Mức Phí Dịch Vụ Trong Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế


ngoạ

năng được

i tệ theo chủ trương của Chính phủ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả 1

i tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả cân đối ngoại tệ của NHTM. Do tín dụng ngoại tệ tăng cao, giá mua bán USD duy trì ở mức cao, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm 1% lên

21,246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Những tác động của NHNN đã khiến doanh số TTQT tại MB có sự sụt giảm trong năm 2014 do tỷ giá tăng khiến các doanh nghiệp nhập khẩu hạn chế nhập hàng hóa do giá hàng hóa trong thời điểm này trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa trong nước khiến hàng hóa nước ngoài sau khi được nhập khẩu về không thể cạnh tranh được với hàng hóa nội địa. Cụ thể: Doanh số Phương thức L/C giảm 170.223 tỷ đồng từ 769.111 tỷ đồng tại năm 2013 xuống còn 598.888 tỷ đồng tại năm 2014 (giảm 22,13%). Doanh số Phương thức Nhờ thu giảm từ 199 tỷ đồng tại năm 2013 xuống còn 145 tỷ đồng năm 2014 (giảm 54 tỷ đồng tương đương giảm 27,14%). Ngược lại với xu hướng giảm doanh số của hai phương thức trên, phương thức chuyển tiền lại có chuyển biến tích cực hơn, khi mà doanh số tại năm 2014 đã tăng 95.126 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 5,75%) nhưng chuyển biến này vẫn không thể thay đổi được sự sụt giảm doanh số chung của toàn hoạt động. Nhìn sâu hơn vào cơ cấu của từng phương thức, có thể nhận thấy, cơ cấu về nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lĩnh vực xuất khẩu. Doanh số của những phương thức chuyển tiền đi và L/C nhập khẩu vẫn đạt con số lớn và chiếm tỷ trọng quá nửa. Đặc biệt, doanh số L/C xuất khẩu tại năm 2014 có sự sụt giảm nghiêm trọng, từ 56.112 tỷ đồng xuống còn 23.555 tỷ đồng (giảm 58,02%) trong khi đó tỷ giá hối đoái tại năm 2014 lại có lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ, MB vẫn chưa tích cực phát triển hoạt động TTQT nhất là đối với phương thức L/C.

Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng FED điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Từ tác động của thị trường tiền tệ trên thế giới khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam được lợi do sự sụt giảm tỷ giá khi các doanh nghiệp này nhập khẩu được hàng hóa rẻ hơn tương đối so với thời gian trước. Tình hình thị trường tiền tệ dù không tác động tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng với các chính sách kiểm soát nhập siêu của Bộ Công thương như chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; … nhằm quản lý nhập khẩu và hỗ trợ hợp lý cho sản xuất trong nước từ đó giúp cho thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam ổn định đồng thời tác động tích cực đến hoạt động TTQT của MB. Thêm vào đó, cùng với việc rút kinh nghiệm từ các năm trước và phát huy các thế mạnh sẵn có, hoạt động TTQT tại MB đã tăng trưởng

53

trở lại đi ngược với xu thế biến động của kinh tế quốc tế. Doanh số TTQT tăng

225.000 tỷ đồng từ 2.349.471 tỷ đồng của năm 2014 lên 2.574.471 tỷ đồng năm 2015 (tương đương tăng 9,58%). Cụ thể: Doanh số Phương thức L/C tăng trưởng mạnh từ 598.888 tỷ đồng tại năm 2014 lên 865.596 tỷ đồng tại năm 2015 (tương đương tăng khoảng 44,53%). Doanh số phương thức nhờ thu tiếp tục theo đà giảm sút từ 145 tỷ đồng tại năm 2014 chỉ còn đạt 125 tỷ đồng tại năm 2015 (tương đương giảm khoảng 13,79%) do số lượng người sử dụng phương thức này không còn nhiều. Trái ngược với phương thức L/C, doanh số phương thức chuyển tiền tại năm 2015 lại sụt giảm 41.688 tỷ đồng, tuy vậy sự sụt giảm này đã được bù đắp bởi doanh số tăng lên của phương thức L/C. Xét đến cơ cấu phục vụ cho XNK, tương tự các năm trước, hoạt động TTQT tại MB vẫn phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực NK thay cho lĩnh vực XK, minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 tiếp tục suy giảm so với các năm trước đó, giảm dần từ mức 15,4% năm 2013 và 13,6% năm 2014. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với mức tăng trưởng 13,8% so với năm 2014 (18,5% nếu không tính dầu thô), chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh số TTQT còn bị tác động bởi yếu tố khách quan từ phía doanh nghiệp Việt Nam. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam thường không có tiếng nói trong thị trường thương mại quốc tế do đó dễ dàng chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng, phía nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng, nhằm giảm rủi ro cho họ do vậy trong thanh toán hàng nhập khẩu phương thức thanh toán L/C được sử dụng phổ biến. Trong khi đó, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, một số doanh nghiệp thường có xu hướng chấp nhận bán hàng theo phương thức thanh toán chuyển tiền sau khi giao hàng để có được hợp đồng từ phía đối tác bởi vì nếu sử dụng phương thức thanh toán L/C thì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác. Thực trạng này xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các tỉnh, các công ty này mới bước vào thị trường quốc tế và mục tiêu của họ đề ra là lợi nhuận nên thường sẵn sàng chịu rủi ro.


54



2.2.3

Bả

4 Doanh thu chi phí và lợi nhuận ròng của hoạt động thanh toán quốc tế ng 2 7 2

.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của hoạt động thanh toán quốc tế

ng 2.7. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015

Chênh lệch

2013-2014

2014-2015

Tuyệt đối

Tương đối (%)


Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh thu TTQT

785

997

1.201

212

27,01

203

20,38

Doanh thu Phương thức Chuyển tiền


376,33


591,36


600,36


215


57,14


9


1,52

Doanh thu Phương thức L/C


376,33


386,10


589,55


10


2,60


203


52,69

Doanh thu Phương thức Nhờ thu


32,66


19,99


10,80


(13)


(38,79)


(9)


(45,97)

Chi phí

285

320

601

35

12,31

280

87,46

Lợi nhuận TTQT

500

577

600

77

15,40

23

3,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính - 9

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh – Khối Vận hành) Doanh thu thanh toán quốc tế

Từ bảng 2.8 về Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế tại MB giai đoạn 2013-2015 có thể thấy rõ doanh thu đều tăng qua các năm. Tổng doanh thu TTQT năm 2014 là 997 tỷ đồng tăng 212 tỷ đồng so với năm 2013, đến năm 2015 tổng doanh thu TTQT tăng vọt 20,38% lên 1.201 tỷ đồng so với năm 2014. Cụ thể:

Đối với phương thức chuyển tiền: Vào năm 2013, doanh thu của phương thức chuyển tiền chỉ đạt 376,33 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số này đã tăng 57,14% lên 591,36 tỷ đồng. Tiếp tục thành công của năm 2014 và không dừng lại ở con số 591,36 tỷ một năm, MB đã nâng được doanh thu phương thức chuyển tiền lên 600,36 tỷ đồng tương đương tăng 1,52% so với năm 2014. Kết quả thành công của phương thức


55

chuyển tiền bắt nguồn từ sự chuyên môn hóa nghiệp vụ nhờ sự tách hai phòng riêng biệt cùng với nguyên tắc xử lý tập trung khiến công tác xử lý cũng như vận hành chính xác, hiệu quả, tăng được số lượng giao dịch.

Với phương thức L/C: Bởi vì TTQT là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện ngày nay Kinh tế - Chính trị thế giới có nhiều biến động thì nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã lựa chọn phương thức L/C làm phương thức thanh toán của mình. Doanh thu trong cả giai đoạn 2013 – 2015 của phương thức này đều tăng trưởng, cụ thể: Năm 2013 doanh thu của phương thức L/C tại MB còn hạn chế chỉ đạt 376,33 tỷ đồng, con số này không mấy thay đổi tại năm 2014 khi mà doanh số phương thức L/C chỉ tăng 2,60% lên là 386.10 tỷ đồng. Thì sang 2015, MB đã thể hiện được năng lực trong hoạt động TTQT thông qua phương thức L/C, minh chứng là sự tăng trưởng vượt bậc 52,69% lên 589,55 tỷ đồng sánh ngang với doanh thu của phương thức chuyển tiền. Từ kết quả trên, nghiệp vụ L/C tại MB càng ngày càng được khách hàng tin tưởng do ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm thời gian xử lý hồ sơ từ 1 tuần làm việc xuống còn 2 ngày để xử lý chứng từ. Thêm vào đó, vào năm 2015 tỷ trọng xuất nhập khẩu tại Việt Nam tăng lên cùng với sự thay đổi cơ cấu của rất nhiều ngân hàng yếu kém khiến khách hàng sẽ tìm đến các ngân hàng uy tín như MB.

Ngược lại với sự tăng trưởng doanh thu của 2 phương thức chuyển tiền và phương thức L/C, doanh thu của phương thức nhờ thu lại có chiều hướng giảm sút qua các năm. Cụ thể: Vào năm 2013, doanh thu phương thức nhờ thu đạt 32,66 tỷ đồng thì đến năm 2014 doanh thu đã giảm 38,79% còn 19,99 tỷ đồng. Sự sụt giảm doanh thu vẫn còn kéo dài đến hết năm 2015, tại năm 2015 doanh thu phương thức nhờ thu chỉ còn 10,80 tỷ đồng giảm khoảng 9 tỷ so với năm 2014. Việc sụt giảm doanh thu này không đến từ phía MB mà do yếu tố khách quan xuất phát từ nhược điểm của phương thức này là quá nhiều rủi ro đối với người sử dụng. Do đó, hiện nay, không chỉ riêng MB mà đây là thực tế chung đối với hầu hết các NHTM tại Việt Nam.

Chi phí thanh toán quốc tế

Chi phí thanh toán quốc tế là các khoản chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch TTQT. Chi phí TTQT gồm các loại: Các chi phí cho ngân hàng đại lý bên nước ngoài, điện phí SWIFT, phí thường niên với các đối tác, phí chi trả cho người lao động, phí ngân hàng phải chịu nếu có sai sót xảy ra do phía ngân hàng, … . Các khoản phí này là những khoản phí cố định, ít thay đổi và chỉ chịu tác động từ số lượng điện giao dịch của năm đó, do đó, chi phí TTQT sẽ tỉ lệ thuận với số lượng điện giao dịch trong năm. Cụ thể: Trong năm 2013, tổng chi phí mà ngân hàng phải chi trả cho hoạt động này là 285 tỷ đồng, do số món giao dịch luôn tăng qua các năm, nên vào

56



năm 601

Mặc

2014 chi phí này tăng 12 31 lên 320 tỷ đồng và tăng 87 46 vào năm 2015 đạt tỷ 3

2014, chi phí này tăng 12,31% lên 320 tỷ đồng và tăng 87,46% vào năm 2015 đạt tỷ đồng do số món tăng từ 59.455 món vào năm 2013 lên 69.149 món năm 2015. khác, sau khi so sánh và tính toán chi phí bình quân của mỗi món TTQT với doanh số TTQT cho thấy MB vẫn chưa có những chính sách đối ngoại với các ngân hàng đại lý hiệu quả khi mà chi phí trung bình dành cho mỗi món TTQT hiện tại của

MB vẫn tăng mạnh hơn so với sự tăng trưởng doanh số TTQT.

Lợi nhuận thanh toán quốc tế

Lợi nhuận TTQT được tính bởi hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT đã được phân tích ở trên. Do vậy, với sự tăng lên của doanh thu lớn hơn sự tăng lên của mức chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra khiến cho lợi nhuận TTQT của MB qua 3 năm không những đều có lãi mà còn tăng trưởng theo chiều hướng lạc quan. Cụ thể: Lợi nhuận MB thu được từ hoạt động TTQT tại năm 2013 là 500 tỷ đồng, thì đến năm 2014 lợi nhuận đã tăng thêm 77 tỷ đồng đưa con số lợi nhuận thu về từ hoạt động TTQT của MB đạt 577 tỷ đồng và tiếp tục tăng thêm 23 tỷ đồng nữa tại năm 2015 nâng lợi nhuận của MB từ hoạt động này đạt mức 600 tỷ đồng.

2.2.3.5. Mức phí dịch vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế

Mức phí là một trong những tiêu chí được khách hàng đem ra so sánh công khai với các ngân hàng khác nhằm chọn lựa được một ngân hàng phù hợp với yêu cầu của mình. Dưới đây là bảng so sánh mức phí trung bình của một món TTQT tại 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Bảng 2.8. Mức phí dịch vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân đội so với một số ngân hàng thương mại khác

Đơn vị tính: USD


TT

Mức phí của từng hình thức

MBbank

Vietcombank

Techcombank


1


Chuyển tiền

Tối thiểu

2

2

5

Tối đa

300

150

200


2


Nhờ thu

Tối thiểu

10

2

15

Tối đa

300

-

-


3


L/C

Tối thiểu

10

50

50

Tối đa

500

500

400

(Nguồn: Tổng hợp biểu phí của 3 ngân hàng: Mbbank, Vietcombank và Techcombank)


57

Qua bảng trên ta thấy mức phí dịch vụ TTQT trung bình của MB so với 2 ngân hàng Vietcombank và Techcombank gần như không có sự chênh lệch quá nhiều. Cụ thể: Ở phương thức chuyển tiền, mức phí trung bình tối thiểu tại Techcombank là 5 USD trong khi VCB và MB chỉ là 2 USD nhưng số tiền tối đa mà khách hàng có thể phải trả cho phương thức này tại MB lại cao nhất là 300 USD/ điện giao dịch còn tại Techcombank chỉ là 200 USD và thấp nhất là VCB với mức phí chỉ bằng một nửa của MB là 150 USD. Đối với phương thức nhờ thu, MB tiếp tục lép vế hơn 2 ngân hàng được so sánh với chi phí 10 USD/ điện giao dịch khiến MB khó có thể cạnh tranh được với VCB với mức phí thấp hơn 5 lần. Riêng với phương thức L/C, đây là một phương thức đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, khi mà một ngân hàng kì cựu trong lĩnh vực TTQT đưa ra mức phí thấp nhất trung bình lên đến 50 USD thì MB chỉ cung cấp cho khách hàng cùng một loại hình dịch vụ với mức giá tốt hơn rất nhiều 10 USD. Việc MB tập trung giảm phí dịch vụ cho phương thức L/C bởi vì có thể thấy, L/C là phương thức dành cho khách hàng doanh nghiệp, vì thế họ quan tâm nhiều hơn về chi phí bỏ ra hơn, khi cung cấp mức phí thấp MB đã hút được lượng khách hàng không nhỏ giúp cho số lượng món cũng như doanh thu phương thức này đã tăng trưởng vượt bậc trong 3 năm vừa qua. Mặc dù, hướng đi MB đã có những kết quả khả quan, sự chênh lệch phí này chưa quá khác biệt cùng với số lượng dịch vụ cung cấp còn hạn chế so với 2 ngân hàng trên khiến MB vẫn chưa là lựa chọn đầu tiên của khách hàng trong hoạt động này

2.2.3.6. Số lượng khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.9. Số lượng khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Người



Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015

Chênh lệch

2013-2014

2014-2015


Tuyệt đối

Tương đối (%)


Tuyệt đối


Tương đối (%)

Số lượng

khách hàng


2.047


2.050


2.470


3


0,15


420


20,49

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh – Khối Vận hành)

Hoạt động TTQT đã góp phần củng cố và mở rộng lượng khách hàng, duy trì quan hệ trên nhiều mặt. Tính từ năm 2013 đến hết năm 2015, số lượng khách hàng sử


58



dụng

sử d trong

dịch vụ TTQT đều tăng lên qua từng năm góp phần làm tăng lượng khách hàng 4

dịch vụ TTQT đều tăng lên qua từng năm, góp phần làm tăng lượng khách hàng ụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Tổng số khách hàng của MB đạt 2.470 khách đó số khách hàng là người nước ngoài đang cư trú sinh sống tại Việt Nam chiếm

khoảng 15%. Cụ thể: trong năm 2014, lượng khách sử dụng dịch vụ TTQT tại MB tăng lên 15% so với năm 2013 đạt 2.050 khách hàng. Đến năm 2015, MB đã thu hút thêm được 420 khách hàng làm tăng tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại MB là 2.470 khách hàng tương đương tăng 21% so với năm 2014. Trong đó, MB vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với các doanh nghiệp, các đối tác thường xuyên như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel, Công ty 28 Quảng Ngãi, Công ty Vinatex, … . Đồng thời, trước đây MB chỉ tập trung chủ yếu cho những doanh nghiệp quân đội hay các doanh nghiệp về may mặc thì hiện nay MB cũng đã mở rộng hơn sang các ngành về xây dựng và xuất khẩu nông sản. Nếu như trong năm 2013, MB mới chỉ thu hút được khoảng 100 doanh nghiệp trong lĩnh vực này thì đến hết năm 2015, số doanh nghiệp trong các ngành nghề kể trên đã đạt hơn 600 doanh nghiệp.

2.2.3.7. Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Bảng 2.10. Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân đội

Đơn vị tính: %



Thị trường


Trung Quốc


Đông Nam Á


Châu Âu

Các thị

trường khác

Thị phần TTQT tại các thị trường

60,7%

16,4%

8,9%

14%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh – Khối Vận hành) Từ bảng số liệu về thị trường TTQT của MB ta có thể thấy rằng, hoạt động TTQT của MB chủ yếu tập trung ở thị trường Trung Quốc với tỉ trọng hơn một nửa

(đạt xấp xỉ 60,7%). Đây cũng là một trong các lý do vì sao chức năng kiểm soát viên

TTQT của MB khi tuyển dụng lại yêu cầu có trình độ Tiếng Trung nhất định nhằm thấu hiểu bộ hồ sơ cũng như quy định của Trung Quốc một các chặt chẽ nhất, hạn chế rủi ro. Trong các thị trường còn lại, khu vực Đông Nam Á có tỷ trọng là 16,4% và khu vực Châu Âu đạt 8,9%. Trung Quốc, Đông Nam Á và Châu Âu là 3 thị trường lớn nhất của MB với tổng tỷ trọng doanh số lên đến 86% và 14% phân bổ cho các thị trường còn lại như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Hoạt động TTQT của MB với Trung Quốc đang phát triển tốt, tuy nhiên cũng đe dọa một vấn đề là sự phụ thuộc khá lớn vào thị trường nước này. Trong tương lai, hoạt động TTQT của MB nên cố gắng giữ vững mối quan hệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc này nhưng cũng nên



59

tập trung phát triển thị trường sang các khu vực rộng lớn khác như Đông Nam Á hay Châu Âu để đa dạng hóa thị trường tránh rủi ro tập trung.

2.2.3.8. Công nghệ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội áp dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội sở chính

MB là một trong những ngân hàng đi đầu tại Việt Nam với các mục tiêu và chiến lược rõ ràng về công nghệ, luôn luôn chú trọng việc áp dụng công nghệ vào trong các hoạt động vận hàng và quản trị của ngân hàng. Đây được coi là nền tảng của việc tạo ra các dịch vụ phù hợp với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin cũng như hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.

Năm 2007, MB đã ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới cho ngành tài chính – ngân hàng: Temenos NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng Temenos T24 cho toàn hệ thống của MB. Khác với các NHTM cùng sử dụng hệ thống core-banking T24 này, MB là ngân hàng đầu tiên quyết định vận hành T24 trên toàn hệ thống cùng một lúc. Mặc dù hệ thống T24 đã được áp dụng từ lâu, và thuật ngữ ngân hàng điện tử cũng được nhiều người biết tới và nhiều ngân hàng đang áp dụng nhưng thời gian qua, MB mới triển khai được các dịch vụ điện tử thuần túy như: Internet banking, mobile banking. Có thể thấy, hệ thống T24 mới có nhiệm vụ giúp các chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực TTQT hội sở kết nối tốt nhất, đảm bảo an toàn với chuyên viên chi nhánh, có được dữ liệu về khách hàng cũng như giao dịch đầy đủ và cập nhật liên tục chứ chưa áp dụng ngân hàng điện tử trong hoạt này. Tức là, khách hàng vẫn phải tới ngân hàng để làm đề nghị, chi nhánh vẫn phải scan chứng từ bản cứng để gửi qua hệ thống T24, hay các chuyên viên thực hiện giao dịch hoàn toàn thủ công. Trong thời gian tới, MB cũng đã có những dự án nhằm áp dụng việc ứng dụng hệ thống T24 để kết nối các giao dịch thương mại điện tử, hệ thống thanh toán và chuyển mạch.

2.2.3.9. Mạng lưới ngân hàng đại lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Trong những năm qua, MB không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên toàn thế giới, đảm bảo cho hoạt động TTQT được thông suốt. Tính đến hết năm 2015, MB đã có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng lớn trên thế giới như: Citibank, Commezbank AG, Deutsche Bank, JP Morgan Chase, Standard Chartered, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, … . MB đưa ra chỉ tiêu mở rộng không chỉ số lượng các ngân hàng đại lý và còn về sự gia tăng hạn ngạch mà những ngân hàng đại lý lớn cấp cho mình.


60


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023