Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Của Các Ngân Hàng Thương Mại



Trong cuộc sống hàng ngày, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú làm phát sinh nhu cầu thanh toán.

Toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để ngân hàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa người cư trú và người không cư trú gọi là phương thức thanh toán quốc tế.

Phương thức thanh tóan quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.

1.2.2. Các phương thức Thanh toán Quốc tế của các Ngân hàng Thương mại

1.2.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng ( người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định .

1.2.2.2. Phương thức mở tài khoản ghi sổ (Open account)

Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn trả giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dòi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

1.2.2.3. Nhờ thu (Collection)

Nhờ thu chứng từ (Documentary Collection) là phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người NK căn cứ vào bộ chứng từ đòi tiền gửi kèm với điều kiện nếu người NK thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người NK đi nhận hàng.

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế - 4

Các loại nhờ thu:

a.Nhờ thu phiếu trơn ( Clean collections):

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, ký phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh tóan khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hóa đơn, chứng từ bảo hiểm,…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng .



b.Nhờ thu kèm chứng từ

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: (1) hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính; hoặc (2) chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu .

Có 03 phương thức để trao chứng từ đó là:

- Điều kiện D/A (Documents against acceptance):

- Điều kiện D/P (Documents against payment)

- Điều kiện D/OT hay D/TC ( DocumentsagainstOther Term and Conditions):

+ Thanh toán từng phần

+ Trao chứng từ đổi kỳ phiếu (promiory notes)

+ Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay)

+ Trao chứng từ trên cơ sở giấy tín thác (singed trust receipt)

+ Ngân hàng bảo lãnh hối phiếu (Bank undertakings – AVAL)

1.2.2.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C)

Một cách khái quát, Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C, theo đó Ngân hàng phát hành (NHPH) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Phân loại L/C: Việc phân loại L/C dể hình dung và đơn giản nhất đó là căn

vứ vào tính chất thông dụng,

- Các loại L/C cơ bản

L/C không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C)

L/C có thể hủy ngang ( Revocable L/C)

L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable L/C)

- Các loại L/C đặc biệt:

L/C chuyển nhượng ( Transferable L/C)



L/C giáp lưng ( Back to Back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L.C này và dung chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thi nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. .

L/C dự phòng ( Standby L/C): L/C này do ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành để cam kết với nhà NK sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chí phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. (L/c này để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu ).

L/C đối ứng ( Reciprocal L/C): có nghĩa là 1 L/C đối ứng với nó được mở dùng trong trường hợp hàng đổi hàng.

L/C điều khoản đỏ ( Red Clauses L/C): Người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi L/C được mở. Thực tế, VCB Huế khi nhận được L/C lại này, sau khi thông báo L/C cho đơn vị. VCB tư vấn cho khách hàng, yêu cầu đơn vị cung cấp hối phiếu, cam kết giao hàng; sau đó VCB Huế lập điện swift đòi tiền NH nước ngoài

1.2.3.Các qui tắc điều chỉnh hoạt động Thanh toán quốc tế

Trong quá tham gia hoạt động thương mại quốc tế, mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội và đặc điểm của nền kinh tế. Điều nay dẫn đến nguồn luật áp dụng trong thương mại quốc tề của các nước thường khác nhau. Để thống nhất các quy tắc, luật lệ trong hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính toàn cầu để áp dụng trong cá hoạt động thương mại quốc tế hiện nay.

Sau đây là những văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động TTQT: Luật và công ước quốc tế:



Công ước Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods – Wien Convention 1980)

Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (United Law for Bill of Exchange – ULB 1930)

Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm

Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 (Hamburg Rules)

Các nguồn luật quốc gia Bộ luật dân sự

Luật thương mại Luật ngoại hối

Luật các công cụ chuyển nhượng Luật thanh toán quốc tế

Thông lệ và thanh toán quốc tế

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – gọi tắt là UCP)

Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số

1.1 năm 2007 (Supplement to the uniform customs and practice for electronic

presentation version 1.1 2007 ICC- eUCP)

Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng "The Uniform Rule of Bank-to-Bank Reimbursement under Documentary credit – gọi tắt là URR)

Điều kiện thương mại quốc tế của ICC (International Commercial Term –

INCOTERMS)

Quy tắc Thống nhất về nhờ thu của ICC ( ICC Uniform Rules for Collections as ICC Publication No 522 – gọi tắt URC 522)

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng

– số 681,2007 của ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC (International standard banking practice for the examination of documents under documentary credit subject to UCP 2007 ICC – ISBP 681 2007 ICC).



QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ L/C:


SELLER

(Beneficiary)

BUYER

(Applicant)

1.1.1.1.

5

4

7 6

1

2

ADVISING/

CONFIRMING BANK

8

9

ISSUING

BANK

3

(1.) Hợp đồng thương mại quốc tế - International Sales Contract

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu kí kết hợp đồng thương mại, trong đó, quy định thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(2.) Yêu cầu phát hành thư tín dụng – Applicantion for Documentary Credit Nhà nhập khẩu chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) phát

hành một thư tín dụng cho người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) ở nước ngoài. Ngân hàng phát hành thư tín dụng dựa trên Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và Thoả thuận đảm bảo bồi hoàn thư tín dụng của nhà nhập khẩu đối với ngân hàng.

(3.) Phát hành thư tín dụng – Issuing Documentary Credit

Ngân hàng phát hành thư tín dụng và yêu cầu một ngân hàng khác ở quốc gia xuất khẩu thông báo thư tín dụng đó cho người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Ngân hàng thông báo có thể xác nhận vào thư tín dụng trước khi chuyển giao cho nhà xuất khẩu tuỳ theo chỉ thị trong thư tín dụng.

(4.) Thông báo thư tín dụng – Advising Documentary Credit

Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra xác minh nơi phát hành thư tín dụng sẽ báo tin và chuyển giao thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.

(5.) Giao hàngvà lập/nhận chứng từ cần thiết – Shipping andPreparingRequired Documents



Ngay khi tiếp nhận thư tín dụng, nhà xuất khẩu kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung thư tín dụng với các điều khoản trong hợp đồng thương mại đã kí kết. Một khi các điều khoản đểu được đảm bảo, nhà xuất khẩu sẽ xúc tiến việc giao hàng và lập/nhận các chứng từ ngoại thương.

(6.) Xuất trình chứng từ - Presenting Required Documents

Sau khi giao hàng và lâp/nhận các chứng từ cần thiết, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ qui định cho ngân hàng được chỉ định thực hiện thanh toán/chiết khấu/chấp nhận/xác nhận trong thư tín dụng.

(7.) Đáp ứng điều kiện thanh toán – Meeting Payment Instructions

Ngân hàng được chỉ định sau khi kiểm tra và an tâm về sự phù hợp của bộ chứng từ qui định với các điều khoản trong thư tín dụng sẽ thanh toán/chiết khấu/chấp nhận theo đúng sự chỉ định trong thư tín dụng.

(8.) Chuyển bộ chứng từ - Sending Required Documents

Ngân hàng được chỉ định chuyển giao toàn bộ chứng từ qui định đã kiểm tra về lại ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán bồi hoàn .

(9.) Thanh toán bồi hoàn – Making Reimbursement

Ngân hàng phát hành kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ với những điều khoản trong thư tín dụng. Nếu tất cả đều đảm bảo, ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng được chỉ định theo cách thức đã thoả thuận trong thư tín dụng.

(10.) Giao lại bộ chứng từ - Releasing Documents

Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ (đã được kiểm tra tính phù hợp với

thư tín dụng) cho nhà nhập khẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán bồi hoàn. (11.) Thanh toán bồi hoàn – Making Reimbursement

Để được nhận bộ chứng từ, nhà nhập khẩu phải thực hiện thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng phát hành theo cách thức đã thỏa thuận trong Đơn yêu cầu mở thư tín dụng và Thỏa thuận đảm bảo bồi hoàn.

(12.) Nhận hàng – Taking Delivery



Nhà nhập khẩu trình bộ chứng từ cho các cơ quan chức năng địa phương và

hãng vận chuyển để được nhận hàng.

Đặc điểm của giao dịch L/C

A. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:

Nhiều người lầm tưởng cho rằng L/C là hợp đồng kinh tế 3 bên gồm: Người yêu cầu, NH phát hành và người thụ hưởng.

Mọi yêu cầu và chỉ thị của Người xin mở L/C đã do NHPH đại diện do đó tiếng nói chính thức của Người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C. Giả sử một yêu cầu sửa đổi L/C đã được Người xuất khẩu và Người NK đồng ý nhưng nếu NHPH không chấp nhận thì sửa đổi đó có bao giờ trở nên có giá trị thực hiện?

L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng háo:

B. Hợp đồng là cơ sở hình thành giao dịch L/C nhưng về bản chất L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. trong mọi trường hợp ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này. (Điều 4 – UCP600).

C. L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp; nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện

D. L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:

Đây là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh tóan, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C.

E. L/C là công cụ thanh tóan, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh tóan và lừa đảo?

Xét về góc độ là công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thì L/C có ưu điểm vượt trội so với phương thức thanh tóan khác. Chính vì vậy mà phương thức này đã tồn tại và phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại quốc tế do diễn biến của thị trường, giá cả,… mà L/C có



thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh óan và là công cụ để gian lận và lừa đảo.

Chúng tôi thấy rằng L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra cũng chỉ căn cứ trên bề mặt chứng từ, nên bọn lừa đảo có thể lợi dụng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng nhưng vẫn lập bộ chứng từ để thanh tóan; và ngược lại nếu với góc độ là người xuất khẩu thì để lập được bộ chứng từ hoàn hảo đòi hỏi cán bộ XNK phải có nhiều kinh nghiệm và giữa “phù hợp” và “sai sót” đôi lúc cũng gây nhiều tranh cãi.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Thanh toán Quốc tế

1.2.4.1. Nhân tố bên trong

Đối với mô hình tổ chức quản lý điều hành dịch vụ Thanh toán Quốc tế nói chung, một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến Chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, tập trung sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng tính thông nhất và an toàn. Đó là yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được dảm bảo.

Uy tín của Ngân hàng trong nước và trên trường Quốc tế. Hoạt động của một ngân hàng nói chng và hoạt động TTQT nói riêng có thể được mở rộng hay không là tùy thuộc rất nhiều vào uy tín của ngân hàng đó trong nước và trên thế giới. Điều này cũng quyết định lượng khách mà ngân hàng đó thu hút được. Uy tín của ngân hàng được thể hiện ở các mặt: khả năng thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ , thời gian thanh toán, khả năng đáp ứng các phwowngn tiện thanh toán, sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ...Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ

Những ngân hàng mở Thư tín dụng có hệ thống ngân hàng đại lý rộng, thư tín dụng mở ra sẽ được thông báo đến người hưởng lợi nhanh hơn, chuyển tiền ra nước ngoài nhanh hơn, giảm dược chi phí trung gian. Xác nhận Thư tín dụng, hỏi quan hệ đại lý để thực hiện Chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu...thuận tiện hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, với mối quan hệ đại lý tốt, ngân hàng đối tác có thể được ngân hàng bạn cấp hạn mức tín dụng hoặc các dịch vụ đầu tư. Hạn mức tín dụng

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí