm, các khoản nợ xấu tăng khiến khả năng sinh lợi của các NHTM nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung bị ảnh hưởng tiêu cực; từ đó các nhà quản trị ngân hàng khó có thể triển khai kế hoạch quản trị của mình do những thay đổi về thị trường cũng như diễn biến tiêu cực của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình mới. Như vậy có thể nói yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến hiệu quả quản trị của NHTM chính là phụ thuộc vào mô hình phát triển kinh tế quốc gia. Ví dụ như Hàn Quốc theo đuổi mô hình kinh tế thị trường tự do, Trung Quốc theo đuổi mô hình kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, Việt Nam thực hiện mô hình tổng quát “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bản chất của các mô hình này là tôn trọng kinh tế thị trường, thượng tôn quản lý Nhà nước và coi trọng công bằng (lợi ích do phát triển đem lại được phân chia công bằng cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân), do đó mô hình phát triển kinh tế quốc gia tác động trực tiếp tới mục đích phát triển của các NHTM.

2.3.3. Chính sách Nhà nước và môi trường pháp lý

Chính sách Nhà nước về chủ trương phát triển ngành ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình quản trị và thực hành quản trị tại các NHTM. Rõ nhất là chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, chính sách trần lãi suất...ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM. Chính sách phát triển là cơ sở để các NHTM cùng theo đuổi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Môi trường pháp lý về NHTM đóng vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định đến hiệu quả quản trị của NHTM. Nếu một hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và được chấp hành nghiêm chỉnh sẽ kích thích nền kinh tế vận hành ổn định, tác động tích cực lên quá trình sản xuất kinh


doanh và qua đó giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra được những quyết định điều hành giúp NHTM gia tăng hiệu quả hoạt động. Ngược lại, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thường xuyên thay đổi và không có sự thống nhất sẽ gây trở ngại cho những quyết định quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3.4. Thị trường và cạnh tranh

Trong giai đoạn đầu của thị trường ngân hàng, hoạt động quản trị NHTM chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động quản trị nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống TCTD chủ yếu xuất phát từ yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thị trường đã phát triển, điều này được thể hiện ở số lượng tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng, mức độ đa dạng, phong phú, tiện ích của dịch vụ ngân hàng, tương quan cạnh tranh và yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn của hoạt động ngân hàng hiện đại đặt ra vấn đề phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người quản lý, điều hành NHTM hay chính là nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Hơn thế nữa, trong nền kin tế mở, hội nhập hiện nay, các ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài đầu tư vào trong nước cũng như có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, học hỏi được những kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển, tính cạnh tranh ngày càng cao hơn khi có sự tham gia khai thác thị trường của các ngân hàng nước ngoài dày dặn kinh nghiệm và tiềm lực vốn lớn đã thúc đẩy sự đổi mới trong công tác quản trị ngân hàng tại các quốc gia lên mức cấp thiết. Hơn thế nữa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo cho các NHTM nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có cạnh tranh. Sự tham gia khai thác thị trường của các ngân hàng nước ngoài giàu kinh nghiệm và tiềm lực vốn lớn theo tiến trình cam kết hội nhập đã khiến cho các ngân hàng trong nước buộc phải thay đổi cách thức, mô hình quản trị sao cho giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cách tư duy và vận hành hoạt động ngân hàng theo xu hướng công nghệ hóa. Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng hình thành nên


những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Internet banking, Mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử...tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng, đồng thời giảm thiểu chi phí, rút ngắn quy trình làm việc một cách có hiệu quả tại ngân hàng. Cách mạng công nghệ ngân hàng là xu thế phát triển tất yếu và giúp ngân hàng hội nhập được với hoạt động ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, khi triển khai công nghệ ngân hàng bắt buộc các NHTM phải thay đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản trị để giám sát, quản lý hoạt động trước những rủi ro ngày càng phức tạp hơn mà các phương pháp quản lý truyền thống không còn phù hợp nữa.

2.3.5. Mô hình quản trị ngân hàng thương mại

Mô hình quản trị quốc gia ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến mô hình quản trị và hiệu quả quản trị NHTM. Ví dụ như ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, người dân làm chủ. Nhà nước điều hành đất nước bằng pháp luật và thực hiện nguyên tắc “do dân và vì dân”. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản trị NHTM. Mô hình quản trị được xem là vấn đề quan trọng quyết định tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Mô hình quản trị NHTM phải đảm bảo được mục đích thiết lập cơ chế, quy chế, quy tắc và quy trình. Mô hình quản trị NHTM chính là công cụ quan trọng để các nhà lãnh đạo thông qua đó tiến hành quản trị theo mô thức đã được lựa chọn và mỗi ngân hàng lại có một bí quyết riêng trong việc xây dựng mô hình quản trị của mình. Nói cách khác, việc xây dựng mô hình quản trị phải đáp ứng được vấn đề thông qua mô hình có thể đánh giá khả năng, chất lượng của các hoạt động quản trị NHTM. Ví dụ như quản trị vốn, quản trị rủi ro, quản trị khách hàng... Nguyên tắc chung để xây dựng mô hình quản trị hiệu quả đó là phải thực hiện tách biệt giữa chức năng hoạch định chiến lược của HĐQT, chức năng tổ chức điều hành của Ban giám đốc và chức năng kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát; đồng thời phải hình thành và củng cố hoạt động chuyên môn hóa.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí