Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2021-2030


độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021-2030


STT

Chỉ tiêu

2021-2030

1

Tốc độ tăng trưởng GDP

7%

2

GDP bình quân đầu người

7.500 USD

3

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo

30%

4

Kinh tế số

30%

5

Tỷ lệ đô thị hóa

50%

6

Tổng đầu tư xã hội bình quân

35% GDP

7

Nợ công

<60% GDP

8

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân

6,5%/năm

9

Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP

1-1,5%/năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 17

Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ 2021-2030

Sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển và quản trị điều hành của hệ thống ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng. Dựa trên nền tảng phát triển có tính lợi thế của đất nước ta được xem là cơ hội phát triển cho Vietcombank trong giai đoạn tới.

4.2. Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2030

4.2.1. Định hướng đổi mới quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2030

Kinh tế thế giới dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau cú sốc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 với mức tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo khoảng 6%. Tuy nhiên những biến thể virus mới của đại dịch có thể sẽ làm chậm tiến trình phát triển kinh tế trên. Hơn thế nữa là những bất ổn trong chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn, biến đổi khí hậu dự báo sẽ diễn biến sâu sắc và phức tạp.

Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6.5%, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong nhiều năm tới,


thêm vào đó là hiệu lực của các Khu vực thương mại tự do (FTA) mới và sự gia tăng nhu cầu hậu đại dịch thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất nhập khẩu; dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam dự báo tăng đã đặt Việt Nam đừng trước cơ hội và nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ những dự báo về phát triển và đổi mới quản trị ngân hàng cho thấy đóng góp của hiệu quả quản trị góp phần tương đối lớn vào hiệu quả kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2021 đến 2030 với một số các dự báo về hiệu quả kinh doanh như:

− Giá trị tổng tài sản tăng khoảng 13-14%/năm

− Lợi nhuận trước thuế khoảng 30%/năm

− Tăng trưởng vốn huy động đạt khoảng 21-22%/năm

− Tỷ lệ sinh lời của tài sản (ROA) đạt khoảng 0,3-0,4%

− Tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) đạt khoảng 5-6%

− Tiếp tục giảm 1/3 thời gian hội họp

− Giảm thiểu quyết sách sai và đưa về mức 0%.

Tác giả kế thừa chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác lập trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và 1 trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Xác định được vai trò của thời đại công nghệ số và tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, Vietcombank đã đưa ra các mục tiêu chiến lược phát triển hết sức kịp thời và táo bạo:



Hình 4.1. Mô hình mục tiêu chiến lược của Vietcombank đến năm 2025 tầm nhìn 2030



QUẢN TRỊ RỦI RO TỐT NHẤT


SỐ 1 VỀ QUY MÔ LỢI NHUẬN VÀ THU NHẬP PHI TÍN DỤNG


MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC


ĐỨNG ĐẦU VỀ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG



ĐỨNG ĐẦU VỀ NGÂN HÀNG SỐ


ĐỨNG ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

SỐ 1 VỀ BÁN LẺ VÀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ


Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank

Vietcombank định hướng đổi mới mạnh mẽ trong quản trị điều hành, đổi mới mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức hoạt động, từ việc rà soát, sắp xếp, chuẩn hóa lại mô hình tổ chức trụ sở chính theo các khối, sắp xếp lại các phòng ban trụ sở chính, chuẩn hóa bộ 12 chức năng nhiệm vụ của chi nhánh…, đến hoàn thiện đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế quản trị nội bộ và cơ chế động lực, tăng cường sự kết nối, liên thông giữa trụ sở chính và các chi nhánh, triển khai đồng bộ các dự án chuyển đổi nhằm áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.

4.2.2. Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2030

Từ những vấn đề lý thuyết, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn nâng cao hiệu quả quản trị đã trình bày ở chương 2 và dựa trên kết quả phân tích thực trạng về hiệu quả


quản trị Vietcombank trong giai đoạn 2015-2020, cùng với nghiên cứu bối cảnh quốc tế và bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030, tác giả đề xuất về định hướng và dự báo mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị Vietcombank trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2021-2025, Vietcombank định hướng chú trọng tăng cường năng lực quản trị điều hành và minh bạch hoạt động thực hiện theo đúng Nghị quyết của Chính phủ, nhiệm vụ của NHNN và Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Vietcombank đưa ra một loạt các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch như hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng triệt để các cấp độ của Basel, hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt, đa dạng hóa cơ cấu cổ đông, công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, sở hữu, cơ cấu quản lý, quản trị rủi ro và quản trị công ty theo quy định của Pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, Vietcombank đưa ra định hướng nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng cho giai đoạn 2021-2025 như sau:

− Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và hoạt động của ngân hàng.

− Phấn đấu đến cuối năm 2025 là NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á và là NHTM Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Do vậy, công tác quản trị điều hành liên quan đến quản trị nguồn vốn, quản trị chi phí cần phải được đẩy mạnh.

− Áp dụng quản trị ngân hàng ở mức cao nhất theo Basel II và Basel II.

− Quản trị chuyển đổi cơ cấu hoạt động để tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng.

− Tỷ lệ nợ xấu hạ xuống mức thấp hơn hiện nay và duy trì mức dưới 1%.


− Đẩy mạnh quản trị tín dụng giúp tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít cacbon.

− Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị, quản lý và điều hành, phân tích và phòng ngừa rủi ro, đầu tư vào giải pháp an ninh công nghệ, cơ bản hoàn thành quản trị số.

Như vậy mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của Vietcombank chính là tăng cường năng lực quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động, tiếp tục hiện đại hóa quản trị ngân hàng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến sở hữu ngân hàng.

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank

Để tránh trùng lắp, tác giả luận án không nhắc lại các căn cứ để đề xuất giải pháp như khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn đã trình bày ở chương 2, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị NHTM đã trình bày ở chương 2, nguyên nhân của thành tựu và của hạn chế đã xác định ở chương 3 và định hướng phát triển, định hướng đổi mới quản trị NHTMCP Ngoại thương ở đầu chương 4, tác giả đi thẳng vào trình bày các giải pháp.

4.3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

4.3.1.1. Nội dung giải pháp

a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của HĐQT và Ban điều hành Vietcombank

Cần xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT Vietcombank: tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Cơ cấu lại HĐQT Vietcombank với số thành viên tham gia sao cho hợp lí. Định kỳ hàng tháng nên tổ chức cuộc họp thường kỳ đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao của từng thành viên HĐQT. Trên cơ sở đánh giá đó, HĐQT ban hành Nghị quyết chỉ đạo hoạt động kinh doanh và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành


viên HĐQT, đồng thời thực hiện giám sát Ban điều hành tổ chức thực hiện, tuân thủ các quy định tại Điều lệ Ngân hàng, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT, Quy chế quản trị nội bộ và các quy định khác của Vietcombank. Thêm vào đó, các thành viên HĐQT và BĐH luôn phải đặt lợi ích của cổ đông, của Nhà nước và Ngân hàng làm mục tiêu hoạt động hàng đầu, thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành của mình và hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng phải đảm bảo có các Ủy ban hỗ trợ HĐQT và BĐH (Ủy ban quản lý rủi ro, ALCO, Ủy ban nhân sự và Chiến lược) và hoàn thiện cơ cấu của các Ủy ban. Hiện tại Vietcombank có ba Ủy ban thuộc HĐQT bao gồm Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự và Ủy ban chiến lược. Do vậy Vietcombank cần hoàn thiện cơ cấu và vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng Ủy ban để việc hỗ trợ cho hoạt động của HDDQT được hiệu quả. Cụ thể như sau:

− Ủy ban Quản lý rủi ro: tham mưu cho HĐQT Vietcombank trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường) bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn, hạn chế và khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro phải phối hợp với các phòng ban liên quan tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, mô hình của Vietcombank, nhận định và lượng hóa rủi ro hiện tại và tương lai.

− Ủy ban nhân sự: có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Vietcombank. Kiện toàn mô hình tổ chức, phát triển nhân sự phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

− Ủy ban chiến lược: tham mưu cho HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cả đánh giá thực trạng, mục tiêu tổng thể, tầm nhìn dài hạn, giải pháp và lộ trình thực hiện.

− Tối ưu hóa hiệu quả, chức năng và nhiệm vụ của Ban điều hành: Ban điều hành là một bộ phận có mô hình hoạt động chặt chẽ gắn liền với từng nghiệp vụ kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động. Do vậy, với mỗi mảng nhiệm vụ rất cần thiết có một Phó Giám đốc phụ trách để đảm bảo thông tin chỉ đạo và phản hồi từ cấp dưới


được thông suốt, đồng thời đảm bảo hoạt động giám sát việc thực hiện của các cấp dưới cũng đầu đỷ và trọn vẹn nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoặc cũng có thể phân công trách nhiệm cụ thể đến từng lãnh đạo theo tiêu chí ngành nghề để phát huy năng lực của từng người khi chuyên sâu vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà mình có thế mạnh, từ đó đưa ra được những cảnh báo sớm về thị trường, ngành nghề, tỷ giá và lãi suất…

b) Xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức danh quản trị, điều hành của Vietcombank

Chủ thể quản trị, điều hành ngân hàng tại các NHTM nói chung và tại Vietcombank nói riêng là những người xác định các định hướng, chiến lược phát triển và đưa ra những chính sách để cụ thể hóa những định hướng và chiến lược đã đề ra. Điều này đòi hỏi chủ thể quản trị, điều hành phải có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, đồng thời phải am hiểu luật pháp và có năng lực tổ chức, quản lý.

Những điều này cần phải được tiêu chuẩn hóa bằng các văn bản, quy định của Vietcombank để lựa chọn được những nhà quản trị tài ba và phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Trong các quy định đó cần có những yêu cầu cụ thể về văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc thực tế và thành tựu, kết quả công việc đã tạo ra được trước đây. Ví dụ những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tế, cụ thể cho từng chúc danh quản trị, điều hành như có bằng đại học trở lên về kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có thời gian nhất định đã từng làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng…nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn quản trị ngân hàng.

c) Xây dựng tiêu chuẩn về chức danh công việc tại Vietcombank

Vietcombank cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ


phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới, nhưng lại rất ít ở Việt Nam. Vietcombank hiện nay cũng đã có bộ tiêu chuẩn chức danh công việc nhưng mới chỉ mang tính hình thức không được áp dụng phổ biến trong toàn ngân hàng.

d) Hoàn thiện mô hình tổ chức Vietcombank theo thông lệ quốc tế tốt

− Hoàn thiện mô hình tổ chức Vietcombank hướng tới mục tiêu ngân hàng tài chính đa năng, hiện đại theo chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đang được các ngân hàng quốc tế áp dụng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị của Vietcombank định hướng theo khách hàng; phát triển mở rộng mạng lưới các kênh phân phối của Vietcombank kết hợp với phát triển kênh phân phối điện tử nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong hệ thống.

− Tuyên truyền, giác ngộ, khơi dậy tinh thần vì lợi ích chung của Vietcombank.

4.3.1.2. Điều kiện để thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

− Thứ nhất là, Vietcombank cần ban hành kế hoạch hành động cụ thể và ban hành chính sách đồng bộ đi theo: tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện ban hành đầy đủ hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy trình, quy chế về tổ chức bộ máy, hoạt động nghiệp vụ tín dụng, quản trị nội bộ, tiếp cận chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó, có quy định chế tài xử lý khi có vi phạm góp phần phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thêm vào đó ngân hàng cần thông tin kịp thời và chính xác các kế hoạch hành động đó tới từng bộ phận, đơn vị trong ngân hàng

− Thứu hai là, Vietcombank cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, theo đó, để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp thông qua công tác đào tạo, tập huấn, tự đào tạo.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí