Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Nhnn Việt Nam Theo Nghị Định Số 156/2013/nđ-Cp


pháp lý lần đầu tiên quy định tách biệt rõ ràng đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của hệ thống NHNN và hệ thống các ngân hàng chuyên doanh.

Hệ thống NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và bước đầu thực hiện chức năng của một NHTW. Với chức năng quản lý NHNN thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và các dịch vụ khác của các ngân hàng chuyên doanh. Với chức năng của NHTW, NHNN thực hiện việc điều hoà lưu thông tiền tệ; là ngân hàng thực hiện việc phát hành tiền thống nhất trong cả nước; là ngân hàng của các ngân hàng chuyên doanh và là ngân hàng của Nhà nước. NHNN thông qua vai trò NHTW của mình thực hiện việc điều hành CSTT quốc gia, với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. NHNN thay mặt Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quan hệ đối ngoại hợp tác quốc tế song phương và đa phương về ngân hàng với các tổ chức tài chính quốc tế. Giai đoạn này, quan hệ hợp tác giữa hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB..) được tái lập và bắt đầu được khơi thông.

Với chức năng của NHTW, NHNN thực hiện việc điều hành kết hợp các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp với các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp. Lần đầu tiên NHNN đã điều hành chính sách lãi suất thực dương; thị trường tiền tệ đã được hình thành. NHNN triển khai việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng mới.

- Giai đoạn 1997 - 2007


Hai Pháp lệnh ngân hàng được nâng cấp thành hai luật : Luật NHNN và Luật các TCTD được Quốc hội thông qua năm 1997. Quá trình thực hiện, hai luật được sửa đổi bổ sung vào năm 2003 và 2004 cho phù hợp với


thực tiễn; tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động theo nguyên tắc thị trường, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, NHNN đã thực hiện việc điều hành CSTT linh hoạt; chú trọng việc hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất; chấn chỉnh, củng cố hệ thống các TCTD, NHTM; xử lý nợ xấu, tăng cường năng lực tài chính. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ ngân hàng, đưa vào vận hành chính thức hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng từ tháng 5/2002. Thí điểm áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking, Internet banking,...). NHNN tích cực việc tham gia đàm phán ký kết gia nhập WTO và triển khai thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

- Giai đoạn 2008 - đến nay


Trước tình hình tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đến nền kinh tế nước ta. NHNN thực hiện việc điều hành CSTT một cách chủ động và linh hoạt hơn, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từ năm 2011 đến nay.

Vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế ngày càng được nâng cao thông qua sự kiện Thống đốc NHNN Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 44 Ngân hàng phát triển châu Á, Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN….


Trên cơ sở quy định của Luật NHNN ban hành năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2003, ngày 26/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN trong việc xây dựng và thực thi CSTT; quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nươc tại các TCTD nhà nước; thực hiện cơ chế tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với đặc thù NHNN. Đặc biệt, Nghị định 96/2008/NĐ-CP của Chính phủ cho phép NHNN thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống NHTM Việt Nam an toàn, lành mạnh.

Năm 2010, Quốc hội thông qua 2 luật : Luật NHNN và Luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 để thay thế 2 luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Theo Luật NHNN (2010), NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN.

Ngày 11/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ- CP thay thế Nghị định 96/2008/NĐ-CP trong đó quy định NHNN Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng : (i) Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; (ii) Thực hiện chức năng NHTW : điều hành CSTT thông qua các công cụ chính sách và xây dựng, ban hành các quy định liên quan đến thực thi CSTT.


Hình 2.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP


Nguồn Website NHNN Về cơ cấu tổ chức theo Nghị định 156 2013 NĐ CP NHNN có 27 1


Nguồn : Website NHNN


Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP, NHNN có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng NHTW, 7 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.

NHNN có nhiệm vụ, quyền hạn : Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực NHNN quản lý; ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập VPĐD của TCTD nước ngoài; kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; Kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng…Đồng thời, NHNN có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ, ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích, dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng, điều hành CSTT quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng và sử dụng các công cụ thực hiện CSTT quốc gia (gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện CSTT quốc gia...).

2.1.3- Hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 2.1.3.1- Cấu trúc hệ thống Ngân hàng thương mại

Từ khi ban hành hai Luật ngân hàng vào năm 1997 (Luật NHNN và Luật các TCTD), đặc biệt là trong thời kỳ ngay trước và sau khi Việt Nam


chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), cấu trúc hệ thống ngân hàng có biến động. Số lượng và loại hình các ngân hàng, TCTD ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng nhằm đáp ứng sự tăng lên của cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng; mặt khác nhằm đón đầu cơ hội phát triển và chuẩn bị cho việc thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ mạnh hơn.

Hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào các NHTM. Trong số các TCTD ở Việt Nam hiện nay, thì hệ thống các NHTM chiếm tỷ trọng lớn và có thể chia ra thành 4 nhóm ngân hàng chính : các NHTM Nhà nước, các NHTMCP, các NHTM nước ngoài và các ngân hàng liên doanh.

Tính đến cuối năm 2013, có 5 NHTM Nhà nước (trong đó có 4 NHTM đã được cổ phần hóa đó là : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - MHB), 34 NHTMCP, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong số các NHTM thì chỉ có các NHTM cổ phần và Ngân hàng liên doanh (NHLD) là giảm về số lượng do NHNN tiến hành củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại thông qua các hình thức tự thanh lý, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị mua lại (Bảng 2.2).

Về mạng lưới hoạt động trong cả nước hiện nay, các NHTM NN và NHTMCP đang dẫn đầu so với NHLD và ngân hàng nước ngoài. Hệ thống các ngân hàng nước ngoài chiếm số lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động, cho thấy còn đang thăm dò thị trường và sẽ mở rộng phát triển trong tương lai. Hiện có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài với 14 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Mặc dù số lượng ngân hàng tương đối


lớn, nhưng các NHTM phân bổ không đều, trong đó tập trung hoạt động chủ yếu ở 2 địa bàn kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.2 Số lượng các NHTM từ năm 1997 đến 2013


LOẠI HÌNH NHTM

1997

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

1- NHTM Nhà nước

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Trong đó : NHTM Nhà nước

đã cổ phần hoá




1

2

4

4

4

4

2- NHTMCP đang hoạt động

51

34

34

36

37

37

37

34

34

3- NH Liên doanh

5

4

5

5

5

5

4

4

4

4- NH 100% vốn nước ngoài





5

5

5

5

5

5- Chi nhánh NH nước ngoài

23

27

35

38

48

50

50

50

50

Tổng cộng

84

70

79

84

100

102

101

98

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN; Đào Quốc Tính (2013), Tạp chí Ngân hàng (trang 20, số 21, 11/2013)

2.1.3.2- Về quản trị, điều hành tại các Ngân hàng thương mại


Trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu, HĐQT, ban điều hành và ban kiểm soát; quy định mối quan hệ giữa HĐQT và ban điều hành. Nhìn chung, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát tại các NHTM đảm bảo về số lượng; chất lượng từng bước được nâng lên, đáp ứng theo các yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn theo quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và Luật các TCTD năm 2010.

Các NHTM ngày càng chú trọng hoạt động kiểm toán nội bộ, tập trung vào một số nghiệp vụ có rủi ro cao, đưa ra các cảnh báo và khuyến nghị kịp thời cho các nhà quản trị, điều hành NHTM. Bên cạnh tổ chức bộ máy và hoạt động của kiểm toán nội bộ, thì các uỷ ban khác để tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị như Uỷ ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự và một số ủy ban khác tại các NHTM đã được thành lập theo thông lệ quốc tế và quy định của Luật các TCTD.


2.1.3.3- Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại


* Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có


Mặc dù quy mô tổng tài sản có, vốn tự có, vốn điều lệ còn thấp so với mức bình quân của các ngân hàng trong khu vực, nhưng trong các năm qua các NHTM ở Việt Nam có sự tăng trưởng khá về quy mô tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ.

Tính đến cuối năm 2013 quy mô tổng tài sản có của các NHTM tại Việt Nam tăng bình quân gấp 40,57 lần so với năm 1997 (Nếu giá trị tổng tài sản có đến cuối năm 1997 là 136.456 tỷ đồng, đến cuối năm 2013 đã lên đến 5.673.224 tỷ đồng) (Bảng 2.3).

Bảng 2.3 Tổng tài sản Có của các NHTM từ năm 1997 – 2013



LOẠI

HÌNH NHTM

Tổng TSản có

Tổng TSản có

Tổng tài sản có đến 31/12/2009

Tổng tài sản có đến 31/12/2010

Tổng tài sản có đến 31/12/2011

Tổng tài sản có đến 31/12/2012

Tổng tài sản có đến 31/12/2013

Đến 31/12/97

(Tỷ đồng)

Đến 31/12/08

(Tỷ đồng)

Số tuyệt đối (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng trưởg (%)

Số tuyệt đối (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng trưởg (%)

Số tuyệt đối (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng trưởg (%)

Số tuyệt đối (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng trưởg (%)

Số tuyệt đối (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởg (%)

NHTM

Nhà nước


91,885


1,143,155


1,309,919


14.59


1,709,309


30.49


1,969,637


15.23


2,201,660


11.78


2,504,871


13.77

NHTM

Cổ phần


16,457


720,538


1,854,455


157.37


1,834,004


-1.1


2,262,061


23.34


2,159,363


-4.54


2,463,445


14.08

NH LD,

Nngoài


28,114


254,078


314,569


23.81


501,077


59.29


546,775


9.12


555,414


1.58


704,908


26.92

Tổng cộng


136,456


2,117,771


3,478,943


64.27


4,044,390


16.25


4,778,473


18.15


4,916,437


2.89


5,673,224


15.39


Nguồn: Website NHNN; Báo cáo Tổng kết thực hiện Luật NHNN VN giai đoạn 1998-2009 (số 50/BC-NHNN ngày 16/06/2009); tính toán của tác giả.


Trong đó quy mô tổng tài sản có năm 2011 của các NHTM tại Việt Nam tăng khá so với năm 2010 (tổng tài sản có năm 2011 của các NHTM đạt 4.778.473 tỷ đồng, tăng 18,15% so với cuối năm 2010).

Sang đến năm 2012, thì quy mô tổng tài sản có tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2011 (tính đến 31/12/2012 quy mô tổng tài sản có của các NHTM là 4.916.437 tỷ đồng, tăng 2,89% so với cuối năm 2011).


Trong đó, khối NHTM Nhà nước có tốc độ tăng tổng tài sản có (tăng 11,78% so với cuối năm 2011) cao hơn so với khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài (tăng 1,58% so với cuối năm 2011). Riêng khối NHTMCP tốc độ tổng tài sản có lại giảm -4,54% so với cuối năm 2011 do một số NHTMCP thực hiện tái cơ cấu.

Tính đến 31/12/2013 tỷ trọng tài sản có của khối NHTM Nhà nước chiếm khoảng 44,2% trong tổng tài sản các NHTM và dẫn đầu bảng; tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các NHTM. Khối NHTMCP tỷ trọng tài sản có chiếm 43,4% trong tổng tài sản các NHTM. (Hình 2.3 và Bảng 2.4).

Hình 2.3 Tỷ trọng tài sản Có của các NHTM từ năm 1997 – 2013


1997


NH LD, NN 21%


NHTM CP 12%

NHTM NN 67%

2011


NH LD, NN 11%


NHTM NN 41%


NHTM CP 48%


2012


NH LD, NN 11%


NHTM NN 45%


NHTM CP 44%

2013


NH LD, nước ngoài 12%


NHTM Nhà

nước 45%


NHTM Cổ

phần 43%


Nguồn: Website NHNN; Báo cáo Tổng kết thực hiện Luật NHNN VN giai đoạn 1998-2009 (số 50/BC-NHNN ngày 16/06/2009); tính toán của tác giả.


Bảng 2.4 Tỷ trọng tài sản Có của các NHTM từ năm 1997 - 2013 (%)


Loại hình

NHTM


1997


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013


NHTM Nhà nước


67


67


55


54


38


42


41


45


44,2


NHTM Cổ phần


12


22


33


34


53


45


47


44


43,4

NH LD, nước

ngoài


21


11


12


12


9


12


11


11


12,4


Tổng cộng


100


100


100


100


100


100


100


100


100


Nguồn: Website NHNN; Báo cáo Tổng kết thực hiện Luật NHNN VN giai đoạn 1998-2009 (số 50/BC-NHNN ngày 16/06/2009); tính toán của tác giả.


Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam đến cuối năm 2013 tăng bình quân gấp 40,3 lần so với năm 1997 (vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam năm 1997 vào khoảng gần 10.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2013 : 403.159 tỷ đồng). Việc gia tăng vốn điều lệ, vốn tự có thể hiện năng lực tài chính của các NHTM được nâng lên đáng kể cũng như sự quan tâm của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư vào hoạt động NHTM (Bảng 2.5).

Bảng 2.5 Vốn tự có, vốn điều lệ của các NHTM từ năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng, %


Loại hình NHTM


Vốn tự có

Vốn điều lệ

Vốn tự có (đến 31/12/2012)

Vốn điều lệ (đến 31/12/2012)

Vốn tự có (đến 31/12/2013)

Vốn điều lệ (đến 31/12/2013)

đến 31/12/11

(tỷ đồng)

đến 31/12/11

(tỷ đồng)


Số tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng


Số tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng

Số

tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng


Số tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng

1-NHTM

Nhà nước


115,662


87,094


137,268


18.68


111,550


28.08


166,580


21.35


128,094


14.83

2-NHTM

Cổ phần


172,220


164,254


183,139


6.34


177,624


8.14


195,123


6.54


193,536


8.96

3-NH LD,

nước ngoài


86,694


74,064


92,554


6.76


76,138


2.80


100,233


8.30


81,529


7.08

Toàn hệ thống


374,576


325,412


412,961


10.25


365,312


12.26


461,936


11.86


403,159


10.36


Nguồn : website NHNN http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/tkttnh/hdhttctd/tkctc b?_adf.ctrl-state=7b13gm4rc_4&_afrLoop=2410813843306600


* Huy động vốn và tín dụng


- Huy động vốn. Các NHTM đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cùng với việc mở rộng phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, nên huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2010 có mức tăng khá, nhất là năm 2007 Việt Nam chính thức bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, huy động vốn tăng 47,64% so với cuối năm 2006.

Tuy nhiên, chỉ số huy động vốn giảm xuống vào năm 2011 chỉ tăng 13,11% so với năm 2010. Mức tăng huy động vốn giai đoạn này trở nên khó khăn do : thực hiện CSTT thắt chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; NHNN đã hạn chế mức tăng tổng phương tiện thanh toán dưới 16%, do đó làm giảm luồng tiền lưu thông trong nền kinh tế; đồng thời NHNN đã áp trần lãi suất huy động VND 14%/năm nên huy động vốn của các NHTM bị giảm sút. Năm 2012 và năm 2013 mức tăng huy động vốn tuy có tăng lên (lần lượt là 21,51% và 19,78%) nhưng vẫn còn thấp so với các năm trước đây (Hình 2.4 & Bảng 2.6).

- Tín dụng. Tương ứng với tốc độ tăng huy động vốn, thì tốc độ tín dụng trong giai đoạn 2005-2010 cũng có mức tăng khá. Riêng năm 2007, tín dụng có mức tăng nhanh đột biến lên 53,89% so với cuối năm 2006, đây là năm Việt Nam chính thức bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như đã phân tích phần trên đây. Bình quân giai đoạn 2005-2010 tín dụng có mức tăng bình quân 34,1%/năm; ngoại trừ năm 2008 mức tăng tín dụng thấp hơn các năm (tăng 25,43% so với năm 2007) do thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt để kiềm chế lạm phát (giữa năm 2008) và do kinh tế trong nước suy giảm từ quý IV năm 2008 (Bảng 2.6 & Hình 2.4).


Hình 2.4 Tốc độ tăng huy động vốn và tín dụng của các NHTM từ năm 2005 đến 2013


Nguồn : website NHNN & tính toán của tác giả

Bảng 2.6 Huy động và cho vay của các NHTM từ năm 2005 -> 2013

(% tăng so với cuối năm trước)




2005


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013

- Huy động vốn qua NH (%)


32.08


36.53


47.64


22.87


29.88


36.24


13.11


21.51


19.78

- Tín dụng cho nền kinh tế (%)


31.1


25.44


53.89


25.43


37.53


31.19


14.45


8.85


12.52

Nguồn : website NHNN

Năm 2011, trước áp lực của lạm phát quay trở lại, Chính phủ và NHTW thực hiện CSTT thắt chặt, để kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nên mức tăng tổng phương tiện thanh toán và mức tăng tín dụng đã được kiềm chế (như đã phân tích ở phần đầu chương 2 diễn biến kinh tế vĩ mô). Mức tăng cung tiền và mức tăng tín dụng cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 lần lượt là : 12,5% và 14,45%.

Từ năm 2012 đến 31/12/2013 tuy lạm phát được kiềm chế nhưng chưa thật sự bền vững. Trước các khó khăn của sản xuất và nền kinh tế,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022