Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội - Hội Sở Chính Trong Giai Đoạn 2013-2015


Bả

ng 2 11 Hạn mức tín dụng tài khoản Nostro của một số ngân hàng đại lý cấp 1

ng 2.11.Hạn mức tín dụng tài khoản Nostro của một số ngân hàng đại lý cấp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: Nghìn USD



TT


Tên Ngân hàng đại lý

Hạn mức tín dụng mà MB được cấp

2013

2014

2015

1

Citibank, N.A New York

1.000

5.000

7.000

2

Commezbank AG, Germany

2.000

5.000

7.000

3

Standard Chartered

3.000

4.000

6.000

4

JP Morgan Chase

5.000

5.000

7.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính - 10

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Khối Vận hành)

Từ bảng trên cho thấy, các ngân hàng lớn trong hoạt động TTQT trên thế giới liên tục lới hạn mức tín dụng cho MB. Ví dụ như Citibank vào năm 2013 chỉ đồng ý hạn mức cho MB là 1.000.000 USD thì đến năm 2015 hạn mức tín dụng của MB tại Citibank đã được nâng lên thành 7.000.000 USD. Tương tự với Citibank, Standard Chartered cũng nâng hạn mức tín dụng cho MB lên thành 6.000.000 USD vào năm 2015 tăng gấp đôi so với hạn mức tín dụng tại năm 2013. Việc tăng hạn mức tín dụng tại các ngân hàng đại lý lớn trên thế giới chứng tỏ MB đang được các ngân hàng này đánh giá cao hơn về chất lượng do đó có thể chứng minh sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực TTQT thì MB đã và đang dần thể hiện uy tín của mình với toàn ngành ngân hàng trên thế giới. Ngoài ra, việc nâng cao hạn mức tín dụng cũng thỏa mãn nhu cầu số lượng giao dịch và số tiền giao dịch ngày một tăng của MB qua các năm giúp cho MB có thể thực hiện giao dịch liên tục với số vốn cao trong một khoảng thời gian nhất định. Đi cùng những thuận lợi mà việc nâng cao hạn mức tín dụng từ các ngân hàng trên, MB cũng phải gánh chịu khoản phí thường niên để duy trì hạn mức này tương đối cao khiến cho chi phí dành cho hoạt động TTQT có thể tăng lên trong thời gian tới.


61

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Hội sở chính trong giai đoạn 2013-2015

2.2.4.1. Các chỉ tiêu định tính

Tiêu chí quy trình thanh toán chuẩn

Bảng 2.12. Đánh giá chỉ tiêu quy trình thanh toán chuẩn của một ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu

Quy trình thanh toán chuẩn nhất

Quy trình thanh toán chuẩn

Quy trình thanh toán đạt mức trung bình

Quy trình thanh toán dưới mức trung bình

Tỷ lệ STP

90-100

80-90

60-80

< 60

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Khối Vận hành)

Trong bảng thể hiện chỉ tiêu đánh giá STP của MB đưa ra, STP nằm trong khoảng giới hạn từ 90% đến 100% thì đồng nghĩa với việc ngân hàng có tỷ lệ công điện chuẩn hay ngân hàng có quy trình thanh toán chuẩn nhất. Từ những ngày đầu mới tổ chức hoạt động TTQT, chỉ tiêu STP của ngân hàng chỉ đạt trong khoảng 80-90%. Tuy đây là mức chỉ tiêu tốt nhưng MB vẫn nỗ lực phấn đấu hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác trong từng giao dịch. Trong giai đoạn 2013 – 2015, STP trong hoạt động TTQT tại MB là 99%. Con số này thực sự đáng ghi nhận và khẳng định vị thế của MB so với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong hoạt động TTQT.

Tiêu chí đòn bẩy

Bên cạnh các dịch vụ theo phương thức thanh toán, MB đã và đang cung cấp một số dịch vụ khác hỗ trợ cho hoạt động TTQT. Cụ thể:

Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Đầu tiên phải kể đến hoạt động hỗ trợ và tăng cường nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ của khách hàng sử dụng TTQT không bao giờ đáp ứng đầy đủ nhu cầu do vậy, có thể thấy hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối là những hoạt động thúc đẩy và gắn kết với nhau.


62



Biể

u đồ 2 1 Thu nhập kinh doanh ngoại hối từ hoạt động thanh toán quốc tế tại 2

u đồ 2.1. Thu nhập kinh doanh ngoại hối từ hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng


250000



229,111



200000

180,157 189,193

199,551

180,666






154,886


150000



145,901



100000

106,254

100,045


USD CNY

50000




Ngoại tệ khác

0





2013

2014

2015



USD

180,157

180,666

229,111

CNY

106,254

199,551

154,886

Ngoại tệ khác

189,193

100,045

145,901

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh – Khối Vận hành)

Từ biểu đồ trên cho thấy, song song với sự phát triển của hoạt động TTQT về lợi nhuận như đã phân tích ở trên thì hoạt động này cũng góp phần giúp gia tăng thu nhập cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại MB. Cụ thể, trong giai đoạn 2013-2015, thông qua hoạt động TTQT, thu nhập kinh doanh ngoại tệ đã tăng trưởng qua các năm từ 475.604 triệu đồng tại năm 2013 lên 529.898 triệu đồng tại năm 2015. Đặc biệt, thu nhập kinh doanh ngoại tệ thông qua hoạt động TTQT có được phần lớn đến từ hai đồng ngoại tệ chủ đạo là đô la Mỹ - USD và Nhân dân tệ - CNY phù hợp với thị phần TTQT của hoạt động TTQT trong giai đoạn này.

Song, sự phối hợp giữa hai hoạt động này tại MB chưa đạt được hiệu quả như mong muốn trong hoạt động thanh toán xuất khẩu. Trong các giao dịch thanh toán phát sinh, MB đã phải từ chối nhiều yêu cầu mua ngoại tệ của khách hàng để thanh toán hợp đồng với đối tác, trong đó đa phần là các hợp đồng có giá trị thanh toán vừa và nhỏ của khách hàng vãng lai. Nguyên nhân của việc này là bởi khách hàng thường xuyên của MB hầu hết là những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn với những hợp đồng ngoại thương có giá trị cao. Do vậy, ở những thời điểm khan hiếm ngoại tệ, MB đã ưu tiên phục vụ nhu cầu của những khách hàng này để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Điều này đã tạo khó khăn cho khách hàng vãng lai khi mua ngoại tệ từ nơi khác gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến việc thực hiện thanh toán của khách hàng. Nếu như trong năm 2014, chỉ có khoảng 74% nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng được


63

đáp ứng thì năm 2015, con số này đã giảm xuống còn 63%. Đây là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT tại MB.

Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu

Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hay còn gọi là tài trợ thương mại là một nghiệp vụ mới được MB quan tâm phát triển trong năm 2015, nghiệp vụ này bao gồm: Tài trợ trước giao hàng bằng phương thức thế chấp L/C; Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C hoặc nhờ thu; Bảo lãnh trả chậm. Trong các dịch vụ TTQT cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu, bảo lãnh trả chậm làm một trong những dịch vụ thế mạnh của MB.

Biểu đồ 2.2. Doanh số bảo lãnh trả chậm của Ngân hàng TMCP Quân đội trong giai đoạn 2013 – 2015

3500

3000

2905

2520

2500

2128

23

2000

1500

1000

2119

1524

500

0


Doanh thu

31

Đơn vị tính: Triệu đồng



2013

2014

2015













2128

2520

2905



Số món

1524

2119

2331


(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Kết quả kinh doanh – Khối Vận hành) Từ biểu đồ trên ta có thể thấy số món bảo lãnh của MB ngày càng tăng trong giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thể năm 2014, số món giao dịch đã tăng thêm 39% so với năm

2013 và năm 2015 tăng thêm 10% đạt 2.331 món. Trong tổng số món bảo lãnh, phần

lớn MB thực hiện bảo lãnh trả chậm L/C (Chiếm khoảng 83% trong tổng số tiền bảo lãnh), còn lại là bảo lãnh trả chậm hối phiếu hay các công cụ chuyển nhượng khác trong nhờ thu. Song song với sự gia tăng số món bảo lãnh là sự tăng lên về tổng số tiền mà MB bảo lãnh cho khách hàng. Năm 2014, doanh số bảo lãnh đã tăng thêm 392 triệu đồng (tương đương với mức tăng 18,4%) so với năm 2013 và đạt 2.520 triệu đồng. Năm 2015, tổng số tiền bảo lãnh đạt 2.905 triệu đồng (tương đương với mức tăng 15,3%) so với năm 2009. Nguyên nhân khiến số món bảo lãnh cũng như tổng số tiền MB thực hiện bảo lãnh cho khách hàng ngày càng tăng lên là do mức tín nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam là không cao. Chính điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng về khả năng

64



than

tiền đã tăng

h toán của khách hàng khi đến hạn Trong năm 2013 MB đã thu hồi được 86 số 3

h toán của khách hàng khi đến hạn. Trong năm 2013, MB đã thu hồi được 86% số trả thay cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước. Năm 2014, con số này

lên mức 88%. Năm 2015, với việc nền kinh tế đã bắt đầu ổn định hơn, số tiền mà ngân hàng thu hồi được sau khi đã trả thay cho khách hàng tăng lên đến 93%.

Đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ L/C hoặc nhờ thu, trong thực tế nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ chiết khấu truy đòi còn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi chiếm tỷ trọng thấp và hầu như không có vì nghiệp vụ đó có rủi ro dành cho ngân hàng quá lớn nên trong giai đoạn 2013- 2015 MB vẫn chưa mạnh dạn áp dụng nghiệp vụ này trong hoạt động TTQT.

Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng

Để tạo một dây chuyền khép kín trong phục vụ TTQT, MB đã cho phép cho các doanh nghiệp kinh doanh có thể vay vốn bằng VNĐ để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của mình và thu về ngoại tệ giúp nguồn vốn ngoại tệ của MB tăng lên. Song nghiệp vụ này tại MB mới chỉ dừng lại ở mức lý thuyết và chỉ được áp dụng đối với các khách hàng trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc các doanh nghiệp VVIP của MB. Với lãi suất cho vay còn cao cũng như nguồn vốn ngoại tệ còn hạn chế khiến cho nghiệp vụ tín dụng thông qua hoạt động TTQT còn hạn chế và cần phát triển hơn trong thời gian tới.

Tăng cường nguồn vốn (đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ)

Theo Báo cáo thường niên của MB, Nguồn vốn ngoại tệ hiện tại của MB tính đến hết năm 2015 đạt 10.777 tỷ đồng tăng 5.214 tỷ đồng so với năm 2014 và tăng 4.806 tỷ đồng so với năm 2013. Đóng góp cho sự phát triển của nguồn vốn ngoại tệ tại ngân hàng là từ tài khoản ký quỹ L/C hoặc tài khoản ngoại tệ dùng trong phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu. Cụ thể, tài khoản ký quỹ của phương thức L/C tại MB trong năm 2015 xấp xỉ 719 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng so với năm 2014 và tăng 68 tỷ so với năm 2013. Đối với tài khoản ngoại tệ dùng trong thanh toán của các doanh nghiệp nhằm sử dụng cho phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu chỉ chiếm số tiền nhỏ hơn so với tài khoản ký quỹ, tại năm 2015 tài khoản ngoại tệ của khách hàng sử dụng đạt xấp xỉ 156 tỷ đồng giảm khoảng 87 tỷ đồng so với năm 2014 và tăng khoảng 13 tỷ đồng so với năm 2013. Nhìn chung tổng quy mô nguồn vốn có được nhờ chiếm dụng tài khoản ngoại tệ cũng như ký quỹ của hoạt động TTQT chiếm tỷ lệ không quá lớn (Chưa đến 0,01%) cho thấy hoạt động TTQT vẫn chưa hỗ trợ được cho nguồn vốn ngoại tệ của MB khiến cho nguồn vốn mặc dù vẫn được duy trì ở mức độ khả quan nhưng chưa phải là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu không ổn định từ khách hàng.


65

Uy tín của ngân hàng

Với những nỗ lực trong suốt những năm qua, MB đã trở thành một thương hiệu uy tín được các tổ chức, định chế tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ghi nhận và đánh giá cao. Bằng chứng là tại năm 2015, MB đã nhận được giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” – một giải thưởng nhằm tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam trong hội nhập quốc tế; hay danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc ASEAN 2015” do Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam và Trung tâm dịch vụ đối ngoại, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương Campuchia, Thái Lan, Lào, Hội chất lượng Châu Á … tổ chức và trao tặng. Những giải thưởng mà ngân hàng đã dành được góp phần khẳng định vị thế của MB trong nước và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Trong tương lai, khi mà bộ máy hoạt động đã được cải thiện một các hiệu quả, MB sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động của mình để trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn ở khu vực Châu Á.

2.2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng

Tỷ trọng doanh thu thanh toán của từng phương thức trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế

Bảng 2.13. Xác định tỷ trọng doanh thu thanh toán của từng phương thức trong tổng doanh thu thanh toán quốc tế của toàn Ngân hàng TMCP Quân đội

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Chênh lệch

2013-2014

2014-2015

Tỷ trọng doanh thu phương thức chuyển tiền trong tổng doanh thu TTQT


47,92


59,29


50,00


11,37


(9,29)

Tỷ trọng doanh thu phương thức L/C trong tổng doanh thu TTQT

47,92

38,71

49,10

(9,21)

10,39

Tỷ trọng doanh thu phương thức nhờ thu trong tổng doanh thu TTQT


4,16


2,00


0,90


(2,15)


(1,10)

Các tỷ trọng này cho thấy phương thức thanh toán nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Qua bảng 2.14, ta thấy phương thức chuyển tiền là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là phương thức tín dụng chứng từ, và phương thức nhờ thu chiếm tỉ trọng ít nhất. Nhưng cũng qua bảng 2.14 trên, tỷ trọng

66



của các

chun dụng

phương thức không cố định mà có sự thay đổi qua từng năm nhìn ở xu thế g 4

phương thức không cố định mà có sự thay đổi qua từng năm, nhìn ở xu thế g, ta có thể thấy, khách hàng đang dần chuyển đổi sang sử dụng phương thức tín chứng từ thay cho phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu đang dần bị

mai một. Cụ thể: Tại năm 2013, doanh thu của hoạt động TTQT đạt 785 tỷ đồng trong đó có sự đóng góp to lớn từ phương thức chuyển tiền (chiếm 47,92%) và phương thức L/C (chiếm 47,92%) còn lại là doanh thu của phương thức nhờ thu. Sang năm 2014, Phương thức chuyển tiền đã đóng góp hơn một nửa cho doanh thu hoạt động TTQT tương đương 59,29% tăng 11,37% so với năm 2013, cũng trong năm 2014, phương thức L/C và phương thức nhờ thu đều giảm về doanh thu do đó tỷ trọng đóng góp cũng giảm so với năm 2014. Đến năm 2015, sự thay đổi cơ cấu hoạt động TTQT tại MB lại tiếp tục, khi mà phương thức L/C phát triển trở lại đóng góp cho doanh thu toàn hoạt động 49,10% tăng 10,39% so với năm 2014 thì phương thức chuyển tiền lại chỉ còn đóng góp 50,00% giảm 9,29% so với năm trước đó. Sự thay đổi tỷ trọng doanh thu từ các phương thức cho thấy, càng ngày các doanh nghiệp đều có xu hướng lo sợ rủi ro, các hợp đồng kinh tế càng ngày càng có giá trị cao hơn do vậy hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu đều không đáp ứng được yêu cầu này.

Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trong tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng

Bảng 2.14. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trong tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội


Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Chênh lệch

2013-2014

2014-2015

Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trong tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng


16,55


18,18


18,63


1,63


0,45

Lợi nhuận của hoạt động TTQT trong giai đoạn 2013 – 2015 chiếm tỷ lệ khá lớn khi so với tổng lợi nhuận mà ngân hàng có được. MB lại là một NHTM do đó mục tiêu cuối cùng của MB là lợi nhuận do vậy, sự tăng trưởng lợi nhuận theo thời gian của hoạt động TTQT góp phần khiến lợi nhuận của toàn ngân hàng tăng trưởng. Cụ thể: Vào năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động TTQT chỉ đóng góp 16,55% cho lợi nhuận của toàn ngân hàng thì đến năm 2014 khi mà lợi nhuận mà hoạt động TTQT tăng lên mức 577 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận từ hoạt động này đóng góp thêm 1,63% vào tổng lợi nhuận chung của toàn ngân hàng. Không dừng ở thành công đó, hoạt động TTQT


67

trong năm 2015 đã cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu được đề ra và lợi nhuận thu về được đạt 600 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận của hoạt động này chiếm 18,63% trong tổng lợi nhuận đạt được của MB trong năm đó. Sự tăng trưởng không ngừng của tỷ trọng này giúp hoạt động TTQT có thể chứng minh sự cần thiết của mình trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như thể hiện được hiệu quả hoạt động không ngừng được cải thiện qua các năm.

Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân

hàng

Bảng 2.15. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng

Đơn vị tính: %



Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Chênh lệch

2013-2014

2014-2015

Tỷ lệ doanh thu TTQT trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng


80,63


70,84


78,58


(9,79)


7,74

Tỷ lệ doanh thu TTQT trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng cho ta thấy tỉ lệ nguồn thu hoạt động TTQT chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng. Từ bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ doanh thu hoạt động TTQT luôn đóng góp cho MB một khoản không nhỏ. Vào năm 2013, tỉ lệ này là 80,63% thể hiện trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng thu được tại năm 2013 thì doanh thu từ hoạt động chiếm 80,63%. Đến năm 2014, tỷ lệ này có sự sụt giảm 9,79% so với năm 2013 do sự tăng lên của doanh thu toàn dịch vụ lớn hơn sự tăng trưởng của hoạt động TTQT khiến cho tử số bé hơn mẫu số làm cho tỷ trọng sụt giảm. Khác với năm 2014, vào năm 2015, hoạt động TTQT đã lấy lại được tỷ lệ của mình khi tăng trưởng 7,74% so với năm 2014 để tiếp tục chiếm 78,58% trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Đối với một ngân hàng bán lẻ, sự tăng trưởng của tỷ lệ doanh thu từ hoạt động TTQT trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng sẽ cho thấy sự phát triển của hoạt động TTQT trong sự phát triển chung của toàn dịch vụ trong MB. Trong tổng thu từ dịch vụ của MB có rất nhiều thành phần như bảo lãnh, đầu tư, … và theo các tính toán trên có thể thấy doanh thu từ hoạt động TTQT luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu từ dịch vụ. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động TTQT trong hoạt động dịch vụ của MB nói riêng và trong tổng thể hoạt động của MB nói chung.


68


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023