Cơ Sở Lý Thuyết Và Bằng Chứng Thực Nghiệm Về Tác Động Của Chính Sách Tiền Tệ Tới Rủi Ro Mất Khả Năng Thanh Toán Của Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Lý luận về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những vấn đề có độ nhạy cảm cao nhất, chịu nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ hoàn cảnh nội tại của nền kinh tế cũng như những tác động bên ngoài, do vậy chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW) được xem như là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong ổn định hệ thống tài chính. Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chính sách tiền tệ như một điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô và quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Có nhiều khái niệm về chính sách tiền tệ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, như:

Theo Mishkin (2013), CSTT là quá trình quản lý cung tiền của NHTW nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Các NHTW cũng có quan niệm tương tự các nhà nghiên cứu khi điều hành CSTT, chẳng hạn như FED quan niệm CSTT là những hành động tác động vào tính sẵn có và chi phí của tiền và tín dụng nhằm đạt được những mục tiêu được Quốc hội lựa chọn (Labonte và Makinen, 2008).


Theo Tô Kim Ngọc (2012), CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ăn việc làm.Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra (Điều 3). Với định nghĩa này chúng ta hiểu rằng, chính sách tiền tệ phải là chính sách ở cấp độ vĩ mô mang tính quốc gia thay vì là một chính sách mang tính địa phương của một cấp chính quyền thấp hơn. Nói chung, chính sách tiền tệ cũng hướng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa nhưng mục tiêu chính thường được xác định là ổn định giá cả và lạm phát.

Tóm lại, chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ


Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - 4

Trong việc thiết kế các mục tiêu chính sách, các nhà hoạch định chính sách xây dựng thành nhiều cấp mục tiêu khác nhau, bao gồm mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, và mục tiêu hoạt động. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ chẳng hạn như sản lượng, lạm phát hay công ăn việc làm. Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định sẽ thiết kế ra các mục tiêu trung gian chẳng hạn như mục tiêu cung tiền hay mục tiêu lãi suất. Nhưng trước đó, để tiến đến mục tiêu trung gian cần xây dựng nên các mục tiêu hoạt động. Để thiết kế được mục tiêu hoạt động, đòi hỏi ngân hàng trung ương cần phải có các công cụ chính sách tương ứng. Các mục tiêu này của chính sách tiền tệ được trình bày cụ thể như sau:

2.1.2.1 Mục tiêu cuối cùng

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), mục tiêu điều hành của chính sách tiền tệ hướng tới bao gồm:

Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát

Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ. Các ngân hàng Trung Ương (NHTW) thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Điều này có nghĩa là NHTW sẽ không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả về mặt ngắn hạn. Do những biện pháp về chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế có tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ xảy ra vào thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTW trong việc theo đuổi để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn.

Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Lạm phát cao hay thiểu phát liên tục gây ra tốn kém cho xã hội, thậm chí ngay cả trong trường hợp nền kinh tế phát triển khả quan nhất. Sự biến động liên tục của các tỷ lệ lạm phát


dự tính làm méo mó, sai lệch thông tin và do đó làm cho các quyết định kinh tế trở nên không đáng tin cậy và không có hiệu quả. Nguy hiểm hơn, sự bất ổn định giá cả dẫn đến sự phân phối lại không dân chủ các nguồn lực kinh tế trong xã hội giữa các nhóm dân cư.

Ổn định tỷ giá hối đoái


Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hoá và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước với nước ngoài về mặt giá cả.

Ổn định lãi suất


Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.


Ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia. NHTW với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính.

Tăng trưởng kinh tế

Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.

Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội. Thất nghiệp gây nên tình trạng căng thẳng cho mỗi cá nhân và gia đình của họ và là mầm mống của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.


Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0 mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cấu thành từ tỷ lệ thất nghiệp tạm thời (những người đang tìm kiếm công việc thích hợp) và tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp giữa nhu cầu về lao động và cung của lao động). Mỗi quốc gia cần xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách chính xác để đạt được mục tiêu này. Bên cạnh đó, cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng được coi là mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng

Các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau. Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những hy sinh nhất định về mục tiêu kia. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một minh chứng rõ rệt. Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá. Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm (hay giảm tỷ lệ thất nghiệp) mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả còn thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng đưa đến kết quả là giá cả tăng lên. Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ (ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào và cung ứng thêm nội tệ ra thị trường), các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.

Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Ngân hàng trung ương được xem là có nhiều khả


năng để làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn.

2.1.2.2 Mục tiêu trung gian

Bằng việc sử dụng các công cụ của CSTT, NHTW không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của CSTT như: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm... Ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định gọi là độ trễ của chính sách. Nhằm khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các chỉ tiêu này thường chia thành hai loại: mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. Mục tiêu trung gian là chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục đích cuối cùng của CSTT. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2 hay M3) hoặc mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).


L/suất i

M

i'

i*

MD

i’’

MD

MD’

L/suất i

MS’

MS

MS’

i*

MD’

MD

MD’’

M’’

M*

M’

M* Cung ti



Hình 2.1: Các chỉ tiêu được sử dụng làm mục tiêu trung gian

Nguồn: Tô Kim Ngọc (2012)


Mục tiêu tổng lượng tiền cung ứng


Nếu NHTW chọn tổng lượng tiền cung ứng làm mục tiêu trung gian với tỷ lệ tăng dự tính là x%, lãi suất tương ứng là i*. Tuy nhiên, nếu mức cầu tiền tệ không ổn định tại MD mà dao động giữa MD' và MD'' thì lãi suất sẽ biến động từ i' đến i''. Sự biến động của nhu cầu tiền tệ là tất yếu bởi sự tăng lên hoặc giảm xuống không dự tính trước được của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nắm giữ tiền tệ của công chúng. Trong điều kiện cố định mức cung ứng tiền tệ, sự biến động mức lãi suất là hiển nhiên.

Việc cố định mức tăng của tổng lượng tiền cho phép lãi suất biến động đáp ứng những thay đổi của tiêu dùng và đầu tư mà không xuất phát từ lý do lãi suất, do đó giảm sự biến động tổng cầu. Vì thế mục tiêu tổng lượng tiền thích hợp với một nền kinh tế có tổng cầu biến động mạnh bởi các lý do ngoài lãi suất. Bên cạnh đó, khác với lãi suất, mục tiêu tổng lượng tiền hoàn toàn có thể là mục tiêu dài hạn của NHTW.

Vấn đề đặt ra là mức cung tiền tệ nào thích hợp với vai trò mục tiêu trung gian nhất, trong khi bản thân các thành phần của từng mức cung tiền tệ cũng thay đổi. Điều này là rất quan trọng vì mức cung tiền tệ khác nhau sẽ quyết định hướng vận động của CSTT khác nhau. Mặt khác, lãi suất thay đổi và do đó nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sẽ biến động mạnh trong điều kiện mức cung tiền tệ được chọn làm mục tiêu.

Mục tiêu lãi suất


Nếu NHTW chọn mức lãi suất mục tiêu i*, mức cầu tiền tệ tương ứng sẽ là MD. Trong thực tế, mức cầu tiền dao động từ MD' đến MD''. Để đạt được mục tiêu lãi suất tại i*, NHTW buộc phải thay đổi mức cung tiền từ M' đến M'' nhằm ngăn cản sự tăng lên hay giảm xuống của lãi suất so với i*. Như vậy, để duy trì mục tiêu lãi suất, mức cung ứng tiền và cơ số tiền sẽ biến động.

Ảnh hưởng quan trọng nhất của lãi suất là đối với nhu cầu tiêu dùng và đầu tư

- hai bộ phận cấu thành quan trọng nhất của tổng cầu. Sự tăng lên hay giảm xuống

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí