Định Hướng Cơ Bản Về Hoạt Động Tín Dụng Hiện Nay


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

4.1. Định hướng cơ bản về hoạt động tín dụng hiện nay

4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của Chính phủ và NHNN

Sau 04 năm triển khai đề án tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011- 2015 với việc đưa nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đặc biệt là sáp nhập một số ngân hàng yếu kém đã giúp cho hoạt động ngân hàng ổn định hơn, tạo niềm tin đối với nhân dân sau một thời gian dài phải đối mặt với khủng hoảng do một thời kỳ phát triển tín dụng quá nóng, nợ xấu đã được kiềm chế ở mức dưới 3%. Mặc dù quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hệ thống các TCTD vẫn còn nhiều tồn tại. Chính vì vậy, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 1, NHNN tiếp tục triển khai giai đoạn 2, theo Thủ tướng chính phủ(2017) NHNN đã xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 theo đó đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 gồm 03 phần: Phần thứ nhất: mục tiêu, nguyên tắc cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Phần thứ hai: các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Phần thứ ba: lộ trình thực hiện. Bên cạnh đó, để tăng cường xử lý nợ xấu, NHNN cũng tìm nhiều biện pháp phối hợp với các bộ ngành khác nhau tìm cách tháo gỡ trình Quốc hội thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu .

Có thể nói hoạt động ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ngay từ đầu năm NHNN đã ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, theo đó thời gian qua NHNN đã lãnh đạo ngành ngân hàng đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và triển khai quyết liệt đồng bộ các nội dung của đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến nay hệ thống các TCTD có nhiều chuyển biến tích cực và hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng được nâng cao, từ đó góp phần ổn định tiền tệ tài chính, kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu tại cuộc họp báo thông báo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016,


định hướng giải pháp điều hành năm 2017 do NHNN công bố trong năm 2016, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đạt được các mục tiêu đề ra từ đầu năm, qua đó góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD. Tăng trưởng tín dụng năm 2016 của toàn ngành ngân hàng đạt 18,71% và định hướng năm 2017 ở mức 18%, nợ xấu được giữ ổn định ở mức dưới 3%, từ đầu năm 2016 đến hết 30-11, VAMC đã thực hiện mua 839 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 23.283 tỷ đồng, giá mua nợ là 22.483 tỷ đồng.. Về mặt bằng lãi suất giảm nhưng huy động vốn vẫn tăng 18,38% so với cuối năm trước tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, cụ thể mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng 0,2-0,3%/năm trong ba tháng đầu năm 2016 thì từ tháng thứ 04 trở đi đã ổn định, đặc biệt giữa tháng 04 và từ cuối tháng 09/2016 một số TCTD đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm khoảng 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay hiện phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm. Cơ cấu cho vay đối với các ngành vẫn được phân bổ một cách hợp lý, theo đó nguồn vốn cho vay của các ngân hàng đã hướng tới lĩnh vực sản xuất, đặc biệt tín dụng đã được phân bổ đối với các ngành được chính phủ ưu tiên lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp nông thôn.

Về định hướng hoạt động ngân hàng nói chung và HĐTD nói riêng trong thời gian tới NHNN đưa ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, kiểm soát lạm phát dưới 4% góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%. NHNN tiếp tục điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá phù hợp theo diễn biến của thị trường. Tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, chú trọng phát triển đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực rủi ro nhiều như kinh doanh bất động sản, cho vay các dự án thủy điện nhỏ lẻ đặc biệt là các dự án BOT giao thông, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. NHNN cũng đặt ra định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 18%, tổng phương tiện thanh toán tăng từ 16-18%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng trên địa bàn TP Hà nội

Tính đến hết năm 2017, theo báo cáo của NHNN chi nhánh Hà Nội về hoạt động năm 2016 và kế hoạch 2017 các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất của NHNN, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội năm 2016 đạt 1.644.729 tỷ đồng tăng 13,37% so với

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14


cùng kỳ năm ngoái, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến 31/12/2016, tổng dư nợ trên địa bàn đạt 1.439.212 tỷ đồng tăng 19,2% so với cuối năm 2015, đây là mức tăng trưởng cao trong 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, ngành ngân hàng Hà Nội cũng làm tốt việc thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các ngân hàng trên địa bàn đã tích cực chủ động tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý cho khách hàng. Tính đến hết quý 1 năm 2017, các NHTM trên địa bàn Hà Nội đã cam kết cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp là 309.454 tỷ đồng, dư nợ theo chương trình đạt 282.310 tỷ đồng cho hàng nghìn doanh nghiệp. Mức lãi suất trong chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đã giảm 5 - 7%/năm so với mặt bằng chung thời gian trước đây, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh. Về phía ngành ngân hàng đã đưa được vốn vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Về cho vay lĩnh vực tiêu dùng và phát triển nông thôn mới, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trên địa bàn Hà nội đã từng bước nâng cao đời sống nhân dân, kết quả cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội đã góp phần thực hiện thành công đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, các chủ trương chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội thực sự là một đòn bẩy thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, mở ra một thị trường mới từng bước xóa các tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo cơ hội cho các cá nhân, gia đình có thu nhập thấp không có tài sản thế chấp tiếp cận được nguồn vốn vay theo quy định hiện hành. Dư nợ cho vay đối với chương trình xây dựng nông thôn mới có sự tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2015 là 26%/năm. Đến cuối năm 2015, gần 258.000 lượt khách hàng được vay vốn ngân hàng, dư nợ đạt

41.312 tỷ đồng. Có thể nói khu vực nông thôn của Hà Nội đã thật sự được hưởng lợi từ phong trào xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành đã quan tâm chú trọng, tập trung đầu tư hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu của Thành phố, sự vận động của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân là một nguồn lực lớn đã đầu tư cho các lĩnh vực nông thôn.

Trong những năm qua, ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Bám sát chỉ đạo của NHNN, của UBND Thành phố,


NHNN Chi nhánh Hà nội có kế hoạch triển khai thực hiện kịp thời chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, các cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng ngân hàng thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của NHNN, chương trình hành động của UBND TP. Hà Nội về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội trên địa bàn đã có bước chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được quan tâm, trật tự an toàn được giữ vững, hoạt động ngân hàng trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Từng tổ chức tín dụng đã nâng cao chất lượng hoạt động, nỗ lực trong hiện đại hoá công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của thành phố. Chi nhánh NHNN Hà nội đã thực hiện tốt vai trò đầu mối tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn và hiệu quả. Ngoài đóng góp cho phát triển kinh tế, ngành ngân hàng Hà nội đã có đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, nhưng với tinh thần tương thân, tương ái và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, ngành ngân hàng trên địa bàn cố gắng dành một số tiền đáng kể, trong đó có một phần không nhỏ trích từ tiền lương, thu nhập của cán bộ, nhân viên và người lao động, để tài trợ cho công tác an sinh xã hội.

Trong thời gian tới, định hướng của ngành ngân hàng Hà Nội vẫn luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và triển khai có hiệu quả nhiệm vụ của ngành ngân hàng theo định hướng mục tiêu và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Việc cho vay hộ nông dân, cho vay các đối tượng chính sách được chú trọng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và góp phần cùng Thành phố trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, năm 2017 ngành Ngân hàng Hà Nội phấn đấu triển khai có hiệu quả nhiệm vụ theo mục tiêu định hướng điều hành và chỉ đạo của NHNN.

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP Hà nội có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, Hà nội là nơi tập trung phần lớn các trụ sở của Ngân hàng TMCP và các ngân hàng có mạng lưới trải dài cả nước, trong thời gian tới một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các ngân hàng TMCP trên địa bàn là tăng trưởng tín dụng ổn định phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, để tăng trưởng tín dụng và nâng cao được hiệu quả HĐTD các ngân hàng với


những phương hướng cụ thể như:

- Chuyển dịch cơ cấu tài sản có theo hướng là tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thanh toán nhanh kịp thời đáp ứng tốt khả năng thanh khoản, sự phù hợp về cấu trúc, tài sản nguồn vốn, đồng tiền, đa dạng trong cấu trúc tài sản có và khả năng chuyển đổi rủi ro.

- Xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng gắn liền với việc lành mạnh hoá tài chính nói chung và tăng vốn tự có nói riêng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực tài chính của ngân hàng.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro để ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu và duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất trên cơ sở xây dựng quy trình tín dụng công tác quản trị rủi ro cũng như thông tin quản lý hoàn chỉnh và hệ thống kế toán phù hợp với thông lệ của quốc tế.

- Tăng trưởng tín dụng thận trọng, căn cứ trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để xây dựng cơ cấu cho vay hợp lý, ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, rủi ro thấp đồng thời cắt giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp có dư nợ xấu.

- Đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Mở rộng quy mô tín dụng gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng bằng nhiều biện pháp và đảm bảo phương châm “An toàn, hiệu quả” và tăng trưởng ổn định.

- Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tín dụng cá nhân, cho vay tiêu dùng để phân tán rủi ro, hạn chế các lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao như cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp thu hồi và giảm tỷ lệ nợ xấu. Việc thu hồi nợ xấu triệt để cần có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan khác nhau như; Tòa án, thi hành án, công an. Các đơn vị cần có sự phối hợp và thống nhất cao trong việc xử lý nợ tránh việc xử lý nợ chậm do công tác hành chính không có sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau hay giữa ngân hàng với chính quyền địa phương.

- Đa dạng hoá các loại hình cấp tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, tăng cường công tác thẩm định để tạo ra uy tín và sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

- Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra giám sát và quản lý hoạt động


ngân hàng, đảm bảo hệ thống các TCTD trên địa bàn hoạt động an toàn, lành mạnh. Tiếp tục triển khai cơ cấu lại TCTD và đẩy mạnh xử lý nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn bền vững dưới 3%/tổng dư nợ, đảm bảo hoạt động của các TCTD ổn định.

- NHNN chi nhánh Hà nội và Cục thi hành án dân sự tiếp tục tiến hành rà soát kết quả phân loại án và kết quả thi hành án dân sự, tổng hợp những khó khăn vướng mắc, đề ra giải pháp và đề xuất lãnh đạo các cấp để có giải pháp chỉ đạo giải quyết, tạo điều kiện cho công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà nội

4.2.1. Tăng trưởng tín dụng ổn định

Có thể nói giai đoạn hiện nay, dư nợ cho vay của các ngân hàng khó tăng trưởng vì khó tìm được khách hàng tiềm năng, trong khi đó lượng vốn huy động vẫn tiếp tục tăng cao. Để tăng hiệu quả kinh doanh, nhiều ngân hàng lớn có nguồn huy động vốn rẻ đã dùng nguồn cho vay trên thị trường liên ngân hàng, dẫn đến tình trạng một số ngân hàng thích huy động hơn cho vay. Do vậy, để nâng cao hiệu quả HĐTD tức là lợi nhuận thuần từ cho vay của ngân hàng cao các ngân hàng trên địa bàn cần phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, việc tăng trưởng tín dụng giúp cho ngân hàng phát triển được quy mô và tăng tổng tài sản, nếu như quản trị được rủi ro thì thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng sẽ tăng lên.

Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả cho vay tránh ứ đọng vốn của nền kinh tế các ngân hàng cần phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo phương châm an toàn hiệu quả đạt được mục tiêu mà NHNN đề ra, để tăng trưởng tín dụng đạt hiệu quả và an toàn trong thời gian tới cần phải có một số giải pháp sau:

Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô như: các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, cần tạo lập và củng cố lòng tin của người lao động về sự ổn định của kinh tế vĩ mô và cải thiện khả năng tăng trưởng kinh tế, cam kết chắc chắn rằng việc làm và thu nhập của người lao động sẽ ổn định, giảm giá bán và đa dạng hóa các hình thức bán hàng, tăng niềm tin và sức mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần đưa ra các chính sách tiết giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, khai thác thị trường xuất khẩu mới, tăng cường đầu tư công có hiệu quả.

NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ và quản lý HĐTD ngân hàng có hiệu quả như; có cơ chế chính sách cấp tín dụng mới đối với những khách hàng có nợ xấu nhưng có phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, có chính sách tín dụng mới về


phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mới phù hợp để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ nông sản, thực phẩm. Xử lý nợ xấu quyết liệt, đồng bộ, đúng lộ trình. Tiếp tục thực hiện tốt đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh quá trình mua bán, sáp nhập (M&A) các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó để tăng quy mô cho vay các ngân hàng cần phải nâng cao cạnh tranh trong hoạt động cho vay cụ thể như sau:

Nâng cao cạnh tranh về sản phẩm cho vay

Hiện nay với tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, phần lớn các ngân hàng đã cổ phần hóa hoạt động theo cơ chế thị trường chịu áp lực cao về lợi nhuận, các ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách sản phẩm khác nhau để thu hút khách hàng, đối với cho vay doanh nghiệp nhiều ngân hàng đưa ra các gói tín dụng nhằm thu hút mảng khách hàng SME. Trong điều kiện hiện nay để giành lợi thế cạnh tranh thì việc xây dựng chính sách sản phẩm là rất cần thiết do sản phẩm của các ngân hàng cung cấp đều có tính tương đồng và dễ dàng bắt chước. Trong thực tế hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng các sản phẩm tín dụng còn đơn điệu về hình thức, chưa có nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Do vậy, khách hàng không có cơ hội để lựa chọn và so sánh về sản phẩm giữa các ngân hàng với nhau. Vì vậy, muốn mở rộng quy mô khách hàng tăng năng lực cạnh tranh thì một trong những giải pháp là phải tập trung xây dựng chính sách sản phẩm tín dụng một cách hiệu quả.

Các ngân hàng cần tăng cường đầu tư cho phát triển sản phẩm, theo đó giải pháp tích cực mở rộng các loại hình hoạt động, cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích mới để tận dụng tối đa những cơ hội sinh lời tốt nhất là điều kiện tiên quyết trong công tác hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng có các loại hình đầu tư và lĩnh vực hoạt động đa dạng, thì có thể lựa chọn những cơ hội có khả năng sinh lời tốt nhất. Ðể góp phần đa dạng hóa HĐTD của mình đồng thời giảm thiểu rủi ro các ngân hàng cần áp dụng thực hiện các hình thức cấp tín dụng như: đồng tài trợ hay cho ra sản phẩm mới các ngân hàng đang trong quá trình nghiên cứu áp dụng như bao thanh toán…

Nâng cao cạnh tranh để đạt được hiệu quả cho vay cao dựa trên việc phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tín dụng.

Các ngân hàng muốn mở rộng quy mô khách hàng của mình cần phải xây dựng

được hệ thống mạng lưới rộng lớn và hợp lý. Việc mở rộng quy mô mạng lưới phải


đảm bảo tính hợp lý, phải dựa trên mô hình tổ chức quản lý và đặc thù kinh doanh của từng ngân hàng. Đồng thời, việc mở thêm các chi nhánh phải tính đến nhu cầu, tiềm năng của thị trường và khách hàng để quyết định loại hình chi nhánh cung cấp đầy đủ hay một số loại dịch vụ hoặc chỉ là phòng giao dịch. Bên cạnh đó, công nghệ phải được coi là nền tảng để phát triển, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ kinh doanh, các ngân hàng trên địa bàn nên tập trung phát triển các chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố nơi có hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, giao dịch thuận tiện... để có thể cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng tại nhiều địa bàn khác nhau, đáp ứng nhu cầu vốn tại chỗ và giảm thời gian đi lại cho khách hàng.

Xây dựng đội ngũ bán hàng trực tiếp, đội ngũ này phải chủ động tiếp cận khách hàng tại nơi làm việc, tại nhà và thực hiện trao đổi trực tiếp với họ để bán sản phẩm. Để làm được điều này, đội ngũ bán hàng trực tiếp phải có những đặc trưng và năng lực nhất định nhằm thu thập thông tin, lắng nghe và diễn đạt những thông tin bằng những thuật ngữ thông dụng; kiểm soát tình huống, nhận trách nhiệm và nắm rõ các thủ tục hành chính và có khả năng quản lý thời gian của bản thân một cách có hiệu quả. Ngân hàng cần sử dụng các phương pháp trả công phù hợp để thu hút, động viên và giữ được họ.

Nâng cao hoạt động Marketing,

Đẩy mạnh hoạt động Marketing nâng cao hình ảnh và uy tín cũng như vị thế của ngân hàng, các ngân hàng cần phải có chính sách Marketing cụ thể như việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các công tác xã hội, tham gia các hiệp hội, các tổ chức về ngân hàng tài chính trong nước cũng như thế giới.

Một điểm quan trọng để xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu tốt đó là nâng cao chất lương dịch vụ đặc biệt là phong cách giao tiếp với khách hàng. Các ngân hàng cần phải có quan điểm kinh doanh là hướng tới khách hàng lấy khách hàng làm trọng tâm, việc hoàn thiện chính sách giao tiếp với khách hàng sẽ giúp một phần đáng kể vào việc làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng, góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng, đây chính là phương thức quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng với một chi phí thấp nhất. Dưới con mắt của khách hàng, nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng. Do vậy, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, cùng với tác phong chuyên nghiệp nhanh chóng, chính xác sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của Ngân hàng.

Đẩy mạnh chính sách khuyếch trương: Hiện nay vẫn còn có nhiều khách hàng

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí