Cơ Cấu Chi Phí Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Năm 2016


Việc xác địch cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo được các ngân hàng thực hiện như sau:

Đối với trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo;

+ Khách hàng được các ngân hàng xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản đảm bảo) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng. Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản đảm bảo theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt. Trong thời gian bổ sung tài sản, khách hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

+ Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:

Giá trị tài sản bảo đảm để tính tỷ lệ tài sản bảo đảm của khách hàng được xác định bằng giá trị định giá tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản đảm bảo (Hệ số K). Hệ số giá trị tài sản đảm bảo được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của từng ngân hàng.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh của khách hàng, khi xác định giá trị tài sản đảm bảo để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.

+ Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo

đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán.

Đối với các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán được các ngân hàng xác định như sau; Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện về tài sản bảo đảm gồm: thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy định phải tính 100% nêu trên; bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo

đảm chất lượng sản phẩm.


Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: bảo lãnh dự thầu, thư tín dụng có thể huỷ ngang, các cam kết có thể huỷ ngang vô điều kiện khác.

Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản, các ngân hàng thường xem xét cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 2,5

+ Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại ngân hàng bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trường hợp khách hàng vi phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, khách hàng phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong thời gian tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

Với thực trạng đánh giá như trên có thể thấy việc đánh giá tài sản đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo an toàn ngân hàng đặc biệt là chi phí dự phòng. Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo khi quá hạn thì giá trị trích dự phòng được khấu trừ nhất định từ giá trị tài sản từ đó làm giảm tỷ lệ trích dự phòng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và các ngân hàng trên địa bàn Hà nội nói riêng đang áp dụng xác định tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 21/01/2013.

Như vậy có thể thấy trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản yêu cầu các ngân hàng cho vay cần phải thận trọng hơn và phải xem xét yếu tố hàng đầu là tài sản đảm bảo trước khi quyết định cho vay. Nếu như công tác định giá và quản lý tài sản đảm bảo tốt sẽ hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng, hiệu quả HĐTD sẽ được nâng cao.

3.2.2.4. Chi phí lương cán bộ nhân viên

Trong chi phí hoạt động của ngân hàng thì chi phí lương là chi phí lớn nhất do vậy mọi biến động trong chi phí lương sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD. Cũng như xu thế chung của nền kinh tế các NHTM càng ngày đòi hỏi phải tái cơ cấu, sáp nhập để tăng quy mô, mở rộng mạng lưới, tăng nhân sự cho phù hợp với thông lệ quốc tế do vậy chi phí lương hoạt động của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội liên tục tăng qua các năm.


Bảng 3.23: Cơ cấu chi phí hoạt động của các ngân hàng năm 2016

Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Khoản mục

MB

TCB

VPB

SHB

MSB

VCB

1

Chi cho nhân viên

2.222

2.315

3.430

1.393

812

5.367

2

Chi tài sản

821

928

949

413

380

1.976

3

Chi phí quản lý

557

449

733

397

598

2.030

4

Chi phí khác

604

568

1.509

304

107

577

5

Tổng chi phí hoạt động

4.174

4.260

6.621

2.507

1.897

9.950

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 13

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Nhìn vào cơ cấu chi phí hoạt động các ngân hàng cho thấy chiếm chủ yếu vẫn là chi phí cho nhân viên, đây là chi phí chiếm chủ yếu thường chiếm trên 50% chi phí hoạt động của các ngân hàng, với quy mô ngân hàng hàng tăng thì chi phí cho nhân viên càng lớn trong đó có thể thấy VPB là ngân hàng có chi phí cao nhất trong khối Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối do trong năm 2015 ngân hàng này đã tăng mạnh số lượng nhân viên lên số lượng 11.000 nhân viên, năm 2016 là 15.000 gần ngang bằng với các ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối như VCB.

Có thể thấy lợi nhuận từ HĐTD chiếm chủ yếu trong hoạt động ngân hàng và chi phí hoạt động chung của ngân hàng chủ yếu là chi phí cho HĐTD. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả HĐTD các ngân hàng cần phải giảm thiểu chi phí hoạt động bằng cách tiết kiệm chi phí từ chi phí về tài sản đến chi phí quản lý đặc biệt là nâng cao năng suất lao động giảm chi phí lương…

3.3. Đánh giá hoạt động tín dụng cúa các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3.1. Kết quả đạt được.

Các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội đều có sự tăng trưởng về tín dụng ở các mức độ khác nhau, Việc tăng trưởng tín dụng dần đi vào tính chất ổn định không tăng đột biến như thời kỳ trước 2010, đồng thời việc tăng trưởng đã gắn liền với chất lượng nợ, kiểm soát được nợ quá hạn.

Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế trong cả nước nói chung và khu vực Hà nội nói riêng. Đặc biệt


các ngân hàng TMCP trên địa bàn cũng đã kết hợp thực hiện các chương trình cho vay theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà nội như việc đẩy mạnh cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, thực hiện chương trình kết nối Doanh nghiệp – Ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất theo chương trình bình ổn giả cả…

Các ngân hàng TMCP trên địa bàn đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh và định hướng đầu tư vào ngành và thành phần kinh tế hợp lý, áp dụng chính sách lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tuỳ theo từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng. Đối với từng ngành khác nhau thực hiện các chính sách lãi suất khác nhau, như thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng thuộc đối tượng mua nhà thu nhập thấp…

Công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng được củng cố và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như các yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Một số ngân hàng TMCP như TCB, VCB, VPB…. thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng HĐTD đã nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của các ngân hàng này trên thị trường trong nước và thế giới. Quy mô hoạt động ngày càng mở rộng đáp ứng chiến lược phát triển của từng ngân hàng trong tương lai.

Phần lớn các ngân hàng TMCP trên địa bàn đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ, lợi nhuận thu được hàng năm đã được giữ lại để tái tục vốn đầu tư nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của từng ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Trong quá trình hội nhập, với định hướng cho vay dần theo chuẩn quốc tế, các ngân hàng cũng đã chú trọng vào công tác quản trị rủi ro. Phần lớn các ngân hàng TMCP có trụ sở đóng tại Hà nội đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế, thông qua đó ngân hàng có thể cập nhật một cách nhanh chóng tình hình khách hàng, đánh giá được sự thay đổi đó đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó đã giúp ngân hàng đưa ra những chính sách mà ngân hàng sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp.

Các ngân hàng trên địa bàn cũng chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ, như việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, e-banking…

Chính sách pháp luật của nhà nước đã có hiệu quả trong việc kiểm soát rủi ro đối với các NHTM như thông tư 36, 02 của NHNN. Quá trình tái cơ cấu Tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng được tiến hành hiệu quả dưới sự chỉ đạo dứt điểm của NHNN… NHNN thông qua các Ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối đã chỉ đạo hỗ


trợ sáp nhập, điều hành quản trị tại các ngân hàng yếu kém như Ngân hàng TMCP Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu bước đầu có hiệu quả nhằm mục đích ổn định hệ thống.

3.3.2. Hạn chế, nguyên nhân

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hiệu quả, việc huy động các nguồn vốn trung dài hạn còn hạn chế, hiện nay các ngân hàng chủ yếu huy động các nguồn vốn ngắn hạn với kỳ hạn ngắn chủ yếu ở kỳ hạn từ 01 - 06 tháng trong khi trong thời gian gần đây một số ngân hàng vẫn có xu hướng cho vay trung dài hạn nhiều hơn điều này có thể mất cân đối nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn áp lực đến khả năng thanh khoản ngắn hạn của các ngân hàng. Các ngân hàng TMCP chưa xây dựng tốt kế hoạch huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như phù hợp với tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước trong mỗi thời kỳ. Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng chưa phù hợp với khả năng huy động vốn qua các năm như Seabank, Vietinbank, VPB.…

Hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn còn tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm có mức độ rủi ro cao như cho vay bất động sản, các dự án BOT giao thông. Trên thực tế trong thời gian vừa qua Chính phủ, NHNN đã đưa ra nhiều công văn chỉ đạo việc giám sát các khoản cho vay Bất động sản và các dự án BOT giao thông nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng an toàn, tín dụng tập trung cho sản xuất, cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực có vòng quay vốn nhanh.

Việc cho vay đối với khách hàng của một số ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù các ngân hàng trên địa bàn đã chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ khách hàng cá nhân có quy mô khoản vay nhỏ nhưng việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: các khoản vay yêu cầu giá trị tài sản thế chấp cao, năng lực tài chính của các đối tượng khách hàng này khó chứng minh… Bên cạnh đó một số ngân hàng TMCP lớn như Vietinbank, BIDV vẫn chú trọng nhiều đến khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước với những khoản cho vay tín chấp lớn dễ phát sinh rủi ro và gây thất thoát vốn của nhà nước như trường hợp cho vay đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy, Tổng Công ty Hàng Hải…

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng còn hạn chế, hầu hết các ngân hàng đều có các sản phẩm giống nhau chưa mạng lại sự khác biệt để tăng năng lực cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng với nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà với cả các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng có vốn 100% nước ngoài…

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, nợ có khả năng mất vốn ngày một tăng có


những ngân hàng do nợ xấu cao đã mất hết vốn điều lệ buộc NHNN phải mua mới giá 0 đồng như Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu, Ngân hàng TMCP Đại Dương, điều đó cho thấy giai đoạn hiện nay HĐTD tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả tín dụng chưa cao. Bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) mặc dù được xúc tiến hết sức tích cực nhưng việc xử lý được nợ xấu vẫn còn bỏ ngỏ do cơ chế chính sách.

Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ phù hợp thông lệ quốc tế, các bước còn chưa mang tính độc lập cao dễ dẫn đến rủi ro khi phê duyệt tín dụng. Chất lượng công tác thẩm định tín dụng chưa tốt. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm còn chưa chuyên nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá, việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế chưa thực hiện thường xuyên, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Công tác thu thập thông tin cho quá trình thẩm định còn nhiều bất cập, việc thu thập thông tin mất nhiều thời gian. Nhiều hồ sơ vay cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng, các phương án đề ra, dẫn đến việc ra quyết định có thể không được chính xác. Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng (tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu ra của sản phẩm, khả năng cân đối vốn…) chưa thật sự sát với thực tế.

Đội ngũ cán bộ tín dụng còn ít, trẻ, còn thiếu kinh nghiệm cũng là một khó khăn trong vấn đề mở rộng tín dụng. Chất lượng cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chất lượng thẩm định chưa đạt yêu cầu, không đối chiếu phân tích với các nguồn thông tin khác vào báo cáo thẩm định là khá phổ biến, kiểm tra các mặt tài chính thiếu chính xác, kiểm tra sử dụng vốn vay ít không đảm bảo chất lượng...

Thu nhập hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng chủ yếu là từ tín dụng. Điều đó cho thấy thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Tỷ suất lợi nhuận từ cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm cho thấy công tác quản lý hiệu quả tín dụng chưa cao, có những ngân hàng không có hiệu quả đem lại từ HĐTD như MSB.. bên cạnh đó chi phí cho hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro ngày một tăng cũng làm giảm tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động cho vay.


Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả tín dụng của các ngân hàng còn chi phối bởi áp lực chỉ tiêu kinh doanh do hội sở giao cho các chi nhánh, phòng giao dịch và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh (lãi suất, hạn mức, hình thức bảo đảm..) do vậy để tăng trưởng các ngân hàng sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao.

Các nguyên nhân từ phía khách hàng như các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định như: không có phương án, dự án kinh doanh hiệu quả, không có đủ vốn tự có tham gia phương án, dự án, không đủ tài sản thế chấp hợp pháp, việc thực hiện chế độ kế toán thống kê của doanh nghiệp vay vốn chưa được nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng đối phó với ngân hàng bằng cách làm báo cáo sai sự thật do chưa có quy định về kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nên các báo cáo của các doanh nghiệp này thường không đúng theo chế độ hiện hành, gây khó khăn lớn cho cán bộ làm công tác thẩm định, đây là khó khăn đối với phần lớn các doanh nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: biến động tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp; sự bất ổn của giá dầu trên thế giới làm cho nền kinh tế trong nước ảnh hưởng. Hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều biến động và bất ổn, nhiều chính sách, cơ chế quản lý của Chính Phủ còn đang dần tiếp tục hoàn thiện. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của thị trường vốn, tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay.

Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng đã được chỉ đạo quyết liệt tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao, vẫn còn một số Ngân hàng hoạt động yếu kém nợ xấu tăng cao, sở hữu chéo gây ra những rủi ro tiềm ẩn. Cơ chế chính sách quản lý đưa ra còn lỏng lẻo khiến cho một số cán bộ ngân hàng lách luật vi phạm các quy định cho vay gây hậu quả lớn cho các cổ đông ngân hàng cũng như nhà nước, nhiều vụ án trong ngân hàng được phát hiện đưa ra khởi tố như tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng TMCP Xây dựng… gây thất thoát tài sản nhà nước và niềm tin của nhân dân.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội chiếm nhiều về số lượng, với lợi thế là thủ đô của cả nước nhiều ngân hàng đã đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Hiện nay, hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn bao gồm; các Ngân hàng TMCP lớn tiền thân là các NHTM nhà nước mới cổ phần hóa có truyền thống và thành lập từ lâu đời như: VCB, Vietinbank, BIDV, các ngân hàng này có quy mô tổng tài sản lớn và có cổ phần do nhà nước chi phối, nhóm các NHTMCP khác có cổ phần không do nhà nước chi phối lần lượt được thành lập từ những năm 90 và sau này một số ngân hàng được thành lập dựa trên cơ cấu lại từ các ngân hàng TMCP nông thôn mở trụ sở chính tại Hà Nội.

Tiếp theo các chương 1, chương 2 về tổng quan nghiên cứu cũng như những lý luận cơ bản về NHTM, hiệu quả tín dụng, chương 3 đi vào tập trung phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn dựa trên chỉ tiêu chính là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD và các nhân tố tác động, thời gian nghiên cứu của luận án gắn liền với quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (2011-2015) và giai đoạn đầu triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu (2016-2020) của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước. Qua quá trình đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra mặt được, chưa được về công tác nâng cao hiệu quả tín dụng để làm cơ sở đưa ra những giải pháp ở các phần sau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023